Trang chủKinh tếNông nghiệpMột hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu phát lộ mộ táng, la...

Một hòn đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu phát lộ mộ táng, la liệt hiện vật cổ, trang sức bằng vàng Óc Eo

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn hóa, các mối quan hệ cũng như niên đại của di tích.

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). 

Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn hóa, các mối quan hệ cũng như niên đại của di tích. 

Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích các dữ liệu mộ táng, chúng tôi sẽ chỉ ra niên đại và các giai đoạn phát triển của khu mộ táng đặc biệt này.

Năm 2002, khi mới phát hiện, các nhà khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã cho rằng di tích Giồng Lớn có niên đại tương đương Giồng Cá Vồ. 

Sau hai lần khai quật vào năm 2003 và 2005, dựa trên tổng thể di tích và di vật tìm được, các nhà khảo cổ cho rằng di tích Giồng Lớn có niên đại muộn hơn Giồng Cá Vồ, khoảng thế kỉ 1 – 2 AD. 

Tuy nhiên, đây chỉ là niên đại muộn nhất của di tích, và các tác giả khai quật khi đó cũng chưa phân ra được các giai đoạn sớm muộn của khu mộ táng. Do đó, trong phần này, chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về những cơ sở để xác định khung niên đại cho di tích cũng như chỉ ra các giai đoạn phát triển của nó.

img

Mặt nạ vàng qua khai quật khảo cổ ở Giồng Lớn, đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc văn hóa Óc Eo.

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu mộ táng, theo chúng tôi di tích Giồng Lớn có hai giai đoạn phát triển như sau:

– Giai đoạn sớm nằm trong khoảng thế kỉ 3 – 2 BC, đại diện bởi nhóm mộ đất có hướng bắc – nam (nhóm mộ 1) và mộ nồi kiểu 1. 

Khi nghiên cứu các di tích mộ táng thời đại đồ Sắt ở Nam Campuchia và Nam Việt Nam, các nhà khảo cổ nhận ra một xu hướng chung là các mộ có niên đại trong khoảng thế kỉ 3 – 2 BC thường có đầu quay hướng nam, tức là chôn theo trục bắc – nam như những mộ đất nhóm 1 ở Giồng Lớn. 

Bên cạnh đặc điểm về hướng mộ, đồ tùy táng trong các mộ này cũng phản ánh niên đại sớm của nó.

 Đồ tùy táng trong các mộ nhóm 1 chủ yếu là đồ gốm, đồ đá và hạt chuỗi thủy tinh. Trong khi đó, đồ sắt, đồ đồng cũng như các loại đồ trang sức bằng mã não, agate, thạch anh rất hiếm gặp, còn đồ vàng hoàn toàn vắng bóng. 

Đồ gốm tùy táng chủ yếu là loại hình nồi và bát bồng, làm từ gốm thô pha cát. Loại gốm xương đen áo trắng vốn là đặc trưng của các di tích Óc Eo sớm có mặt rất ít, với 8/51 tiêu bản. 

Đồ đá chủ yếu là các vòng ống bằng đá nephrite và những hòn cuội biển. Tuy nhiên, sự có mặt của những hạt chuỗi thủy tinh đơn sắc “Indo-Pacific” cũng cho thấy niên đại của nhóm mộ này không thể sớm hơn thế kỉ 3 BC.

img

Bên cạnh việc định niên đại bằng phương pháp khảo cổ học, đã có 2 mộ nhóm 1 được xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp các-bon phóng xạ. Mẫu than lấy từ mộ 03.GL.H2.M1 cho kết quả 2220 ± 70 BP, còn mẫu than lấy từ mộ 03.GL.H2.M2 cho kết quả 2680 ± 55 BP. 

Trong khi niên đại tuyệt đối của M1 là khá phù hợp với những hiện vật trong mộ (mộ này có 209 hạt chuỗi thủy tinh) thì kết quả C14 của M2 lại có vẻ quá sớm so với những di vật tùy táng, bởi trong mộ này có chôn theo loại bát bồng làm từ gốm xương đen áo trắng. 

Tóm lại, với những đặc điểm vừa nêu, có thể thấy giai đoạn sớm của Giồng Lớn nằm trong khoảng thế kỉ 3 – 2 BC và vẫn thuộc thời đại đồ Sắt.

– Giai đoạn muộn nằm trong khoảng thế kỉ 1 BC đến thế kỉ 1 – 2 AD, đại diện bởi nhóm mộ đất có hướng đông – tây (nhóm mộ 2) và mộ nồi kiểu 2. Nếu như ở giai đoạn thế kỉ 3 – 2 BC những mộ táng thường có xu hướng quay hướng nam thì ở giai đoạn muộn hơn các mộ lại quay hướng đông hoặc tây, như trường hợp di tích Phum Snay ở miền Nam Campuchia. 

Đặc điểm này cũng khá giống với nhóm mộ đất ở Giồng Cá Vồ và Giồng Phệt. Đồ tùy táng trong nhóm mộ 2 mang những đặc điểm cho thấy tính chất muộn màng của nó. 

Trong nhóm đồ tùy táng bằng gốm, một số loại hình ít thấy ở nhóm 1 bắt đầu trở nên phổ biến (như bình con tiện hay loại bát bồng làm từ gốm xương đen áo trắng) hoặc xuất hiện những loại hình mới (như nắp lõm có núm, ấm, trụ gốm, tượng chim hay bát bồng chân trụ). 

Ở đồ đá, nhóm đồ trang sức bằng mã não, agate hay thạch anh bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến. Đồ sắt cũng hiện diện nhiều hơn trong các mộ. Đồ đồng tuy vẫn ít ỏi nhưng sự có mặt của đồng tiền Ngũ Thù cũng đáng để lưu tâm. 

Đáng chú ý nhất là sự có mặt của những đồ tùy táng bằng vàng, với các loại hình như hạt chuỗi, khuyên tai hay mặt nạ. Những đặc điểm này cho thấy nhóm mộ 2 có niên đại không thể sớm hơn thế kỉ 1 BC. 

Bên cạnh đó, những yếu tố của văn hóa Óc Eo bắt đầu hiện diện trong sưu tập đồ tùy táng của nhóm mộ này. Những yếu tố Óc Eo sớm có thể được nhận diện qua các loại hình hiện vật sau:

+ Về mặt chất liệu gốm là sự tăng lên của loại gốm mịn, xương đen áo trắng.

+ Sự xuất hiện những loại hình gốm mới như nồi hình giỏ cua có miệng và cổ hẹp; nắp gốm lõm có núm; một số trụ gốm; bát bồng chân trụ.

+ Sự có mặt phổ biến những đồ tùy táng bằng vàng; hiện tượng chôn theo các lá vàng trong mộ táng.

img

Nắp gốm và trụ gốm ở Giồng Lớn qua khai quật khảo cổ ở xã đỏ Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (trái) và trong văn hóa Óc Eo (phải)

Trong sưu tập đồ tùy táng Giồng Lớn giai đoạn này có mặt những tiêu bản nồi xương đen áo trắng có cổ và miệng hẹp, trụ gốm hình con tiện, vốn là những hiện vật thường thấy trong các di tích Óc Eo. 

Đáng chú ý là tiêu bản nắp lõm có núm ở Giồng Lớn rất giống với tiêu bản cùng loại ở Giồng Xoài (An Giang). 

Chúng ta biết rằng, nắp là một trong những loại hình phổ biến của văn hóa Óc Eo, trong đó loại nắp có vành móc thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, còn loại nắp lõm có núm thường có niên đại muộn hơn. 

Điều này cho thấy giai đoạn muộn của Giồng Lớn đã hoàn toàn thuộc phạm trù của văn hóa Óc Eo. Sưu tập đồ vàng cũng góp phần củng cố cho nhận định này, bởi lẽ sở thích dùng vàng làm đồ trang sức và chôn theo trong mộ là một đặc trưng của văn hóa Óc Eo. 

