Trang chủKinh tếNông nghiệpMột ngư dân giỏi của tỉnh Quảng Trị đề xuất dạy nghề,...

Một ngư dân giỏi của tỉnh Quảng Trị đề xuất dạy nghề, ứng dụng công nghệ đánh bắt dân mới giàu lên


Theo ông Võ Hồng Thanh, không có kiến thức, khoa học kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến nên dẫn đến hiệu quả đánh bắt hải sản của ngư dân chưa cao.

Điều này dẫn tới thu nhập của lao động đánh bắt hải sản còn khiêm tốn, bấp bênh khiến lao động trẻ ít mặn mà với việc vươn khơi bám biển. Giải pháp lâu dài là nhà nước cần có chính sách cụ thể, đủ lực hỗ trợ đào tạo nghề đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ để ngư dân yên tâm, thu hút được lao động nghề biển.

Đảm việc nhà, giỏi việc nước

Quảng Trị, ngư dân Võ Hồng Thanh (55 tuổi, trú khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) là người có uy tín. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Thanh còn tham gia bảo vệ an ninh trên biển, góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Chính vì những đóng góp to lớn ấy, ông Thanh được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024: Cần đào tạo cho ngư dân đánh bắt khoa học- Ảnh 1.

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 Võ Hồng Thanh đến từ thị trấn Cửa Việ, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đề nghị Nhà nước cần hỗ trợ dạy nghề, chuyển giao công nghệ đánh bắt tiên tiến, hiện đại để ngư dân đánh bắt hải sản đúng, trúng. Ảnh: Ngọc Vũ.

Tiếp chúng tôi trên tàu cá mang biển kiểm soát QT.91019.TS đang neo đậu ở cảng Cửa Việt, ông Thanh cho biết, ông bắt đầu trở thành ngư dân khi 16 tuổi. Sau nhiều năm làm bạn thuyền, ông đã tích góp, vay mượn mua tàu lớn 400CV để vươn khơi xa. Mỗi chuyến biển xa bờ đánh bắt cá thu của ông Thanh kéo dài từ 10 đến 15 ngày, với 8 đến 10 thuyền viên trên tàu.

Trong 5 năm trở lại đây, nếu thời tiết thuận lợi, mỗi năm ông Thanh đi được từ 15 đến 20 chuyến biển, sau khi trừ chi phí lãi ròng 1 tỷ đồng, thu nhập của thuyền viên từ 7 đến 10 triệu đồng mỗi chuyến biển.

Không chỉ vươn khơi bám biển mang lại thu nhập cao cho bản thân, ông Thanh còn tích cực trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn chủ quyền biển đảo.

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024: Cần đào tạo cho ngư dân đánh bắt khoa học- Ảnh 2.

 Ngư dân Võ Hồng Thanh – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 đến từ tỉnh Quảng Trị bên con tàu đánh cá của mình. Ảnh: Ngọc Vũ.

Là thành viên tổ tự quản tàu thuyền khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, ông Thanh vừa đánh bắt thuỷ sản, vừa cung cấp thông tin cho bộ đội biên phòng về tình hình trên biển, nhất là tình trạng tàu nước ngoài xâm phạm hải phận Việt Nam.

Ngoài ra, tổ tự quản tàu thuyền còn hỗ trợ nhau và phối hợp với lực lượng chức năng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển. Không chỉ vậy, các tàu trong tổ tự quản còn chia sẻ ngư trường để cùng nhau đánh bắt. Ông Thanh còn nhiều lần tham gia cứu hộ, cứu nạn, lai dắt tàu cá gặp nạn vào bờ an toàn.

Không dừng lại ở đó, ông Thanh còn tích cực đóng góp cho quê hương bằng những việc làm thiết thực. Khi có người ốm đau, cần tiền chữa trị ông Thanh đều sẵn lòng cho mượn. Mỗi năm, ông Thanh giúp hội viên nông dân khó khăn mượn không lãi từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng để phát triển sản xuất. Ông Thanh còn đóng góp, hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng con đường bê tông dài 200 mét ở thị trấn mình đang sống.

Cần dạy nghề cho ngư dân

Với 39 năm kinh nghiệm vươn khơi bám biển, ông Thanh cho biết, Nhà nước đã đầu tư cho việc khai thác thuỷ, hải sản bằng cách ban hành Nghị định 67. Nhờ đó, nhiều ngư dân có vốn đóng tàu lớn, thiết bị hiện đại. 

Tuy nhiên, muốn vận hành tàu lớn có hiệu quả đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, đánh bắt khoa học. Thế nhưng, khó khăn nhất đối với mỗi chủ tàu thuyền hiện nay là thiếu lao động đi biển, đặc biệt là lao động chất lượng cao.

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024: Cần đào tạo cho ngư dân đánh bắt khoa học- Ảnh 3.

Theo ngư dân Võ Hồng Thanh, khi được đào tạo, đánh bắt khoa học, hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút lao động đi biển, giải quyết được vấn đề thiếu nhân lực. Ảnh: Ngọc Vũ.

Hiện nay, lao động đi biển chủ yếu là người lớn tuổi, thiếu kiến thức, không áp dụng khoa học, kỹ thuật vào đánh bắt nên thu nhập chưa cao. Nhìn vào đó, thế hệ trẻ không muốn theo nghề biển mà chọn nghề khác.

“Ngư dân hiện nay chủ yếu là người lớn tuổi, đánh bắt theo kinh nghiệm cha ông truyền lại, chưa qua đào tạo nên hiệu quả không cao. Đa số ngư dân đánh bắt cá sai kích cỡ, dẫn đến nguồn lợi hải sản cạn kiệt, việc bảo quản cũng chưa chuyên nghiệp dẫn đến chất lượng cá chưa cao, giá trị bị giảm” – ông Thanh nêu ví dụ.

Vì vậy, ông Thanh kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ đào tạo ngư dân để vận hành các thiết bị đánh bắt hiện đại, đánh bắt thuỷ, hải sản một cách khoa học. Khi đánh bắt có khoa học, nguồn lợi thuỷ, nguồn lợi hải sản sẽ được hồi sinh, từ đó sản lượng, chất lượng, giá trị đánh bắt sẽ nâng lên, kéo theo thu nhập của ngư dân cao hơn, thu hút lao động đi biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-ngu-dan-gioi-cua-tinh-quang-tri-de-xuat-day-nghe-ung-dung-cong-nghe-danh-bat-dan-moi-giau-len-20241002153409567.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam bất bình, phản đối cách hành xử thô bạo với ngư dân tại Hoàng Sa

Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tối ngày 2/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời câu hỏi của PV VietNamNet liên quan đến việc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương,...

Đánh bắt được 10.000 tấn hải sản ngon, sao dân một xã ở Quảng Bình còn có nỗi lo này?

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ninh, trung bình mỗi tàu cá ra khơi 1 tháng 1 lần (từ 20 – 25 ngày), do thời tiết thuận lợi cộng với trúng luồng cá nên nhiều tàu trúng đậm vụ cá ngừ, cá nục, có...

Biên phòng Quảng Ngãi thông tin bước đầu về một tàu cá nghi bị ngăn cản, tấn công gần quần đảo Hoàng Sa

Theo thông tin ban đầu, vào lúc 13 giờ, 12 phút, ngày 29/9/2024, Đồn Biên phòng Bình Hải (Quảng Ngãi) nhận được thông tin từ Đài canh cộng đồng xã Bình Châu, huyện Bình Sơn về việc tàu...

Bệnh xá đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn Đông, Vùng 4 Hải quân kịp thời cấp cứu ngư dân gặp nạn

Trong hai ngày 26/9 và 27/9, bệnh xá đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn Đông, Vùng 4 Hải quân đã kịp thời tiếp nhận và cấp cứu cho 4 ngư dân.

Lặn sâu 20m để gỡ lưới, ngư dân bị liệt 2 chân

Ngày 26-9, Bệnh xá đảo Sơn Ca (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết đang tiếp tục điều trị cho một ngư dân tỉnh Bình Định bị liệt mất cảm giác hai chi dưới.Trước đó, lúc 5h sáng 25-9, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển cách đảo Sơn Ca khoảng 100 hải lý, anh Nguyễn Hữu Thanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch Bình Định rất buồn về vi phạm thu tiền trong trường học gây bức xúc dư luận xã hội

Tỉnh đã chỉ đạo ngay từ đầu năm học, nhưng các trường vẫn để xảy ra vi phạmLiên quan đến vụ việc Ban đại diện cha mẹ học sinh tại một số trường học tại tỉnh Bình Định vận động thu các khoản tiền không đúng...

Nhiều khoản gắn mác “tự nguyện” đầu năm học, phụ huynh nghe xong bỗng… giật mình

Loạt khoản thu đầu năm gây tranh cãiCác khoản thu đầu năm luôn là đề tài tranh cãi mỗi dịp năm học mới. Bên cạnh những khoản thu chính đáng để phục vụ cho học tập thì cũng phát sinh nhiều khoản "bất thường" khiến phụ...

Chất chứa la liệt đồ cổ, hiện vật cổ đếm vội chả xuể ở Vĩnh Phúc chính là ở nơi này

Với sự tỉ mỉ, kiên trì, cách làm việc khoa học, họ chính là những người thầm lặng giữ “linh hồn” cho từng hiện vật, góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan của nhân...

Khách Tây sao cứ kéo đến nhà một ông nông dân Khánh Hòa ăn tôm hùm, chụp hình, quay phim?

Nhận thấy được tiềm năng, lợi thế của địa phương anh Nguyễn Văn Tiến (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình đưa ra ý tưởng trồng cây xanh, làm các món ẩm thực...

Bài đọc nhiều

Tại sao một Cục trưởng của Bộ KHCN lại khẳng định vai trò của công nghệ, đổi mới sáng tạo trong…

Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã diễn ra tại Hà Nội ngày 1/10. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation...

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái lại lên nhanh, sắp trên báo động 3

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước trên sông Thao (Yên Bái) đang lên nhanh, lúc 18h/01/10, mực nước tại trạm Yên Bái 31,13m, trên báo động 2 là 0,13m. Dự báo, trong 6-12 giờ tới, lũ trên...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết: Với xã nghèo như Trịnh Tường, thì nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố cơ sở hạ tầng nông thôn; cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân. Riêng đối với nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, xã Trịnh Tường lựa chọn đưa cây chanh leo...

Ấn Độ chính thức quay lại đường đua xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam vẫn đang cao nhất thế giới

Theo báo cáo ngành hàng lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), ngày 28/9/2024, Ấn Độ chính thức bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Việc này sẽ thúc đẩy nguồn cung...

Nuôi cua đinh đặc sản, con động vật hoang dã khổng lồ, trai đẹp Bạc Liêu lời tiền tỷ ngon ơ

Sau 10 năm kiên trì gắn bó với cua đinh, anh Hồ (xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã xây dựng được trang trại nuôi con cua đinh trong bể kính lớn và hiện đại bậc nhất miền Tây với tổng...

Cùng chuyên mục

Chất chứa la liệt đồ cổ, hiện vật cổ đếm vội chả xuể ở Vĩnh Phúc chính là ở nơi này

Với sự tỉ mỉ, kiên trì, cách làm việc khoa học, họ chính là những người thầm lặng giữ “linh hồn” cho từng hiện vật, góp phần lưu giữ những giá trị lịch sử địa phương, phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan của nhân...

Khách Tây sao cứ kéo đến nhà một ông nông dân Khánh Hòa ăn tôm hùm, chụp hình, quay phim?

Nhận thấy được tiềm năng, lợi thế của địa phương anh Nguyễn Văn Tiến (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã mạnh dạn bàn bạc với gia đình đưa ra ý tưởng trồng cây xanh, làm các món ẩm thực...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo vùng DTTS, miền núi

Cùng với triển khai hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thông qua MTTQ huyện, các đoàn thể, địa phương, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã chung tay, đồng hành hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng thuộc hộ...

Tập đoàn Mavin nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh Hưng Yên

Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Những “kịch bản” nào về vụ cà phê 2024?

LTS: Là nhà xuất khẩu cà phê trong top 4 tại Việt Nam, nhà xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào thị trường châu Âu, mới đây ông Phan Minh Thông – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh đã có chuyến khảo sát...

Mới nhất

Hyundai Thành Công triển khai chương trình “Mua Xe New – Trúng Xế Yêu” – Tập đoàn Thành Công

Ngày 01/10/2024, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) tiến hành triển khai chương trình ưu đãi lớn dành cho khách hàng khi mua các mẫu ô tô Hyundai với tên gọi “Mua Xe New – Trúng Xế Yêu”. Năm 2024 đã qua 09 tháng với nhiều dấu ấn của thị trường ô tô cũng như...

NOVALAND CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH SOÁT XÉT BÁN NIÊN 2024

TP.HCM, ngày 27/09/2024 – Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: NVL, “Novaland” hoặc “Tập đoàn”) công bố thông tin Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024. Kết thúc Quý II/2024, báo cáo tài chính bán niên sau soát xét của Novaland ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất 3.731 tỷ...

Eaton bổ nhiệm ‘nữ tướng’ phụ trách thị trường Việt Nam

DNVN - Ngày 1/10, công ty quản lý năng lượng thông minh Eaton thông báo bổ nhiệm bà Trần Mai Hương làm Giám đốc Quốc gia, Bộ phận Điện của Eaton tại Việt Nam...

Chàng trai không tay từng được Tiếp sức đến trường nay là cử nhân IT ‘có thể tự nuôi mình’

Nhẫn sinh ra đã không có tay. Chàng sinh viên từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường nay đã bước vào đời với công việc phù hợp với bản thân. Anh Nguyễn Đình Nhẫn nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2016 - Ảnh: DOÃN HÒA Không có đôi tay, mồ côi cha, không gục ngã  Năm 2016, bài báo...

Mới nhất