Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPMột loại nước chấm "tê tê, cay cay" của dân tộc Thái...

Một loại nước chấm “tê tê, cay cay” của dân tộc Thái ở Điện Biên đạt chuẩn 3 sao OCOP

Chẩm chéo Sâm Điêu, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là sự kết hợp hoản hảo từ những gia vị núi rừng Tây Bắc. Không bị bão hòa với các sản phẩm chẩm chéo khác, chẩm chéo Sâm Điêu mang đến cho người ăn hương vị khó quên ngay trong lần đầu thử. – món chấm được coi là “linh hồn” trong bữa ăn của người dân tộc Thái ở Điện Biên. Dân tộc Thái ở mỗi vùng lại có các cách chế biến khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn bao gồm các nguyên liệu chính: muối, ớt, tỏi, mắc khén, hạt dổi, lá thơm, lá chanh,…

Chẩm chéo có 2 lại là chẩm chéo ướt thường dùng để chấm thức ăn như gà, thịt nướng, cá nướng,… và chẩm chéo khô để chấm các loại hoa quả chua: cóc, xoài, mận,..

Món nước chấm độc đáo của dân tộc Thái đạt chuẩn OCOP, ai lên Điện Biên đều muốn dùng thử - Ảnh 1.

Sản phẩm chẩm chéo Sâm Điêu đã đem lại cho gia đình chị Điêu Thị Sâm ở xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên nguồn thu nhập ổn định. Ảnh Việt Trinh

Với chị Điêu Thị Sâm (1990), người dân tộc Thái trắng – người con của mảnh đất Tủa Chùa thì cơ duyên chị cho ra đời sản phẩm Chẩm chéo Sâm Điêu đạt chuẩn OCOP 3 sao cũng rất tình cờ. Trong một lần đi dã ngoại với gia đình, phải chuẩn bị chẩm chéo để dùng cho bữa thịt nướng, thì tình cờ lần đó chị pha ra những bát chẩm chéo ướt mà cả gia đình ai cũng tấm tắc khen ngon. Chụp ảnh bữa ăn dã ngoại up lên facebook cũng được nhiều người hỏi thăm công thức món muối chấm. Chị cũng không ngại chia sẻ, lâu dần nhiều người thử chẩm chéo của chị đều công nhận rất ngon, bạn bè nhiều người động viên chị làm để bán.

Thấy món chẩm chéo ướt của mình được nhiều người công nhận, cuối năm 2020 chị Sâm cũng từng bước mày mò làm sản phẩm để bán. Những ngày đầu tiên cho ra mắt, bán được 15 – 20 lọ/ngày chị đã rất vui. Nhưng tiếc là sản phẩm chỉ để được 7 đến 10 ngày là có dấu hiệu lên men, và hỏng vì những nguyên liệu làm chẩm chéo toàn bộ là các nguyên liệu tươi, khó bảo quản được lâu. Chững lại một thời gian và duy trì bán chẩm chéo cho bạn bè, khách quen gần nhà. Chị từ chối mối hàng xa ở miền Trung, miền Nam vì chưa tìm được công thức bảo quản lâu dài, đảm bảo chất lượng khi đưa tới tay người dùng.

Món nước chấm độc đáo của dân tộc Thái đạt chuẩn OCOP, ai lên Điện Biên đều muốn dùng thử - Ảnh 2.

Sản phẩm chẩm chéo Sâm Điêu được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, được thực khách trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Ảnh Việt Trinh.

Mất đến hai năm, cuối năm 2022 chị Sâm nghiên cứu thành công công thức riêng, chẩm chéo ướt dùng được từ 3-6 tháng bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vẫn giữ được độ tươi ngon ban đầu.

Chị Điêu Thị Sâm cho biết: “Món chẩm chéo của người Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung vốn là món đặc sản đã có rất nhiều sản phẩm bán trên thị trường. Ngoài gặp khó khăn trong việc nghiên cứu cách bảo quản, thì mình cũng đã mất rất nhiều thời gian và tâm huyết để đưa ra một công thức chuẩn, riêng biệt, để lại ấn tượng khó phai cho người dùng như hiện tại. Với tâm huyết bỏ ra, cũng sự giúp đỡ từ các cấp chính quyền tại địa phương, món chẩm chéo ướt Chẩm chéo Sâm Điêu đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao vào tháng 11 năm 2023. Được đi giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại tại nhiều hội chợ, sự kiện trong và ngoài tỉnh. Từ đó, sản phẩm Chẩm chéo Sâm Điêu được nhiều người biết đến hơn rất nhiều”.