Loại khuyên tai có gờ nổi của Giồng Lớn rất giống với tiêu bản cùng loại trong sưu tập của Malleret. Hình mặt người trên mặt nạ số 05.GL.H1.M1.88 cũng rất giống khuôn mặt in nổi trên một hiện vật vàng mà Malleret thu thập được ở Óc Eo năm 1944. 

Những kiểu hạt chuỗi vàng của Giồng Lớn cũng hiện diện trong sưu tập của Malleret. Bên cạnh đó, mộ nồi kiểu 2 có nắp đậy ở Giồng Lớn cũng có thể so sánh với mộ vò phát hiện trong tầng văn hóa sớm ở địa điểm Ba Thê năm 1998. 

Như vậy, qua các đặc điểm về di tích, di vật vừa nêu, có thể thấy khung niên đại từ thế kỉ 1 BC đến thế kỉ 2 AD cho giai đoạn muộn của Giồng Lớn là hoàn toàn hợp lý.

img

Đồ trang sức bằng vằng thuộc văn hóa Óc Eo.

img
img
img
img

Sự tương đồng trên một số loại hình đồ trang sức bằng vàng giữa Giồng Lớn (trái) và Óc Eo (phải)

Tóm lại, di tích Giồng Lớn có niên đại từ khoảng thế kỉ 3 BC đến khoảng thế kỉ 2 AD, với giai đoạn sớm có niên đại trong khoảng thế kỉ 3 – 2 BC, đại diện bởi mộ đất nhóm 1 và mộ nồi kiểu 1; giai đoạn muộn tồn tại trong khoảng thế kỉ 1 BC – 2 AD, đại diện bởi mộ đất nhóm 2 và mộ nồi kiểu 2, là giai đoạn cực thịnh của di tích. Khung niên đại này cho thấy Giồng Lớn phát triển từ cuối thời Sơ sử sang Sơ kì Lịch sử, hay nói cách khác là từ Tiền Óc Eo lên tới Óc Eo – giai đoạn lịch sử mang tính chất bản lề của khu vực.

Trương Đắc Chiến

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Hậu 1997. Di tích mộ chum miền Đông Nam Bộ – Những phát hiện mới tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Sử học, Viện KHXH tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

Vũ Quốc Hiền, Lê Văn Chiến, Chu Văn Vệ 2004. Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học di tích Giồng Lớn (Long Sơn – Vũng Tàu) năm 2003, tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Vũ Quốc Hiền, Trương Đắc Chiến, Lê Văn Chiến 2007. “Khai quật di tích Giồng Lớn lần thứ hai (năm 2005)”, Thông báo Khoa học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tr. 19 – 43.

Ngô Thế Phong, Bùi Phát Diệm 1997. Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng, Long An), Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Reinecke A., Laychour V., Sonetra S. 2009. The First Golden Age of Cambodia: Excavation at Prohear, Bonn, Germany.

Đặng Văn Thắng, Vũ Quốc Hiền, Nguyễn Thị Hậu, Ngô Thế Phong, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Lân Cường 1998. Khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-hon-dao-o-ba-ria-vung-tau-phat-lo-mo-tang-la-liet-hien-vat-co-trang-suc-bang-vang-oc-eo-20241117150035799.htm

Cùng chủ đề

Hai bảo vật quốc gia ở Bình Dương, mộ táng lạ, tượng con động vật lạ hơn, chả biết là loài thú gì

Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu. ...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Hai thành phố mất tích hàng thế kỷ ‘lộ diện’ dưới công nghệ mới

Hai thành phố thời từng phát triển mạnh dọc Con đường Tơ lụa đã được phát hiện nhờ công nghệ lập bản đồ máy bay không người lái hiện đại LiDAR. Nhóm của Frachetti bắt đầu công việc khảo cổ tại Tashbulak vào năm...

