Trang chủKinh tếNông nghiệpmột lần chủ quan, hậu quả sẽ rất nặng nề

một lần chủ quan, hậu quả sẽ rất nặng nề


Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ ngành và 28 tỉnh, TP về công tác ứng phó bão số 3. Tại đầu cầu Hà Nội có Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và đại diện một số sở ngành, đơn vị liên quan.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 3.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 3.

Bão gây mưa lũ từ ngày 7 – 10/9

Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, chiều 5/9, tâm bão số 3 cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 420km về phía Đông. Cường độ bão tăng nhanh, hiện đạt cấp 16, giật cấp 17.

Trong những giờ tới, bão tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 – 15km/giờ. Dự kiến chiều tối ngày 7/9, bão đổ bộ vào đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) với cường độ cấp 9 – 12, giật cấp 13 – 14.

Cũng theo ông Mai Văn Khiêm, do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 6 – 9/9, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa; lượng mưa dự kiến từ 150 – 350mm, có nơi trên 500mm. Các nơi khác ở Đông Bắc Bộ có mưa từ 100 – 150mm.

Từ ngày 7 – 10/9, trên các sông suối Bắc Bộ và Thanh Hóa xuất hiện một đợt lũ với đỉnh lũ trên sông Thao, sông Cầu, Thương, Lục Nam ở mức báo động (BĐ)1 – BĐ2; sông Lô lên mức BĐ1; sông Hoàng Long lên mức BĐ2; các sông nhỏ, các sông thượng nguồn tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3.

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Phạm Đức Luận cảnh báo tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện có 343 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và đang thi công. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có 37 trọng điểm xung yếu. Nguy cơ ảnh hưởng rất lớn khi bão đổ bộ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thông tin tại cuộc họp ứng phó bão số 3.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thông tin tại cuộc họp ứng phó bão số 3.

Bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến chiều 5/9, biên phòng tuyến biển đã kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 51.300 tàu với gần 220.000 người, trong đó có gần 1.600 tàu với trên 10.000 người hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Các phương tiện đã nhận được thông tin và đang di chuyển tránh trú.

Khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, TP từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 52.176ha, 19.343 lồng, bè và 3.906 chòi canh nuôi thuỷ sản. Bộ NN&PTNT đánh giá nguy cơ rất cao bị thiệt hại khi bão vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 13 – 14, giật cấp 17. Hiện, các địa phương đã triển khai gia cố lồng bè, khu nuôi trồng thuỷ sản.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết, với tinh thần sẵn sàng cao nhất, tỉnh đã thành lập 4 đoàn công tác xuống cơ sở nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp công tác ứng phó bão số 3. Tỉnh cũng huy động lực lượng hơn 2.000 người, tổ chức ứng trực để chủ động xử lý sự cố thiên tai.

“Hiện, chỉ còn 16 tàu ở gần bờ và đang trên hành trình về đất liền. Đối với 154 du khách còn ở trên các tuyến đảo, chúng tôi đang tiếp tục đưa vào bờ, hoặc thông tin, yêu cầu cơ sở lưu trú bảo đảm an toàn nếu vẫn ở lại đảo. Dự kiến sáng mai, tỉnh sẽ cấm biển…” – ông Cao Tường Huy nói thêm.

Đối với Hà Nội, ngày 4/9/2024, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với bão số 3 năm 2024. Trước đó, ngày 3/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cũng đã có Văn bản số 141/BCH gửi các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, hiện nay, Hà Nội đã lên phương án phòng ngừa trước khi bão đổ bộ; phương án ứng phó khi bão đổ bộ và phương án khắc phục hậu quả sau bão. Trong đó, tập trung nhiệm vụ rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân ở mức cao nhất.

UBND TP cũng đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó với các tình huống bất lợi có thể xảy ra.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp ứng phó bão số 3.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp ứng phó bão số 3.

Phát huy cao nhất tinh thần “4 tại chỗ”

Phát biểu tại cuộc họp chiều 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá bão số 3 là cơn bão rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai rất lớn. Bão đổ bộ đất liền có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương.

“Chỉ trong ít ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Công điện số 86/CĐ-TTg và 87/CĐ-TTg, để chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và mưa lũ sau bão. Điều này khẳng định Chính phủ rất quan tâm đến diễn biến và tác động của bão đối với đời sống người dân….” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, đối với công tác ứng phó thiên tai, việc đề cao tinh thần cảnh giác, phát huy tinh thần “4 tại chỗ” và phối hợp nhịp nhàng trong ứng phó là những yếu tố hết sức quan trọng. Chính vì vậy, đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, làm tốt các nhiệm vụ nêu trên.

Trong những giờ tới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo. Trong đó, chú trọng chất lượng thông tin dự báo để người dân có thể hình dung được mức độ và nguy cơ ảnh hưởng của bão, từ đó có biện pháp chủ động phòng tránh.

“Phương châm của chúng ta là chủ động phòng ngừa. Có thể phòng ngừa 10 lần mới xảy ra 1 lần, nhưng chỉ cần chủ quan 1 lần thì hậu quả để lại sẽ rất nặng nề…” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Khi tất cả cùng hành động thì ứng phó mới hiệu quả; do đó, mỗi tổ chức, mỗi lực lượng cần có kế hoạch hành động, làm tốt nhiệm vụ của mình.

