Trang chủNewsThời sựMột nửa thế giới không có nước uống an toàn

Một nửa thế giới không có nước uống an toàn


4,4 tỷ người phải dùng nước thiếu an toàn

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy hơn một nửa dân số thế giới – khoảng 4,4 tỷ người – không thể tiếp cận nguồn nước uống được quản lý an toàn. Con số này cao gấp đôi ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2022.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 1

Khoảng 4,4 tỷ người trên hành tinh đang phải uống nước từ những nguồn kém an toàn hoặc ô nhiễm nặng. Ảnh: WHO

Tuy nhiên, báo cáo chỉ xem xét khả năng tiếp cận nước sạch ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nghĩa là con số này có thể sẽ lớn hơn nếu tính đến tình trạng tiếp cận nước sạch kém ở các nước có thu nhập cao hơn.

“Thông tin mà chúng tôi có chỉ ra tỷ lệ ô nhiễm rất cao”, nhà nghiên cứu chính Esther Greenwood đến từ đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), cho biết.

Những con số mới này xuất phát từ những phương pháp tinh vi hơn để thu thập dữ liệu về ô nhiễm nước.

Nghiên cứu của Greenwood được tiến hành để lấp đầy những khoảng trống dữ liệu hiện có. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh và thông tin khảo sát hộ gia đình rồi phân tích bằng trí tuệ nhân tạo để xác định khu vực tiếp cận nguồn nước an toàn và không an toàn.

Nước uống không an toàn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh truyền qua đường nước nghiêm trọng như bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn và các bệnh ít nghiêm trọng hơn như norovirus. Để được coi là “quản lý an toàn”, nước phải có sẵn khi cần, tại chỗ và không bị ô nhiễm, đồng thời được thiết kế để cung cấp một cách an toàn tới người dân.

Theo nghiên cứu, ngoài việc đại diện cho hơn một nửa dân số toàn cầu, 4,4 tỷ người không có nước uống an toàn còn chiếm tới hai phần ba số người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Khả năng tiếp cận nước uống an toàn của người dân phụ thuộc vào tình hình địa lý, văn hóa xã hội và kinh tế tại địa phương cũng như quốc gia nơi họ sinh sống.

Người dân ở các vùng nông thôn nghèo thường gặp khó khăn lớn nhất trong việc tiếp cận nước sạch. Năm 2022, WHO ước tính rằng gần 500 triệu người trên toàn thế giới đang lấy nước từ các giếng, sông, ao và hồ không được bảo vệ.

Nam Á và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nhiều nhất

Nghiên cứu vừa công bố đã xem xét những tác động của con người và môi trường làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn nước an toàn trên 22 tiểu vùng địa lý của Liên Hợp quốc.

Ước tính 1,2 tỷ người sống trên khắp Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Iran, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka – hơn một nửa dân số trong khu vực – không được sử dụng nước uống an toàn được quản lý.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 2

Hơn 80% người dân sống ở Châu Phi cận Sahara không thể tiếp cận nguồn nước được quản lý an toàn. Ảnh: WHO

Nhưng Nam Á lại có kết quả tốt hơn những nơi khác nếu tính theo đầu người. Hơn 80% người dân sống ở châu Phi cận Sahara – khu vực có hơn 1,1 tỷ người – không thể tiếp cận nguồn nước sạch được quản lý.

Tương tự như vậy, các khu vực trên khắp Châu Đại Dương (trừ Úc và New Zealand) và Đông Nam Á, là những nơi có khoảng 75% dân số bị ảnh hưởng.

Theo nghiên cứu, khoảng một nửa dân số này có thể tiếp xúc với nước uống bị ô nhiễm, ít nhất là nhiễm vi khuẩn E.coli.

E.coli được nhóm nghiên cứu sử dụng như một chỉ số ô nhiễm chính, nó có liên quan đến các bệnh liên quan đến tiêu chảy và thường là kết quả của việc tiếp xúc với thực phẩm và nước bẩn. Trong khi người lớn khỏe mạnh thường chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và hồi phục nhanh chóng, trẻ em và người già có nguy cơ bị suy thận và tử vong.

