Trang chủNewsThế giớiMột số cơ chế đối thoại đa phương tiêu biểu

Một số cơ chế đối thoại đa phương tiêu biểu



Những biến động nhanh, khó dự báo về tình hình thế giới và khu vực đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Bối cảnh đó thúc đẩy nhu cầu thiết lập và duy trì thường xuyên các cơ chế đối thoại đa phương quy mô lớn để các bên tham gia cùng thảo luận, tìm cách chung tay giải quyết các vấn đề cấp bách nhất.

Hội nghị an ninh Munich lần thứ 60 diễn ra từ ngày 16-18/2 tại Munich, Đức. (Nguồn: AFP)
Hội nghị an ninh Munich lần thứ 60 diễn ra từ ngày 16-18/2 tại Munich, Đức. (Nguồn: AFP)

Hội nghị an ninh Munich

Hội nghị an ninh Munich (MSC) là diễn đàn an ninh hàng đầu thế giới thảo luận về chính sách an ninh quốc tế, được tổ chức thường niên tại Munich, Đức từ năm 1963.

Đây là nơi các đại biểu tham dự đưa ra các đề xuất ngoại giao chính thức và không chính thức, giúp giải quyết các vấn đề an ninh cấp bách nhất của thế giới.

MSC đầu tiên được tổ chức năm 1963 giữa các nhà lãnh đạo Đức và các nước thành viên NATO trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh – được gọi là “cuộc gặp gia đình xuyên Đại Tây Dương”.

Hàng năm, MSC tập hợp hơn 450 đại biểu có tầm ảnh hưởng, các nhà hoạch định chính sách cấp cao và các nhà tư tưởng lớn trên khắp thế giới. Thành phần tham dự MSC mỗi năm đều rất đa dạng, bao gồm một số nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, lãnh đạo quân sự, tình báo, các nhà ngoại giao hàng đầu, các nhân vật tiêu biểu đến từ các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, đại diện cấp cao của các ngành công nghiệp, giới truyền thông, các cơ quan nghiên cứu, tham mưu.

Mục tiêu của MSC là xây dựng lòng tin, góp phần giải quyết hòa bình các xung đột quân sự thông qua duy trì đối thoại liên tục, có chọn lọc.

MSC không chỉ mở ra không gian đối thoại chuyên sâu với cường độ cao trong ba ngày mà còn tạo điều kiện cho quan chức cấp cao của các nước gặp mặt không chính thức bên lề Hội nghị. Ngoài Hội nghị thường niên chính tại Munich, MSC còn thường xuyên tổ chức các sự kiện tầm cỡ thảo luận về các chủ đề/khu vực cụ thể; và xuất bản Báo cáo an ninh Munich cũng như các báo cáo tóm tắt, số liệu, bản đồ và công trình nghiên cứu về các thách thức an ninh quốc tế quan trọng.

Mặc dù có nguồn gốc châu Âu và xuyên Đại Tây Dương nhưng MSC hiện đang tiến hành các hoạt động đa dạng về địa lý và tiếp cận đại biểu đến từ nhiều nước trên thế giới. MSC cũng chú ý đưa vào chương trình thảo luận những thách thức an ninh phù hợp, cấp bách nhất với toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực an ninh từ quân sự đến kinh tế, môi trường, con người.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN và các nước Đối tác đối thoại  tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 30, tại Jakarta, tháng 7/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN và các nước Đối tác đối thoại tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 30, tại Jakarta, tháng 7/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Diễn đàn khu vực ASEAN

Được tổ chức từ năm 1994 tại Bangkok (Thái Lan), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một cơ chế do ASEAN dẫn dắt, đóng vai trò là diễn đàn quan trọng cho các bên đối thoại về các vấn đề an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Diễn đàn, các đại biểu thảo luận về các vấn đề an ninh hiện hành, cùng xây dựng các biện pháp hợp tác để tăng cường đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Đại biểu tham dự ARF đến từ 27 nước, gồm 10 nước thành viên ASEAN và 10 Đối tác đối thoại là Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ; một nước quan sát viên là Papua New Guinea cùng các nước là đối tác đối thoại không đầy đủ là Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Timor Leste. Diễn đàn do nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN chủ trì.

ARF hoạt động theo nguyên tắc đối thoại thẳng thắn và đưa ra quyết định trên cơ sở đồng thuận, không can thiệp và tiến từng bước.

Mục tiêu của ARF bao gồm thúc đẩy đối thoại và tham vấn mang tính xây dựng về các vấn đề chính trị, an ninh mà các bên cùng quan tâm và có lợi ích chung; và có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa ở châu Á – Thái Bình Dương.

Trong hai thập kỷ qua, ARF đã gặt hái được nhiều thành tựu, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực thông qua kiến tạo thói quen đối thoại, tham vấn giữa các bên về các vấn đề chính trị và an ninh.

Nhìn chung, ARF đóng vai trò là diễn đàn tư vấn, thúc đẩy đối thoại cởi mở, minh bạch về hợp tác chính trị, an ninh trong khu vực, từ đó giúp xây dựng lòng tin và phát triển mạng lưới kết nối quan chức an ninh của các quốc gia.

Đối thoại Shang-ri La

Đối thoại Shang-ri La (SLD), hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, được tổ chức thường niên tại Singapore từ năm 2002.