Món nước chấm độc đáo của dân tộc Thái đạt chuẩn OCOP, ai lên Điện Biên đều muốn dùng thử - Ảnh 3.

2 sản phẩm chẩm chéo Sâm Điêu có thời gian bảo quản lâu, người dùng có thể sử dụng thoải mái. Ảnh Việt Trinh.

Ra mắt từ năm 2021 đến nay, chẩm chéo Sâm Điêu có xưởng sản xuất tại Bản Báng, Thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Trung bình một ngày cho ra 200 -300 lọ chẩm chéo ướt. Ngoài chẩm chéo ướt, chị Điêu Thị Sâm còn phát triển các sản phẩm như chẩm chéo khô, các sản phẩm thịt trâu khô, thịt ba chỉ gác bếp, thịt lợn gác bếp…

Hiện tại, kênh bán hàng chủ yếu của chị Sâm vẫn liên lạc, giới thiệu qua Zalo, Facebook và hệ thống công tác viên trải dọc 3 miền. Với giá 60.000 đồng/lọ 350g, chị Sâm cho biết: “Trung bình 1 năm, tính riêng sản phẩm chẩm chéo ướt của thương hiệu Sâm điêu, cơ sở bán ra 5.000 lọ/năm, doanh thu 250 – 300 triệu đồng/năm. Cao điểm sẽ tập trung từ tháng 9 đến hết tháng 3 hàng năm vì thời tiết thời gian đó mát mẻ, mọi người có xu hướng ăn các món lẩu, nướng nhiều nên doanh thu cũng tăng cao trong thời điểm này”.

Món nước chấm độc đáo của dân tộc Thái đạt chuẩn OCOP, ai lên Điện Biên đều muốn dùng thử - Ảnh 4.

Ngoài chẩm chéo ướt, chị Điêu Thị Sâm còn phát triển chẩm chéo khô, các sản phẩm thịt trâu khô, thịt ba chỉ gác bếp, thịt lợn gác bếp… Ảnh Việt Trinh.

Theo ông Phạm Quốc Đạt – Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tủa Chùa chia sẻ: “Chấm chéo vốn là món ăn đặc trưng của dân tộc Thái. Việc chẩm chéo Sâm Điêu được công nhận OCOP 3 sao góp phần quảng bá văn hóa địa phương, phát triển kinh tế từ sản phẩm địa phương. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin chứng nhận OCOP, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông chúng tôi cũng rất quan tâm, hướng dẫn tận tình cho các chủ thể, Bên cạnh đó, tạo nhiều cơ hội để các sản phẩm OCOP được giới thiệu rộng rãi, được tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến quảng bá ẩm thực,…”

Sản phẩm Chẩm chéo Sâm Điêu vừa là mộtnguồn thu ổn định, vừa là một cách để chị Sâm quảng bá cũng như giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái. Chị Sâm là một trong những tấm gương cho chị em phụ nữ nói riêng và bà con trên địa bàn nói chung trong việc tạo thu nhập ổn đinh và từng bước phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và mang đặc sản núi rừng của Điện Biên vươn xa.

nguồn: https://danviet.vn/cham-cheo-mot-loai-nuoc-cham-te-te-cay-cay-cua-dan-toc-thai-o-dien-bien-dat-3-sao-ocop-2025010718412653.htm

Cùng chủ đề

Mùa hoa anh đào Nhật Bản tuyệt đẹp dịp Tết 2025 ở Điện Biên

Giữa lòng hồ lớn nhất Điện Biên có một “đảo hoa” với hàng nghìn cây hoa anh đào Nhật Bản đang đua nhau khoe sắc trong dịp nghỉ Tết Dương lịch. Đảo hoa anh đào - điểm check-in tuyệt đẹp tại Điện Biên trong dịp Tết Dương lịch. Ảnh: Thanh Bình Cuối tháng 12 hàng năm, “đảo hoa” hay “đảo hoa đào” trên lòng hồ Pá Khoang, thuộc xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên luôn thu hút...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm và tặng quà Tết đồng bào tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Ngày 2/1, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại xã Keo Lôm và xã Phìng Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Vụ Tuyên...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc huyện Nậm Pồ và Mường Nhé, tỉnh...