Nước bị nhiễm E.Coli đã gây ra đợt bùng phát norovirus ở Ý vào mùa hè này và khiến một số vận động viên bị ốm sau khi bơi ở sông Seine trong Thế vận hội Paris năm nay.

Chất gây ô nhiễm từ nước ngầm và công nghiệp

Vi khuẩn E. coli không phải là nguyên nhân duy nhất gây ô nhiễm nước. Nồng độ asen và florua cũng được sử dụng để theo dõi ô nhiễm hóa chất trong nước. Cả hai đều là những chất có trong tự nhiên và việc hấp thụ quá nhiều có thể gây độc.

mot nua the gioi khong co nuoc uong an toan hinh 3

Con người đang đổ vào sông suối, ao hồ quá nhiều nước ô nhiễm. Ảnh: The Hill

Một nghiên cứu năm 2023 ước tính khoảng 100 quốc gia bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm florua (vượt quá 1,5 mg/L) trong nước ngầm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng 230 triệu người – chủ yếu ở châu Á – có nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do nhiễm asen.

Trong khi hơn 80% ô nhiễm nước ngầm chứa florua và asen là do các quá trình địa chất, việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp và đốt than cũng có thể góp phần gây nhiễm độc nguồn nước.

Nguyễn Khánh (theo DW)



Nguồn: https://www.congluan.vn/mot-nua-the-gioi-khong-co-nuoc-uong-an-toan-post310080.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vụ tấn công khiến vị tướng thiệt mạng có ‘sự tiếp tay của phương Tây’

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mô tả vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga có thể thực hiện được nhờ "sự tiếp tay của phương Tây" cho Ukraine. ...

Sẵn sàng ứng tiền trước thực hiện 1 triệu căn nhà ở xã hội mỗi năm

(CLO) Bên cạnh “tố” Hà Nội chậm phê duyệt chủ trương dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình còn chia sẻ: Sẵn sàng ứng tiền trước để xây dựng 1 triệu căn hộ nhà...

Bão Chido tiếp tục khiến 34 người thiệt mạng ở Mozambique

(CLO) Các nhà chức trách cho biết hôm thứ Ba rằng ít nhất 34 người đã thiệt mạng tại Mozambique do siêu bão Chido, sau khi cơn bão chết chóc này quét qua đảo Mayotte của Pháp vài ngày trước đó. ...

Trùm ma túy khét tiếng Osiel Cardenas bị trục xuất về Mexico

(CLO) Ngày 16/12, Chính phủ Mỹ đã trục xuất Osiel Cardenas Guillen, cựu thủ lĩnh băng đảng ma túy Gulf Cartel khét tiếng vì các hành vi bạo lực cực đoan, về Mexico. ...

Phương Tây mở rộng quan hệ với giới lãnh đạo mới của Syria

(CLO) Các cường quốc phương Tây, bao gồm Đức, Pháp, Mỹ và Anh, đang tích cực thiết lập liên lạc với chính quyền mới của Syria, được lãnh đạo bởi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), sau khi chế độ Bashar al-Assad bị lật đổ. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A

Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2025 thay vì năm 2024 như kế hoạch ban đầu. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12ADự...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

TPHCM khả năng có mưa trái mùa vào dịp Giáng sinh

TPO - Cơ quan Khí tượng Dự báo trong dịp lễ Giáng sinh, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 20 độ C, ngoài ra trong ngày 24/12, khả năng xuất hiện mưa trái mùa với lượng nhỏ. Từ ngày 25/12, một vài nơi sẽ có mưa vừa vào khoảng trưa đến chiều tối....

T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt ‘bắt tay’ tại dự án lớn nhất...

Sovico có kế hoạch phát triển trung tâm dữ liệu; Vinaconex-ITC muốn vay công ty mẹ để làm dự án Cát Bà Amatina; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á;VIMC chốt thời điểm thoái hết vốn tại Vinabridge T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm...

Mới nhất