Cũng theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, vùng hoàn lưu bão rất lớn, có thể gây mưa diện rộng kéo dài tại nhiều địa phương dẫn đến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Do đó, các bộ ngành, địa phương cần thường xuyên cập nhật bản đồ cảnh báo để tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực nguy hiểm và chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. 

 

“Bão số 3 được nhận định là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua. Đã có rất nhiều bài học do chủ quan trong thiên tai mà chúng ta phải nhận. Chính vì vậy, đề nghị các bộ ngành, địa phương cần tập trung ứng phó trên tinh thần không chủ quan, không chờ đợi và chủ động cao nhất để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3…” – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-mot-lan-chu-quan-hau-qua-se-rat-nang-ne.html

Cùng chủ đề

Yêu cầu chấn chỉnh tình trạng hội đồng trường hoạt động kém hiệu quả

Văn bản nêu: Báo Tuổi trẻ online số ra ngày 24/10/2024 có đăng bài về một số hạn chế, bất cập về hội đồng trường của một số cơ sở giáo dục đại học.  Theo Báo Tuổi trẻ online, một hạn chế phổ biến của nhiều hội đồng trường đại học hiện nay là sự tham gia không thực chất của các thành viên, đặc biệt là người ngoài. Nhiều người không am hiểu về giáo dục đại học,...

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trên cơ sở đánh giá toàn diện các dự án của Chương trình đã triển khai ở giai đoạn I cần tiếp tục rà soát hành lang pháp lý, đề xuất, xác định các dự án cho giai đoạn II, trong đó tập trung vào các dự án...

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện gửi Bộ trưởng các...

Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán để hạn chế rủi ro

Kinhtedothi - Giải trình những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ tăng cường thanh kiểm tra thị trường chứng khoán để hạn chế rủi ro… Ngày 7/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế...

Phát triển kinh tế gắn với an toàn tính mạng, sức khỏe của người lao động

Kinhtedothi - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 209/NQ-CP Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới Mục đích của Kế hoạch nhằm xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Trong những năm qua, Quỹ Khuyến nông TP đã giúp hàng nghìn hộ dân vay vốn để phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quỹ vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Minh cho rằng, nếu không có vốn lớn thì hợp tác xã không thể đầu tư mua...

Trường hợp nào được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Câu hỏi: Tôi muốn biết những trường hợp nào được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như hồ sơ thủ tục cần những gì, nộp tại đâu? – bà Lê Ngân Hoa (Thanh Trì, Hà Nội). BHXH Hà Nội trả lời: Căn cứ Điều 31, Luật BHYT hợp nhất và các Điều 28, 29, 30, NĐ 146/2018/NĐ-CP, 1. Các trường hợp được thanh toán trực tiếp bao gồm: - Trường hợp khám chữa bệnh...

Du lịch Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 10/2024 ngành du lịch đã đón được 2,05 triệu lượt khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 553.000 lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 10 tháng năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội...

Linh kiện sửa chữa iPhone 16 đã được bán

Theo đó, các linh kiện sửa chữa của dòng iPhone 16 sẽ được bán thông qua cửa hàng sửa chữa tự phục vụ của Apple tại Mỹ và châu Âu. Như vậy, người dùng có thể đặt mua các linh kiện và công cụ sửa chữa chính hãng, cũng như truy cập hướng dẫn sửa chữa từ cửa hàng sửa chữa tự phục vụ để khắc phục các sự cố liên quan đến các sản phẩm trong dòng iPhone...

Giá thép hôm nay 13/11: tiếp tục giảm nhẹ

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.640 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Cùng chuyên mục

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Hoạt động Quỹ Khuyến nông còn nhiều khó khăn

Trong những năm qua, Quỹ Khuyến nông TP đã giúp hàng nghìn hộ dân vay vốn để phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quỹ vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Minh cho rằng, nếu không có vốn lớn thì hợp tác xã không thể đầu tư mua...

Cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp tạo nên các làng quê đáng sống ở Phú Yên

Xác định rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nhờ vậy, bộ mặt nhiều làng quê tại tỉnh Phú Yên...

Con cá mè ai cũng chê tanh, ở làng này của Thái Bình dân bắt làm gỏi cá mè, có người ăn thun thút

Xã Vũ Thắng (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) nổi tiếng với món gỏi cá mè. Từng miếng cá tươi ngon được phủ lớp riềng xay tơi, cách chế biến công phu, mang hương vị đặc trưng, thu hút nhiều du khách tìm về thưởng thức. ...

Lào Cai: Tập trung “chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm "chữa lành lá phổi xanh” , tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp để từng bước phủ xanh lại diện tích rừng...

Mới nhất

Đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Chile lên những tầm cao mới

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. ...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố 'Thương hiệu Quốc gia 2024', Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm...

300 nghệ sĩ chào mừng Liên hoan Sân khấu TP HCM lần …

Liên hoan có sự góp mặt gần 300 diễn viên, của 20 đơn vị với 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn...

Mới nhất