Để kịp thời động viên, hỗ trợ đồng bào các dân tộc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, ngày 01/01/2025, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc 2 huyện Nậm Pồ và...

Phó Thủ tướng thăm Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế

Thăm và làm việc tại Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đề nghị cán bộ, chiến sĩ Đồn Tây Trang tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo cho người dân, đồng bào các dân tộc biên giới. ...

Năm 2024, Điện Biên đón gần 2 triệu lượt khách, thu 3.300 tỷ đồng

Điện Biên đã đón gần 2 triệu lượt khách, thu về 3.300 tỷ đồng nhờ có nhiều hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Tối 22/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông nghiệp dẫn đầu tăng trưởng, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục 820 triệu USD

Ngày 7/1, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã dẫn đầu tăng trưởng, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục 820 triệu...

Bộ GDĐT “chốt” thi vào lớp 10 sẽ có 3 môn thi, bài thi và thời gian công bố

Ngày 8/1, Bộ GDĐT cho biết đã chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, trong đó, tuyển sinh lớp 10 sẽ có 3 môn thi, bài thi. ...

Chẩm chéo, một loại nước chấm “tê tê, cay cay” của dân tộc Thái ở Điện Biên đạt 3 sao OCOP

Chẩm chéo Sâm Điêu, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là sự kết hợp hoản hảo từ những gia vị núi rừng Tây Bắc. Không bị bão hòa với các sản phẩm chẩm chéo khác, chẩm chéo Sâm Điêu mang đến cho người ăn hương...

Ông Gerard Williams bất ngờ rút đơn kiện Đàm Vĩnh Hưng để làm hòa hay nộp đơn kiện mới?

Thông tin ông Gerard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền vừa rút đơn kiện 338 trang, đồng thời đề nghị tòa hủy đơn kiện của Đàm Vĩnh Hưng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. ...

Nuôi tôm càng to bự trong ruộng lúa, dân Bạc Liêu bán tôm đắt hàng, bán lúa cũng giá tốt

Những ngày này, nông dân vùng chuyển đổi lúa-tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang đẩy nhanh việc thu hoạch vụ sản xuất. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, năng suất lúa đạt khá cao, người dân rất phấn khởi. Cùng đó, con tôm...

Bài đọc nhiều

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Cùng chuyên mục

Huyện Thường Tín: 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(VTC News) - Ngày 19/11, UBND huyện Thường Tín phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Huyện Thường Tín phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công...

Thanh Hóa: HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân các huyện miền núi. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao...

Na Hang có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

 Chiều 6 - 1, UBND huyện Na Hang đã tổ chức công bố đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024 của huyện Na Hang. Lãnh đạo UBND huyện Na Hang trao chứng nhận cho đại diện các chủ thể sản phẩm OCOP. Có 10 sản phẩm được đánh giá đạt chứng chỉ OCOP 3 sao gồm: Gà đồi Năng Khả, Gà đen thả đồi của HTX nông nghiệp Thanh niên Năng Khả, xã Năng Khả; Gạo nếp Khẩu Láng...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Huyện Thanh Hà có thêm 12 sản phẩm OCOP

Huyện Thanh Hà (Hải Dương) hiện có 20 sản phẩm OCOP, góp phần khẳng định thương hiệu nông sản của địa phương này trên thị trường. Hội đồng Đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của huyện Thanh Hà đã công nhận 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024 gồm: ổi Tân Việt (xã Tân Việt); ổi Cẩm Chế (xã Cẩm Chế cũ, nay là xã Cẩm Việt); bưởi Thanh Hồng (xã Thanh Hồng); trà búp...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị Chính phủ với địa phương

Chính phủ đặt ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'. ...

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng. Tuy nhiên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đạt được nhiều kết...

Mục sở thị làng mứt gừng truyền thống trăm tuổi ở Huế

HUẾ - Để có được mẻ mứt gừng chuẩn vị cho ngày Tết, những xưởng mứt gừng lâu năm ở Huế phải kỳ công, quan trọng nhất là khâu rim gừng. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/photo/muc-so-thi-lang-mut-gung-truyen-thong-tram-tuoi-o-hue-1445531.html

Kon Tum: Sắc màu mới trên các buôn làng

Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch

Để thực hiện chủ trương giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, đưa văn hóa trở thành động lực quá trình phát triển, HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành, địa phương tập trung khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện...

Mới nhất