Đây là cơ chế đối thoại về quốc phòng hàng đầu ở châu Á, do cơ quan tham mưu độc lập là Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở chính ở London, Anh tổ chức. SLD ra đời trong bối cảnh các nước châu Á – Thái Bình Dương có nhu cầu ngồi lại với nhau trong một diễn đàn để đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác thực tế về an ninh.

SLD tập hợp các nhà hoạch định chính sách, các bộ trưởng và quan chức quốc phòng cấp cao ở khắp châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông, cũng như có sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp, các chuyên gia, học giả về an ninh, đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới báo chí.

Hàng năm, Đối thoại thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực cấp bách nhất và các bên cùng chia sẻ về các phản ứng chính sách của nhau.

Chương trình của SLD gồm các phiên toàn thể do các quan chức cấp bộ trưởng chủ trì (thảo luận mở), các phiên thảo luận nhóm nhỏ (thảo luận kín), một bài phát biểu dẫn đề do quan chức cấp cao của một nước trình bày và các bài phát biểu khác, cùng các cuộc gặp song phương – đa phương bên lề Đối thoại. SLD không yêu cầu cần thông qua tuyên bố chung hay đạt được đồng thuận khi kết thúc Đối thoại. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, SLD có vai trò lớn trong thúc đẩy ngoại giao quốc phòng giữa các bên tham gia.

Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh

Tên ban đầu là Diễn đàn Hương Sơn, được Hiệp hội Khoa học quân sự Trung Quốc (CAMS) khởi xướng vào năm 2006 như một diễn đàn học giả kênh 2 cho đối thoại về các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Diễn đàn được phát triển thành kênh 1,5 tại Diễn đàn lần thứ năm tổ chức vào năm 2014. Kể từ đó, Diễn đàn bắt đầu có sự tham gia rộng rãi hơn của các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự các nước, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, các cựu chính khách và các tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu, cũng như các học giả nổi tiếng trong và ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Từ năm 2015, Diễn đàn Hương Sơn do CAMS và Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc (CIISS) đồng tổ chức, đổi tên thành Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh vào năm 2018.

Đến nay, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh phát triển thành một diễn đàn an ninh và quốc phòng cấp cao ở châu Á-Thái Bình Dương và ngày càng khẳng định là diễn đàn an ninh quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 diễn ra từ ngày 29-31/10/2023 tại thủ đô Bắc Kinh có sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, hơn 1.800 đại biểu tham dự, gồm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội và chuyên gia học giả các nước. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức trực tiếp kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2019.

Đối thoại Raisina

Đối thoại Raisina là diễn đàn đa phương chủ lực của Ấn Độ, thảo luận về các vấn đề chính sách đối ngoại, địa chính trị và địa chiến lược. Đối thoại được tổ chức thường niên tại thủ đô New Delhi kể từ năm 2016. Cơ chế này được Bộ Ngoại giao Ấn Độ phối hợp với Quỹ Nghiên cứu quan sát viên (ORF) – một cơ quan tham mưu độc lập hàng đầu tại Ấn Độ đồng tổ chức, với sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu, tổ chức và cá nhân khác.

Mục tiêu của Đối thoại Raisina là kết nối các chủ thể trên toàn cầu với châu Á và kết nối châu Á với thế giới. Đối thoại này ra đời ngay sau khi Thủ tướng Narenda Modi nhậm chức với nội dung chính trong chính sách đối ngoại của ông là tăng cường ảnh hưởng và can dự ngoại giao của Ấn Độ trên thế giới.

Đối thoại Raisina có thành phần tham dự đa dạng, gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các quan chức chính quyền địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà tư tưởng lớn khối tư nhân, giới truyền thông, các chuyên gia, học giả và đại diện các tổ chức phi chính phủ.

Hàng năm, các đại biểu tham dự Đối thoại cùng thảo luận về tình hình thế giới và các cơ hội hợp tác trong nhiều vấn đề an ninh đương đại.

Các cuộc thảo luận của Đối thoại Raisina có tính chất liên ngành, nhiều bên liên quan.

Diễn đàn Hà Nội về Tương lai ASEAN (HFA)

Diễn đàn Hà Nội về tương lai ASEAN (HFA) lần thứ nhất dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 4/2024. Đây là cơ chế đối thoại đa phương bán chính thức có quy mô lớn, được Việt Nam đăng cai tổ chức thường niên kể từ năm 2024. Diễn đàn dự kiến thảo luận, dự báo về tình hình khu vực, tương lai phát triển toàn diện của ASEAN trên cả ba trụ cột Cộng đồng.

Tham dự HFA sẽ là các chính khách, chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của ASEAN và các nước đối tác. Trong khuôn khổ Diễn đàn còn có một số sự kiện bên lề như Diễn đàn Các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN (ASEAN Young Leaders’ Forum), Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN (ASEAN Business Forum).





Nguồn

Cùng chủ đề

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận các vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Lào còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Trung Quốc tuyên bố nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh, mở đường cho đàm phán hoà bình ở Ukraine

Ngày 14/9, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết Bắc Kinh sẽ giải quyết các thách thức quốc tế trong lĩnh vực an ninh tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các diễn đàn đa phương khác.

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 với chủ đề chính “Cùng xây dựng hòa bình, cùng chia sẻ tương lai” diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc đã gửi Thư chúc mừng tới Lễ khai mạc Diễn đàn.

Đại tướng Phan Văn Giang dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

Sáng ngày 13/9, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 chính thức khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể đầu tiên, tập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất