Trang chủKinh tếNông nghiệpMột ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo...

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể


Làng cổ Phước Tĩnh – Vẹn nguyên nét đẹp trầm mặc và quyến rũ của làng cổ Việt

Làng cổ Phước Tĩnh được thành được thành lập vào năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Ngôi làng này nằm lặng lẽ bên dòng sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Ngôi làng là một quần thể nhà rường cổ, với hơn 100 ngôi nhà, trong đó có đến 37 ngôi nhà rường có tuổi trên 100 năm, các đền miếu còn nguyên vẹn. Có 12 ngôi nhà rường thuộc loại đặc biệt quý hiếm, có tuổi thọ 150 – 200 năm với những đường nét vô cùng tinh xảo.

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể- Ảnh 1.

Vẻ đẹp cổ kích, trầm mặc ở Phước Tích

Không chỉ mang những nét đẹp của thiết kế nhà rường truyền thống xứ Huế, nhà rường ở Phước Tích còn có nhiều nét rất riêng. Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ chạm khắc làng mộc Mỹ Xuyên nổi tiếng gần đó, các bộ phận của nhà rường như vì kèo, xuyên, trách, đố, liên ba, cửa bàng khoa… được chạm trổ cực kỳ công phu và tinh tế.

Ngoài ra, vẻ đẹp cổ kính ở Phước Tích còn được tạo nên từ những hàng chè tàu thẳng tắp và những giàn hoa tigôn xanh mướt. Đầu làng là nơi tọa lạc của cây thị có tuổi đời hơn 600 tuổi, chu vi thân cây đến 3-4 sải tay người lớn.

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể- Ảnh 2.

Cây thị cổ có tuổi đời hơn 6 thế kỷ

Theo ông Lê Trọng Đào – chủ nhân một ngôi nhà rường cổ nơi đây cho biết, người dân Phước Tích coi các giá trị văn hóa của làng tựa như máu thịt của mình. Họ luôn dốc sức giữ gìn, dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn cố gắng tích góp để trùng tu nhà rường nhằm bảo tồn di sản cho hậu thế.

Năm 2009, làng cổ Phước Tích được công nhận là Di tích cấp Quốc gia và trở thành điểm đến yêu thích cho du khách gần xa khi tới thăm xứ Huế.

Làng cổ Phước Tĩnh – Ngôi làng sinh ra nhờ nghề gốm

Thăm thú trong làng, du khách dễ nhận ra đâu đâu cũng có mảnh sành và đất nung vương vãi trên đất, dưới mỗi nếp nhà xưa còn lưu giữ những sản phẩm gia dụng bằng gốm như đôộc (hũ không có vành miệng đặc trưng của làng), lu, cối, om, trách… Không lạ bởi Phước Tích xưa là làng gốm nức tiếng một thời.

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể- Ảnh 3.

Nghề gốm từng là kế sinh nhai của nhiều hộ dân trong làng

Nghề gốm từng gắn liền với sinh mệnh của người dân trong làng và trở thành hoạt động sinh hoạt văn hóa chủ yếu… Lúc đầu, các sản phẩm gốm dân làng làm ra gồm bát, chén, bình hoa… mang tính chất đơn sơ nhưng không kém phần tinh xảo.

Ông Lê Trọng Diễn (70 tuổi) cho hay: “Ngày xưa, người dân nơi đây sinh ra là đã làm gốm, gọi là nghề cha truyền con nối, tất cả người dân trong làng đều làm gốm”.

Thế kỷ 16-17 là thời kỳ thịnh vượng nhất của làng cổ Phước Tích, đồ gốm của làng được ưa chuộng giúp người dân ăn nên làm ra. Thời gian này, làng có 12 lò nung gốm liên tục đỏ lửa, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp khu vực miền Trung.

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể- Ảnh 4.

Gốm Phước Tích đơn giản nhưng không kém phần tinh xảo

Hiện nay, tại căn nhà rường truyền thống của mình, ông Lê Trọng Diễn đang trưng bày những kỷ vật bằng gốm như trách, om, niêu, ấm, cối tiêu, chậu… với đầy đủ 63 mẫu mã của làng gốm Phước Tích.

“Nghề gốm làng Phước Tích đặc trưng ở việc nung gốm với nhiệt độ cao. Các sản phẩm được chăm chút ở từng công đoạn, đòi hỏi người làm gốm phải chu đáo, tỉ mỉ”, ông Lương Thanh Hiền – người có thâm niên 20 năm làm gốm tại làng, chia sẻ.

Hơn 5 thế kỷ thịnh vượng, thập niên 40 của thế kỷ 20, khi Pháp, Mỹ vào Việt Nam, những hàng hóa từ nhựa, nhôm dần thịnh hành, các sản phẩm gốm sứ ít được ưa chuộng, nghề gốm cũng dần mai một từ đó. Hiện nay ông Lương Thanh Hiền là người duy nhất còn duy trì việc làm gốm Phước Tích truyền thống.

Giàu truyền thống hiếu học, có hơn 30 giáo sư, tiến sĩ

Không còn bám trụ được vào nghề gốm, từ khi các lò gốm trong làng lần lượt tắt lửa, người dân làng Phước Tích bắt đầu hướng con cái theo con đường học hành. Từ đó, việc học chữ được coi là “kế sinh nhai” mới của dân làng.

Nói đến sự học, Phước Tích là ngôi làng hiếu học nổi tiếng bậc nhất xứ Huế. Ngôi làng này là quê hương của hơn 30 giáo sư, tiến sĩ ở các lĩnh vực, còn cử nhân và thạc sĩ nhiều đếm không xuể.

Một ngôi làng cổ ở Huế giàu truyền thống hiếu học, giáo sư, tiến sĩ, cử nhân, thạc sĩ đếm không xuể- Ảnh 5.

Phước Tích là mảnh đất có truyền thống hiếu học nhất tại mảnh đất cố đô

Kể về một số tên tuổi hiếu học nổi bật, ông Lương Thanh Hiền nhắc đến PGS. TS Trương Thế Kỷ, GS.TS Phan An và hàng loạt tên tuổi nổi tiếng khác đều là những nhân tài sinh ra từ làng Phước Tích.

Ông Hoàng Tấn Minh- Trưởng làng Phước Tích cho biết: “Nói về việc học thì không nơi nào ở mảnh đất Huế qua được làng Phước Tích này. Việc học luôn được dân làng luôn đặt lên hàng đầu”.

Ông Lê Trọng Nam (68 tuổi, từng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Mỹ) cho biết, con em Phước Tích vươn lên từ đường học hành rồi theo nhiều nghề, trong đó nghề giáo và nghề y là hai nghề phổ biến nhất.

Hiện gần như mọi gia đình trong làng Phước Tích ít nhất đều có một người theo nghề dạy học.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-ngoi-lang-co-o-hue-giau-truyen-thong-hieu-hoc-giao-su-tien-si-cu-nhan-thac-si-dem-khong-xue-20240904223158348.htm

Cùng chủ đề

Làng cổ 200 năm trên núi từng đón nghìn khách, nay ‘vườn không nhà trống’

Làng cổ Thiên Hương (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), từng là địa danh thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch, hiện trong tình trạng "vườn không nhà trống". Làng cổ Thiên Hương là nơi sinh sống của 37 hộ dân tộc Tày của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trải qua 200 năm, những căn nhà cổ đơn sơ, mộc mạc đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và...

Ngôi làng ở Italia cấp nhà giá 1 USD cho người Mỹ bất bình với kết quả bầu cử

Trong khi nhiều nơi trên thế giới đang băn khoăn không biết nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump sẽ diễn ra thế nào thì làng Ollolai trên đảo Sardinia của Italia đã nhận thấy cơ hội tiềm năng.Theo CNN, hầu hết các tòa nhà còn trống nằm ở trung tâm lịch sử làng Ollolai và đa dạng về kích thước, kiểu dáng."Đó là những ngôi nhà đẹp như tranh vẽ của nông dân và người chăn cừu...

Khám phá những ngôi làng cổ tại Hàn Quốc, nơi thời gian như ngưng đọng

Nếu bạn muốn trải nghiệm một Hàn Quốc khác biệt, nơi mà thời gian như ngừng trôi, hãy...

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Ngẩn ngơ ngắm mùa đông cổ tích ở Shirakawa-go, Nhật Bản

Một trong những điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới Nhật Bản vào mùa đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Mới nhất

Cùng “đếm ngược” chờ ngày metro Bến Thành- Suối Tiên đón khách

NDO - Sau thời gian 12 năm thi công xây dựng kể từ năm 2012, tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên có chiều dài gần 20km sắp “chạm đích”, chính thức đưa đón phục vụ người dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22/12 tới. NDO - Sau thời gian 12 năm thi...

Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển

Cảng biển, logistics đã tạo cho Hải Phòng vị thế địa chính trị, kinh tế đặc biệt. Thành phố có tiềm năng, lợi thế phát triển khác biệt so với các khu vực ven biển khác, trở thành “cửa ngõ” giao thương quốc tế hướng biển ở Bắc bộ. Cảng biển, logistics đã tạo cho Hải Phòng vị thế địa...

Mãn nhãn hình ảnh lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tiêm kích Su-30MK2 bay nhào lộn thả đạn nhiễu, trực thăng kéo cờ, đặc công trình diễn võ thuật, quân khuyển nhảy vòng lửa... là những hình ảnh ấn tượng, mãn nhãn của lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. ...

Đảng phải chọn được những Bộ trưởng tài năng, kĩ trị

Vấn đề quan trọng, cốt yếu nhất là Đảng phải chọn được những Bộ trưởng có tài năng, kĩ trị thực sự. Tinh giảm bộ máy, giảm bớt đầu mối quản lý thì khả năng lựa chọn được người kĩ trị sẽ tốt hơn so với trước. ...

Mới nhất