Trang chủFigureMột đời nặng nợ với dân với mình

Một đời nặng nợ với dân với mình


img

à Nội những ngày cuối năm vẫn giá rét căm căm. Gió vẫn thi thoảng quẳng những đợt nhẹ vào giữa Thủ đô nên cái lạnh càng thấm vào da thịt. Căn nhà của ông Hồ Xuân Hùng nằm ở một góc khá khuất gió ở khu tập thể Licogi nhưng không vì thế mà cái lạnh không làm chủ và khách xuýt xoa. Ông chậm rãi pha ấm trà nóng mời khách, trong khi chúng tôi lặng lẽ quan sát.

Phòng khách được bày biện đẹp, nổi bật bức chân dung Bác Hồ được đặt ở chính giữa bức tường. Bên dưới là tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tay cầm thanh kiếm oai phong lẫm liệt. Và ở góc xa là la liệt những cúp, những huy chương thể thao được xếp gọn trong chiếc tủ kính mà ông dành được từ thời còn làm lãnh đạo tỉnh, nhiều nhất là cúp tennis- bộ môn ông ưa thích không kém gì bóng đá.

Đã nhiều lần tiếp xúc cả ở ngoài đời và khi làm việc, nhưng đây là lần đầu, chúng tôi ngồi với ông Hồ Xuân Hùng lâu như thế. Gần cả buổi chiều cuối năm dành để thủ thỉ, tâm tình nhưng câu chuyện của ông kể mãi vẫn không hết. Vẫn đậm đặc chất giọng trọ trẹ của miền biển Diễn Châu, ông đã cùng phóng viên Dân Việt lần giở những ký ức về với tuổi thơ của mình, từ thuở còn đội nón mê lội ruộng đến khi nhập ngũ, rồi qua nhiều bước thăng trầm để về làm Chủ tịch tỉnh Nghệ An, rồi chuyển ra Thủ đô công tác tại Ban đổi mới doanh nghiệp, rồi Thứ trưởng Bộ NNPTNT và cuối cùng nghỉ hưu về làm tại Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam…

Bây giờ, như ông nói, vẫn dành vẹn nguyên sự quan tâm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vẫn là người đồng hành, có thể đóng góp những ý kiến nhỏ bé giúp phát triển nông thôn, nâng cao đời sống người dân, đúng như câu thơ ông viết: “Nay về lo việc tam nông/Một đời nặng nợ với dân với mình”…

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 3.

Từ cán bộ lãnh đạo tỉnh Nghệ An, ông được điều chuyển ra Hà Nội công tác ở Ban Vật giá Trung ương, Ban đổi mới doanh nghiệp. Sau đó, ông về làm Thứ trưởng Bộ NNPTNT. Về hưu ông tiếp tục làm Cố vấn Ban chỉ đạo Trung ương về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Có thể nhận thấy, cuối hành trình của sự nghiệp, “Nay về lo việc tam nông/Một đời nặng nợ với dân với mình” như lời thơ ông viết. Cơ duyên nào dẫn ông đến gần với nông nghiệp, nông dân, nông thôn như thế?

Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em, tôi là cả. Mẹ tôi là nông dân, bố tôi làm thợ may cho hợp tác xã, sau đó tham gia hợp tác xã may và làm kế toán trưởng, mãi sau này ông mới thoát ly. Nhà đông con, cuộc sống khó khăn, mẹ tôi ngoài làm nông còn chạy chợ, cứ chục ngày lại có một phiên. Ngày đó, hợp tác xã quản lý công rất chặt nên nhiều lần tôi phải nghỉ học đi làm thay mẹ.

Trong nghề nông, thú thực là tôi chỉ không biết cấy, còn mọi công việc đồng áng, cày bừa, nhổ mạ, gặt lúa, làm được hết.

Khi tôi về Bộ NNPTNT làm Thứ trưởng, nhiều người cũng băn khoăn tại sao tôi về Bộ, trong phiên họp ban cán sự đầu tiên, tôi có nói vui: Trừ bộ trưởng, còn các đồng chí đi thi cày khéo còn lội nước theo tôi, tôi từng đi cày chìa vôi đó.

Sinh ra và lớn lên từ bờ tre, gốc rạ nên cả cuộc đời tôi gắn bó với nông nghiệp. Sau khi tỉnh thành lập Ty Thủ công nghiệp, bố tôi được chọn làm kế toán của Ty, còn mẹ tôi vẫn gắn bó với nếp quê từ đó đến giờ, ngôi nhà bố mẹ tôi xây dựng đến giờ vẫn còn nguyên.

