Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếMột số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để tránh nguy hại.

Loại trái cây có thể gây độc hại khi uống thuốc - Ảnh 1.

Một số loại trái cây trong nhóm này gây tương kỵ khi uống thuốc – Ảnh minh họa/nguồn internet

Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, ăn trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trái cây cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Trái cây là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể, ăn các loại thực phẩm như trái cây có hàm lượng calo thấp không chỉ hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ, chống lại một số loại ung thư…

Trái cây cung cấp các vitamin, chất khoáng, chất xơ, axit folic, kali… và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho cơ thể.

Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, khi ốm đau, trái cây luôn là thực phẩm được dùng để bồi bổ tăng cường cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trái cây có một số loại tương kỵ với thuốc trị bệnh nếu ta không biết có thể gây nguy hiểm tính mạng khi đang dùng thuốc mà ăn các loại trái cây này.

Uống thuốc ăn nho dễ nhập viện

Nếu bạn dùng thuốc trị bệnh không hiệu quả, hãy kiểm tra xem bạn có ăn nho khi dùng thuốc không nhé. Nếu có, hãy lập tức bỏ nho ra khỏi chế độ ăn.

Trong nho có các chất furanocoumarin và bioflavonid gây ức chế enzym CYP3A4. CYP3A4 là một enzym chuyển hóa thuốc nên nó dễ dàng làm thuốc bị tích trữ trong cơ thể và gây nhiễm độc.

Nguy cơ từ trái nho khi tương tác với thuốc có thể xuất phát từ việc uống nước ép nho hoặc ăn bất cứ thành phần nào trong quả nho (vỏ, cùi, hạt).

Đến nay, ước tính có khoảng 83 thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng. Điển hình là các nhóm thuốc sau:

– Thuốc huyết áp: Thuốc huyết áp là tâm điểm trong mối xung khắc này là các thuốc dòng chẹn canxi như nifedipin, verapamin. Hai thuốc này tác dụng bằng cách ức chế kênh canxi làm canxi không thể vào được hệ thống cơ trơn thành mạch.

Không có canxi cơ không co được và do đó huyết áp hạ xuống. Nhưng nếu dùng thuốc này mà lại ăn nho thì coi chừng khả năng nhập viện. Do nho làm tăng nguy cơ nhiễm độc hoặc quá liều thuốc bởi trong nho có các chất ức chế men CYP3A4, thành viên của nhóm các men chuyển hóa thuốc.

Khi có nho, thuốc bị tích lũy và chậm thải trừ, người bệnh có nguy cơ tăng nồng độ thuốc khi dùng tiếp liều thứ hai trong khi liều thứ nhất chưa chuyển hóa hết. Người ta đã thử nghiệm và thấy nho có thể làm tích lũy và gia tăng nồng độ thuốc khoảng 40% – 100% so với khi uống bằng nước lọc.

– Nhóm thuốc hạ mỡ máu: Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng tích trữ thuốc trong cơ thể lên đến 1200-1500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.

– Nhóm thuốc an thần: Đó là các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giảm lo âu, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngủ gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc theo dây chuyền.

– Nhóm thuốc chống hen: Thuốc trị hen loại theo phillin bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở và triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.

Loại trái cây có thể gây độc hại khi uống thuốc - Ảnh 2.

Ước tính có khoảng 83 thuốc tương kỵ với nho, trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng – Ảnh minh họa

Không uống thuốc chẹn beta và ăn táo

Thuốc chẹn beta là những thuốc có tác dụng ức chế thụ cảm thể beta nằm trên hệ thống tim mạch. Dùng thuốc này sẽ giúp chúng ta kiểm soát được nhiều bệnh tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau đầu. Đây cũng là thuốc cơ bản trong các thuốc tim mạch.

Tuy nhiên nếu như uống nhóm thuốc này mà ăn táo vô tội vạ thì mục tiêu điều trị không thể thành công. Nguyên nhân sâu xa nằm ở chất nằm trong táo gây ức chế sự hoạt động của polypeptid vận chuyển có tên là OATP.

OATP là một đoạn polypeptid quan trọng nằm trên màng ruột, có vai trò vận chuyển thuốc tới tế bào bề mặt và hấp thu vào trong máu. Sự có mặt của táo hoặc nước táo làm cho đoạn polypeptid này không thể thực hiện vai trò của mình.

Do đó, thuốc bị hạn chế hấp thu. Nồng độ thuốc trong máu giảm và đó là lý do tại sao dùng thuốc chẹn beta mà không thể chẹn được thành công. Các thuốc bị ảnh hưởng đó là: celiprolol và talinolol.

Ngoài táo, cam và bưởi Mỹ cũng là những loại quả tương tự như vậy, cần tránh khi đang sử dụng thuốc chẹn beta trong điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch.

Không uống thuốc dạ dày và ăn trái chua

Nếu như uống thuốc dạ dày mà ăn các loại thực phẩm và quả chua như dứa, me, cam, chanh… thì coi như bằng không, nhất là khi đang dùng các thuốc giảm tiết axit. Bởi thuốc giảm tiết axit được đưa vào điều trị nhằm giảm tiết axit trong dạ dày về mức tối thiểu, ngăn ngừa tình trạng phá hủy ổ loét. Axit được coi là chất ăn mòn và chất gây ra loét.

Thuốc giảm tiết làm giảm lượng axit thì thực phẩm chua làm tăng lượng axit đưa vào, chẳng khác nào “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Với người bệnh viêm loét dạ dày kéo dài, khi đang dùng thuốc nhất định không được ăn thực phẩm chua.

Uống thuốc suy tim ăn bưởi, cam có thể nguy hiểm

Bưởi cam vẫn được ca tụng là hai thứ quả tuyệt vời trong lĩnh vực chống oxy hóa, bảo vệ sắc đẹp của làn da. Nhưng trong tình huống chăm sóc người bệnh suy tim thì chúng lại không thể nằm trong danh mục.

Lý do đơn giản là vì hai thứ quả này có thể làm tăng nồng độ thuốc quá cao trong máu. Điều này rất nguy hiểm cho người dùng vì chúng tạo ra hiệu ứng gần như nhiễm độc thuốc, nguy hại và có thể gây thiệt hại tính mạng không kịp trở tay.

Cơ chế chính là do trong thành phần của hai thứ quả này có một chất làm tăng sự hấp thu thuốc. Các chất này ức chế glycoprotein ở ruột. Protein này có vai trò kiểm soát các chất được hấp thu qua màng ruột. Ức chế protein này thì các chất được hấp thu tăng cường trong đó có thuốc chống suy tim.

Các thuốc khác tăng hấp thu là rất tốt thì thuốc chống suy tim lại không tốt, bởi chúng có biên độ điều trị hẹp, liều tác dụng và liều gây độc không cách xa nhau. Nếu nồng độ thuốc tăng lên ngoại ý thì có thể gây quá liều và nguy hại cho người bệnh.

Vì vậy, tuyệt đối không ăn cam, bưởi khi uống thuốc chống suy tim. Nếu như bạn lỡ là tín đồ của thứ quả này thì nhớ chỉ dùng cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 8-10h.

Phòng tránh như thế nào?

Một điều cần nhớ là không dùng nước ép trái cây để uống thuốc. Nước nho là thứ nước gây ra nhiều tương tác nhất. Thứ nước an toàn nhất để uống thuốc đó là nước tinh khiết hay là nước đun sôi để nguội.

Bạn cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào từ nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.



Nguồn: https://tuoitre.vn/mot-so-loai-trai-cay-co-the-gay-doc-hai-neu-an-khi-dang-uong-thuoc-20241108150330208.htm

Cùng chủ đề

Chất lượng và sự đa dạng của cherry Úc

Cherry Growers Australia (CGA) và Hort Innovation, phối hợp với Austrade, tổ chức sự kiện kết nối đặc biệt tại TP.HCM nhằm giới thiệu về chất lượng và sự đa dạng của cherry Úc. Sự kiện diễn ra vào ngày 5/12/2024, quy tụ các nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ và chuyên gia ngành thực phẩm từ khắp Việt Nam để khám phá những cơ hội mà cherry Úc mang lại cho thị trường nội địa.  Sự kiện bao gồm các...

Ăn trái cây có giúp giảm cân không?

Ăn trái cây có thể giúp bạn giảm cân, khi bạn lựa chọn trái cây thay vì những món ăn chế biến sẵn giàu lượng đường bổ sung hoặc chất béo. Trái cây có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và...

Người miền Tây ăn cơm trộn trái cây, món quốc dân thiếu chịu không nổi

Cơm chuối, dưa hấu, xoài, mận... nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng về miền Tây lại là 'món quốc dân', thiếu chịu không nổi, nuốt không trôi. Trong một trang ẩm thực trên Facebook, nhiều người cho rằng không nói về cơm chuối là...

Top thực phẩm giúp giảm cholesterol cao

Mức cholesterol cao có thể dẫn đến nguy cơ bị huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ nguy hiểm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

C.P. Việt Nam chung tay bảo tồn sếu đầu đỏ

Ngày 12-12 vừa qua, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm bảo vệ loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời khôi phục và duy trì cân bằng sinh thái tại khu vực...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. TP.HCM đang đối mặt với một thách thức lớn: Già...

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. Nhiệm...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Bao giờ bệnh nhân bảo hiểm y tế hết ‘cắn răng’ khám dịch vụ?

Dù có thẻ bảo hiểm y tế trong tay nhưng không ít người vẫn phải cất nó đi và chấp nhận chi trả thêm tiền mỗi khi đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh dịch vụ. Như Tuổi Trẻ Online thông...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Cùng chuyên mục

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. TP.HCM đang đối mặt với một thách thức lớn: Già...

Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhanh chóng của giao thương quốc tế, dịch bệnh truyền nhiễm đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Dịch bệnh mới nổi và tái nổi: Mối nguy tiềm ẩn trong bối cảnh toàn cầu hóaTrong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng nhanh chóng của giao thương quốc tế, dịch bệnh truyền nhiễm đã và đang trở thành...

Vitadairy đồng hành cùng hội nghị Vietspen về dinh dưỡng trong ung thư, bệnh lý nặng và sau xuất viện giúp hỗ trợ tăng...

Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam hân hạnh là nhà tài trợ vàng cho Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4 do Hội nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Việt Nam (VietSPEN -Viet Nam Society for Parenteral Enteral Nutrition) tổ chức. ...

Người dân cần được tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất

30% người bệnh đang phải chi tiền túi khi khám chữa bệnh. Cùng với đảm bảo nguồn cung, giá thuốc phải được kiểm soát chặt với nguyên tắc người dân tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất. ...

Cảnh báo ngộ độc khí CO trong mùa đông

Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. ...

Mới nhất

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? ...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Cần một chiến lược bền vững hơn, không chỉ dừng lại ở khuyến khích sinh đủ hai con, mà còn phải hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình sinh thêm con thứ ba. ...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành...

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ thống nhất phương án luyện tập chung về xử lý các tình huống khẩn cấp trên...

(Bqp.vn) - Sáng 17/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ khu vực 4 đã tiến hành trao đổi và thống nhất phương án luyện tập chung về tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy nổ và ứng phó sự...

Mới nhất