Dừng khai thác khoáng sản sau khi phát hiện hang động tại núi Đụn

Ngày 30/10, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động khai thác khoáng sản tại núi Đụn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dù còn nhiều khó khăn, xuất khẩu cá tra năm 2025 vẫn đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD

Trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024, ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025". ...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT vinh danh các nhà giáo nhân dịp 20/11 vô cùng xúc động

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT có đoạn: “Người xưa nói “Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng”. Kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự...

Nhan sắc xinh đẹp đầy mê hoặc của tân Miss Universe 2024 như búp bê bước ra từ chuyện cổ tích

Sở hữu mái tóc vàng óng ả và gương mặt xinh đẹp, tân Miss Universe 2024 Victoria Kjær Theilvig được cộng đồng yêu nhan sắc khen ngợi cô sở hữu ngoại hình như búp bê. ...

Cử nhân viên bảo vệ hiện vật tại Bảo tàng lịch sử quân sự và hoa dã quỳ Ba Vì

Hoa dã quỳ "phủ vàng" vùng núi Ba Vì, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam chăng dây, cử nhân viên canh gác bảo vệ hiện vật lịch sử, Hà Nội sương mù dày đặc, ô nhiễm bụi mịn nằm trong top thế giới... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại. ...

18 trường đại học lấy kết quả thi V-SAT để tuyển sinh, Bộ GDĐT nói gì?

Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi 18 cơ sở giáo dục đại học (ĐH) và Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào ĐH trên máy tính (V-SAT). ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Dù còn nhiều khó khăn, xuất khẩu cá tra năm 2025 vẫn đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD

Trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024, ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị "Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025". ...

Ngôi nhà cổ trăm cột làm từ gỗ quý, dòng họ danh gia vọng tộc xây 5 năm mới xong, là Di sản Quốc...

Ai nấy không khỏi ngạc nhiên, thích thú khi được tận mắt ngắm nhìn, tận tay sờ vào những cây cột gỗ của ngôi nhà cổ. ...

Trồng rau vượt lũ ở một xã của TT-Huế là trồng kiểu gì mà bán đắt hơn 2-3 lần so với bình thường?

Mô hình trồng rau vượt lũ ở xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho năng suất tương đương với các diện tích vùng thấp, trong khi giá rau bán lại cao gấp 2 – 3 lần nên được bà con áp dụng rộng rãi. ...

Dân xã này ở Hà Nam chỉ trồng rau màu theo mùa, mỗi nhà “nhận lương” 5-6 triệu/tháng

Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hoá gắn với tiêu thụ sản phẩm, những năm gần đây, xã Nhân Mỹ (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã tập trung mở rộng diện tích rau màu với đa dạng các loại...

Phó Thủ tướng Lê Thanh Long đề nghị Hòa Bình khai thác tốt các di sản, trở thành điểm đến hấp dẫn

Tối 16/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và khai mạc Tuần Văn...

Mới nhất

Quốc gia nào trên thế giới không có dòng sông chảy qua?

Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không có dòng sông chảy qua, được ngân hàng thế giới xếp hạng nền kinh tế thu nhập cá»±c cao. 5Saudi Arabia là quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền vào khoảng 2,15...

Nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng các nhà giáo

(NLDO)- Các NGND, NGƯT, nhà giáo tiêu biểu là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng...

Tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(ĐCSVN) - Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chào mừng, chúc mừng 21 Nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo có mặt tại buổi Lễ hôm nay. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự ghi nhận,...

Kiến nghị giảm thuế và lãi suất để phát triển nhà ở xã hội

Kiến nghị giảm lãi, giảm thuếNgày 17/11, tại sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” diễn ra toạ đàm chủ đề “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực”. Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin hấp dẫn, nóng hổi về việc phát triển nhà ở xã hội...

300 đại biểu trong nước, quốc tế đạp xe quanh hồ Thiền Quang

Tiếp nối thành công của các năm trước, sáng 17/11, tại không gian  xung quanh hồ Thiền Quang, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hành trình xe đạp hữu nghị vì Hà Nội xanh lần thứ tư năm 2024. Đây là hoạt động giao lưu hữu nghị thường niên được đông đảo bạn bè trong...

Mới nhất

Gia đình là tất cả!