Nhưng cuộc đời tôi cũng có điểm kỳ lạ, đội ngũ cán bộ ra Trung ương làm việc hay có câu “tiến vi bộ thoái vi ban” (làm ở bộ rồi mới làm ở ban – PV), còn tôi thì ngược lại, làm ở ban trước rồi mới ra bộ. Chính vì vậy, tôi mới làm bài thơ:

“Người rằng tiến vi bộ thoái vi ban

Riêng tôi kiếp trước đa mang nợ gì

Không đam mê cũng đam mê

Oằn lưng đổi mới bộn bề chưa xong

Nay về lo việc tam nông

Một đời nặng nợ với dân với mình”

Tôi thấy, từ lúc sinh ra, cái nghiệp của mình đã gắn bó với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Do vậy, ở các cương vị công tác, tôi luôn trăn trở làm việc gì đó cho bà con để góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, thu nhập cho bà con, dù chưa nhiều.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 4.

Thời còn ở Nghệ An, dưới sự dẫn dắt của ông, xứ Nghệ có thể nói là một trong những địa phương đi đầu trong việc cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết quả sau đó là nông nghiệp tỉnh nhà đã có những bước phát triển khá ngoạn mục…?

– Đúng. Thời kỳ tôi làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, khi đó, phong trào kiên cố hóa hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất, đường nội đồng phát triển rất mạnh, có thể nói Nghệ An là địa phương đi đầu. Khi đó, ông Lê Huy Ngọ là Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã dẫn 18 tỉnh, thành phố vào tham quan, tham khảo cách làm của Nghệ An từ năm 1996 – 1997. Lúc Nghệ An triển khai kiên cố hóa kênh mương, đường nội đồng cũng chưa có khái niệm nông thôn mới.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 5.

Lúc mọi người bảo xây dựng xi măng lò đứng là thừa thì Nghệ An đã có chính sách hỗ trợ xi măng cho những xã làm hệ thống kênh mương, đường nội đồng. Nếu không có những chính sách đó thì không có cách nào giải phóng sức lao động, vừa tiêu thụ được xi măng vừa tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.

Hay miền Tây Nghệ An khi đó đất đai thì phì nhiêu nhưng sản xuất vẫn manh mún, nông sản làm ra không tiêu thụ tốt nhưng cũng nhờ có một loạt chính sách của tỉnh nên đã thực sự đổi mới. Ví dụ như chủ trương xây dựng nhà máy đường Tate&Lyle với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, tổng công suất ép 9.000 tấn mía/ngày.

Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường lúc đó, Nghệ An đã có một chính sách mang tính đột phá, dù là tỉnh nghèo nhưng Nghệ An cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước miễn thuế đất nông nghiệp cho nông dân trồng mía, sau này mới thành chủ trương lớn của nhà nước.

Nhưng nếu không có chính sách đó thì không khuyến khích được nông dân trồng mía, không giải quyết được bài toán vùng nguyên liệu thì mô hình không thể thành công. Cho đến nay, nhà máy đường Tate&Lyle, hiện đã đổi tên thành Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) sau quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) vẫn là một trong những mô hình thành công nhất cả nước. Hiện, Công ty có 14.891 gia đình ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành… liên kết trồng mía nguyên liệu thông qua 431 hợp đồng. Nhờ liên kết trồng mía, bà con có nguồn thu nhập ổn định.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 6.
Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 7.

Nhà thơ đồng hương xứ Nghệ của ông là Nguyễn Sỹ Đại khi viết về nông dân có đúc kết: “Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng/Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn”. Quả thực, cuộc sống của người nông dân dù đã có nhiều thay đổi nhưng hiện vẫn còn quá nhiều khó khăn, còn nghèo, sản xuất còn manh mún. Hình như đây cũng là điều trăn trở lớn nhất của ông khi về công tác tại Bộ NNPTNT?

– Đó đúng là điều tôi luôn trăn trở. Có một thực tế, người nông dân rất trân quý, gắn bó với ruộng đồng nhưng ở nhiều nơi bà con chưa thể làm giàu từ nó vì diện tích quá manh mún.

Ngay cả mẹ tôi, vẫn giữ cho mình một mảnh ruộng dù không còn ai làm. Đó là một tâm lý cố hữu của người nông dân muốn gắn bó với đất, với ruộng vườn. Nhưng rõ ràng, muốn làm ăn lớn thì không thể chỉ dựa vào một mảnh ruộng.

Khi về Bộ NNPTNT làm Thứ trưởng, điều mà tôi muốn làm là cùng lãnh đạo Bộ rà soát lại một số chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cái gì phù hợp, cái gì chưa phù hợp thì điều chỉnh, từ đó cùng ban cán sự Bộ đưa ra một số chính sách mới với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân, từng bước hiện đại hóa sản xuất.

Thời điểm đó, Ban cán sự Bộ NNPTNT có ký với Ban Kinh tế Trung ương một bản hợp tác xây dựng một số mô hình điểm nông thôn mới cấp thôn.Tôi được giao tổng kết việc thực hiện mô hình này.

Khi đó, tôi nghĩ, sau khi tổng kết thì sẽ làm cái gì tiếp theo. Khi tìm hiểu việc thực hiện mô hình điểm nông thôn mới cấp thôn, tôi nhận ra, tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp thôn là gì, không có, cấp thôn cũng không có tư cách pháp nhân (con dấu) mà phải từ cấp xã trở lên. Và muốn chương trình này thành công phải huy động nguồn lực toàn xã hội, không thể làm nhỏ giọt mà phải tạo ra chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và phải có hẳn nghị quyết Trung ương.

May mắn là khi tôi về Bộ NNPTNT, trong chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X có một chương trình bàn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban chỉ đạo xây dựng đề án trình Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thành lập, do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát khi đó làm Phó trưởng ban và là Tổ trưởng tổ biên tập xây dựng đề án vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tôi là Tổ phó và trực tiếp làm tổ trưởng tổ thư ký giúp việc cho tổ biên tập xây dựng đề án.

Đại diện hầu hết các bộ ngành đều tham gia đóng góp ý kiến để ra cho được đề cương nội dung của nghị quyết về nông nghip, nông dân, nông thôn, sau đó trình Bộ Chính trị để trình Trung ương ban hành. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời như vậy.

Sau khi có Nghị quyết 26, Ban Bí thư quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm trưởng ban. Tôi được chỉ định làm tổ trưởng tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo chương trình.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 8.

Có lẽ vì gắn bó với Nghị quyết số 26 những ngày đầu tiên nên nhiều người vẫn ưu ái gọi ông là “ông nông thôn mới”. Ông thấy tên gọi này như thế nào?

Cảm ơn sự đánh giá của mọi người nhưng nhận định này là hơi quá vì đó là sáng kiến của tập thể, tôi chỉ là một phần trong đó.

Khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng các cán bộ ban ngành sang Bộ NNPTNT nghe đề án về xây dựng nông thôn mới thì tôi là người trình bày do tôi là người góp sức chắp bút. Khi tôi trình bày ý tưởng, Tổng Bí thư rất đồng tình với hướng suy nghĩ như thế.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 9.

Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp các ý tưởng, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Vì còn có nhiều ý kiến khác nhau nên Trưởng ban chỉ đạo Nguyễn Sinh Hùng đã có chỉ đạo mang tính tổng kết, rất quyết đoán: “Chúng ta đều là con em sinh ra từ bờ tre gốc rạ, làm được cái gì cho bà con thì làm”. Đó cũng là động lực để chúng tôi quyết tâm hoàn thiện đề án.

Sau khi Trung ương thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện một số mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới do đồng chí Trương Tấn Sang làm Trưởng ban chỉ đạo. Đây cũng là điều chưa từng có khi có nghị quyết Trung ương rồi vẫn có Ban chỉ đạo triển khai điểm nghị quyết. Có ý kiến hỏi về việc này nhưng thực tế trong nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương quy định: trong trường hợp đặc biệt thì có thể thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện nghị quyết.

Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm của Trung ương rất khẩn trương định hướng quá trình xây dựng xây dựng nông thôn mới, với quan điểm nhất quán: Dân làm chủ, dân làm cho dân, hệ thống chính trị, các doanh nghiệp đồng hành cùng người dân để trả lời cho câu hỏi ai là người xây dựng nông thôn mới, xây dựng cho ai, ai được hưởng, tiền đâu mà làm, làm theo tiêu chí nào?. Từ 11 xã làm điểm nông thôn mới ban đầu, phong trào đã lan rộng ra cả nước, tạo nền tảng để Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia cho giai đoạn đó.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 10.

Không chỉ trong xây dựng nghị quyết mà kể cả trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi biết vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Việc này, ông và các đồng sự, các lãnh đạo đã giải quyết như thế nào?

Rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí khi Bộ NNPTNT đã trình dự thảo đề án vẫn có ý kiến không đồng tình, chúng tôi giải trình đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, việc có ý kiến trái chiều theo tôi cũng là bình thường khi sáng tỏ thì sẽ nhận được đồng thuận.

Lúc đầu, mọi người nhầm tưởng xây dựng nông thôn mới tập trung hết về Bộ NNPTNT nhưng không phải như vậy, việc của bộ nào bộ ấy làm nhưng phải có trung tâm điều phối chung. Đặc biệt phải có bộ tiêu chí, ví dụ quy hoạch thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm, làm đường phải do Bộ Giao thông Vận tải,…

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 11.

Trong suốt quá trình gắn bó với chương trình xây dựng nông thôn mới, điều gì làm ông hài lòng nhất và điều gì còn trăn trở, chưa đúng với ý nguyện ban đầu?

– Tôi cũng đã đặt câu hỏi này với bà con nông dân và câu trả lời tôi nhận được là: Cái chúng tôi mừng nhất là thông qua chương trình này, cán bộ gần dân hơn. Qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tôi thấy, khối tạo sự yên tâm, ổn định nhất vẫn là nông nghiệp, nông dân, nông thôn vì bà con thấy có sự thay đổi to lớn về đời sống vật chất tinh thần. Đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng đã tăng dù tỷ lệ này còn thấp so với định mức chung.

Cách đây vài hôm tôi có đến một bản biên giới của tỉnh Nghệ An, tuy cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn nhưng hiện đường giao thông đã đến tận bản cao, xe ô tô lên được tận cổng trời. Hệ thống trường học, trạm y tế nhiều địa phương ngày càng hoàn thiện.

Theo tôi, thành công lớn nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới là huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia vào chương trình. Không chỉ có Bộ NNPTNT mà các bộ ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp cũng vào cuộc tích cực.

Nếu có điều gì trăn trở thì đó là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn ít, chúng ta có thể thu hồi hàng nghìn hecta đất làm khu đô thị thì được nhưng khi địa phương chuyển đổi một phần đất nông nghiệp làm hạ tầng lại khó khăn.

Trong việc xét tiêu chí công nhận xã nông thôn mới, tôi thấy nhiều nơi vẫn nặng thành tích, có hiện tượng nợ tiêu chí, thậm chí quy hoạch là tiêu chí rất quan trọng nhưng có xã vẫn nợ, trường còn nợ cơ sở vật chất, trạm y tế còn nợ bác sĩ.

Dân cũng cho rằng khi triển khai làm nông thôn mới phải sát, nghĩa là làm những gì dân muốn. Tôi cứ nhớ mãi câu chuyện một ông chủ tịch huyện bị chất vấn trước Quốc hội những năm 1990 – 1991, tại sao dân địa phương trồng nhiều cây thuốc phiện, phải xóa bỏ ngay. Ông ấy nói: “Nhưng phải làm cho đồng bào cái đường lên bản”.

Hay tại sao nhiều xã xây chợ nông thôn mới nhưng lại bị bỏ hoang vì chúng ta làm ở vị trí người dân không ưng. Người ta hay dùng từ “cưới chợ” mà không phải khánh thành chợ là do cái duyên của vùng đất đó, do vậy khi xây dựng công trình phải hỏi ý kiến người dân.

Ngoài ra, tôi thấy, hiện nay, đời sống của bà con ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa, làm sao giảm được khoảng cách này.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 12.

Ở Nghệ An có bài vè dân gian: “Khôn ông Thại, hay cãi ông Tùy, lỳ ông Bá, phá ông Hùng, khùng ông Tuyển, uyển chuyển ông Hợp…”. Với ông, họ dành cho từ “PHÁ”, để nói về sự đột phá, dám đấu tranh với những tư tưởng cũ để xây dựng Nghệ An phát triển xứng tầm với quê hương của Bác Hồ? Nhiều công trình do tỉnh chủ trương xây dựng lúc đó đã có ý nghĩa rất lớn với quá trình phát triển kinh tế xã hội sau này như nhà máy đường Tate&Lyle, nhà máy xi măng Hoàng Mai, Quảng trường Bác Hồ, khách sạn Phương Đông, đại lộ nối sân bay Vinh với thành phố?

– Khi tôi nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An là chủ tịch tỉnh trẻ nhất cả nước, 43 tuổi. May mắn khi kết thúc chiến tranh, năm 1976 tôi ra Bắc học đại học, được đào tạo cơ bản, sau một thời gian công tác, năm 1984 tôi tiếp tục được sang Nga học cao học. Tôi cũng là chủ tịch tỉnh đầu tiên sang Mỹ khi hai nước chưa bình thường hóa quan hệ vào khoảng năm 1997 theo chương trình của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó là ông Nguyễn Mạnh Cầm.

Được đi, quan sát và nghiên cứu, tôi thấy hạ tầng của họ khác quá, họ làm ăn lớn thực sự. Tôi cũng tham quan làng trồng chè của Nhật Bản, thấy đường ô tô vào tận nhà dân mà mê, xem cách họ dùng nylon che dưới gốc cây để tránh thoát nước, vào tận làng nuôi bò Kobe để học tập.

Tôi cũng quan sát cách họ xử lý vấn đề môi trường. Tại sao công nghệ của Nhà máy đường Tate&Lyle hay Nhà máy xi măng Hoàng Mai vẫn tốt?. Là do các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ ngay từ hồi đó nên phát huy hiệu quả, không để lại hậu quả.

Tôi cho rằng trong quá trình đổi mới phải chấp nhận sự vất vả đấu tranh cho sự thay đổi. Nếu đường ra sân bay không mở sớm, quảng trường Bác Hồ không mở sớm thì hiện tại chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sẽ lớn như thế nào. Và thực tế đã chứng minh mấy chục năm rồi mà đường vẫn không lạc hậu. Từ đó có thể thấy công tác quy hoạch, tầm nhìn của lãnh đạo có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, không phá đi xây lại.

Có thể thấy đây là những công trình lớn, bắt đầu cho thời kỳ mở cửa của Nghệ An sau này, vì trước đó xứ Nghệ hầu như không có đối tác nước ngoài hoặc đối tác lớn vào đầu tư. Có được điều này, nhờ đội ngũ lãnh đạo chịu khó học tập, áp dụng cái mới nhưng quan trọng nhất là dám đấu tranh với tư tưởng cũ. Tôi nghe nói đây cũng là cuộc đấu tranh không dễ dàng?

– Các công trình lớn của Nghệ An đều có trong nghị quyết của Tỉnh ủy thời kỳ đó. Như khách sạn Phương Đông, Tỉnh ủy có nghị quyết làm nhưng vẫn có ý kiến nói Ủy ban làm mà Tỉnh ủy không biết. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng thiết kế khách sạn lên đến 16 tầng là sự lãng phí ngân sách, có dấu hiệu tham nhũng. Những người không đồng tình còn gửi cả đơn lên Tổng bí thư lúc đó là ông Lê Khả Phiêu. Thực tế, bất kỳ đổi mới nào cũng chấp nhận sự vất vả, thiệt thòi cho chính mình.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 13.

Có thể thấy, quy hoạch có tầm nhìn sẽ được đánh giá ở tương lai và sẽ tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có phải vì sự đột phá cũng như tầm nhìn mà ông cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thường trực Chính phủ khi đó?

Khi tôi làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, tôi có viết thư cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nội dung như sau: “Kính gửi Thủ tướng, tôi là Chủ tịch tỉnh quê Bác nhưng ít tuổi nhất trong số các chủ tịch tỉnh, xin được gặp Thủ tướng 5 phút trình bày phương án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 14.

Sau tôi nghe anh em kể lại, ông Kiệt thắc mắc: Gặp có 5 phút thì trình bày kiểu gì và đồng ý cho gặp. Tôi ra gặp Thủ tướng, ông Kiệt bảo: “Tôi cho anh 10 phút” nhưng tôi chỉ xin 5 phút. Tôi nói: Em là chủ tịch tỉnh trẻ nhất, lại ở quê Bác nên không thể để quê Bác nghèo mãi như vậy nên có 3 phương án để phát triển: Một là cứ thế làm, đến đâu hay đó; hai là giữ an thân, giảm phát triển đi cũng được; ba là, quyết tâm đưa Nghệ An vượt tầm. Ông Kiệt yêu cầu tôi phải chọn phương án 3, với lời nhắn: Ráng sức mình đưa Nghệ An phát triển xứng tầm quê Bác. Tôi nói: “Vậy xin mời Thủ tướng vào Nghệ An để tỉnh giải trình phương án tại chỗ”.

Sau đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào Nghệ An, đi khảo sát mấy nơi, lên tận cả Mường Lống (Kỳ Sơn). Lãnh đạo tỉnh đưa ông đi xem vùng làm xi măng, mía đường, vùng miền Tây, Nam Đàn, vùng dự kiến phát triển và mở rộng Cửa Lò… để trình bày ý tưởng phát triển kinh tế.

Sau đó, Thủ tướng và Chính phủ có quyết sách gì cho tỉnh để phát triển kinh tế?

– Phải nói là nhiều, ông Kiệt là người có nhiều chính sách giúp cho Nghệ An phát triển. Ví dụ khi chọn địa điểm đặt nhà máy xi măng Hoàng Mai, ông Kiệt đi trực thăng khảo sát.

Bên cạnh Xi măng Hoàng Mai là Xi măng Nghi Sơn, lúc đó Nghi Sơn lấy mỏm đá của Nghệ An nên cả bí thư, chủ tịch Nghệ An, Thanh Hóa ra Trung ương họp, chúng tôi đề nghị Thủ tướng cho Nghệ An cổ phần 10%, còn lại là vốn của Nhật Bản. Thủ tướng hỏi: Tiền đâu góp cổ phần?, tôi báo cáo Thủ tướng: Tổng Công ty xi măng lấy ở đâu thì tỉnh vay ở đó, Tổng Công ty xi măng là Chính phủ cho vay thì Nghệ An cũng vậy, Thủ tướng chấp nhận thì Nghệ An mới có nguồn lực.

Hay cái hồi làm nhà máy đường, 2h đêm chúng tôi còn xin ý kiến Thủ tướng để vay vốn góp cổ phần vì phía Vương quốc Anh lúc đó là ban ngày, họ đang họp hội đồng quản trị. Chỉ 1 ngày sau đó, Chính phủ quyết cho Nghệ An vay vốn. Đó là những quyết sách vì cái chung, giờ miền tây Nghệ An đã đổi mới, có doanh nghiệp lớn đứng chân là các doanh nghiệp khác cũng tìm về.

Rồi khi có nhà máy đường, có ý kiến muốn thành lập công ty vận tải để bán mía cho nhà máy nhưng tôi cho rằng không cần, nông dân chở mía đến nhà máy bán giá sẽ khác.

Cũng rất may mắn cho đội ngũ lãnh đạo tỉnh thời đó là chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ, sự thống nhất cao trong nội bộ và cả Chính phủ. Như việc thành lập thị xã Cửa Lò, ông Võ Văn Kiệt có lo ngại: Một cái làng chài sao thành thị xã?. Chúng tôi lại mời ông Kiệt đi khảo sát, rồi quyết định thành lập thị xã, khi đó, chúng tôi đặt vấn đề phải giữ được môi trường nên quy hoạch những con đường ven bãi biển không bố trí cho dân ở mà phải lùi vào sâu.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 15.
Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 16.

Trong chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội ở Nghệ An, ông cũng dành nhiều quan tâm cho hoạt động văn hóa giải trí, trong đó có bóng đá. Những trận cầu đỉnh cao của Sông Lam Nghệ An luôn đầy ắp khán giả, một bầu không khí cổ vũ cuồng nhiệt chưa từng có, và người đứng đầu tỉnh lúc nào cũng có mặt trên khán đài. Vì sao ông và đội ngũ lãnh đạo tỉnh khi đó lại dành nhiều quan tâm cho môn thể thao vua này?

Đến bây giờ trong thâm tâm tôi vẫn rất tự hào mình đã góp phần phát triển phong trào văn hóa thể thao cho Nghệ An và rất may là đến nay vẫn phát triển đúng hướng.

Ví dụ như lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu), thời Nguyễn Huệ đó là một lễ hội quốc gia nhưng sau này bị mai một, khi tôi làm chủ tịch, anh em đề nghị phục hồi. Hay hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu) cũng được đề nghị đưa vào khai thác và giờ đã là một địa chỉ du lịch nổi tiếng xứ Nghệ.

Cái may của tôi khi làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An là có đội ngũ anh em lãnh đạo sở tài năng, mỗi người một ý kiến, đóng góp lại thành chủ trương đúng của tỉnh. Có những quy hoạch của tỉnh, tôi đi rồi anh em mới triển khai và làm rất hiệu quả.

Còn tại sao người Nghệ An lại quan tâm đến bóng đá. Thực ra dân Nghệ An có truyền thống bóng đá từ lâu, khi tôi còn bé toàn lấy trái bưởi đá bóng. Mỗi lần có trận bóng đá là dân đổ đi xem rất đông nhưng làm sao đẩy nó lên thành phong trào, hiệu triệu được ham muốn của dân và mọi người cùng tham gia để rèn luyện sức khỏe, lại là bài toán chưa có lời giải.

Chính vì vậy, ở Nghệ An hồi có đó chủ trương, các trường cấp 2, cấp 3 phải có sân bóng đá; các thôn, xã phải cố gắng dành đất để xây dựng sân bóng đá.

Tôi có nói với Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin khi đó: Nói đến Kim Liên làng Sen quê Bác ai cũng biết nhưng nói đến kinh tế xã hội của Nghệ An thì còn lâu nhưng đẩy bóng đá lên thành phong trào thì ai cũng biết, tạo điểm hút của cả nước. Chỉ có trái bóng mới tạo được sức thu hút nhanh nhất, tạo được phong trào toàn dân nhanh nhất. Chúng tôi đầu tư cho bóng đá vì đó là điểm dễ nhận thấy nhất khi nói đến Nghệ An.

Để có lứa cầu thủ tốt cho đội bóng Sông Lam Nghệ An, tỉnh cũng có chính sách quan tâm đầu tư cuộc sống vật chất, tinh thần cho anh em từ việc xây nhà ở đến các hoạt động giải trí khác. Các cầu thủ như anh em Văn Sỹ Hùng, Văn Sỹ Thủy, Hữu Thắng,… nhận được sự quan tâm nên rất hào hứng, phấn khởi.

Nghệ An cũng thành lập trường đào tạo bóng đá trẻ đầu tiên ở Việt Nam để chuẩn bị nguồn lực kế cận cho đội bóng, quan trọng là lan tỏa tình yêu cho lớp trẻ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 17.

Tôi còn nhớ, thời đó, mỗi lần Sông Lam Nghệ An ra sân là một ngày hội. Cứ vào chiều thứ 7, sinh viên xứ Nghệ đều bắt tàu từ Hà Nội về Vinh xem bóng đá. Rồi cơ man nào người già, em nhỏ ở các huyện vùng cao như Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Hợp… bắt xe khách để chạy thẳng về sân Vinh. Trong sân, lúc nào cũng đầy ắp 2-3 vạn khán giả. Trên đường pít, hàng dãy những xe 3 bánh của các thương binh xếp hàng xem bóng đá… Tình yêu bóng đá có lẽ không đâu như xứ Nghệ. Với ông, tình yêu còn lớn hơn nữa thì phải, thậm chí, đến khi đội bóng đi đá tỉnh xa về, dù thua ông vẫn đi đón?

– Bóng đá thời đó cuồng nhiệt đúng như anh kể. Tôi cơ bản là xem hết tất cả các trận của đội nhà. Có khán giả cuồng nhiệt, có lãnh đạo tỉnh quan tâm nên anh em đá nhiệt lắm. Khó có đội nào lấy được điểm ở sân Vinh. Sân Vinh là chảo lửa cũng là vì thế.

Nhưng thời đó, anh em cũng hay thua, nhất là những trận đi vào Nam. Nhưng thua thì tôi vẫn yêu, quan tâm và động viên anh em.

Thua tôi vẫn đi đón vì anh em đá thua bị dân chửi nhiều quá. Tôi nhớ ra tận ga Vinh đón, vô tình tôi đứng trước, phía sau cổ động viên đằng sau giơ khẩu hiệu: “Hoan hô đội bóng sông Lam/Đi mần kinh tế phía Nam vừa về”. Họ nghi anh em bán độ nhưng thực ra không phải, trong thể thao thắng thua cũng là lẽ thường, nhưng tôi vẫn ra đón để động viên anh em và họ thấy trách nhiệm.

Sông Lam Nghệ An năm nào cũng có lứa cầu thủ tài năng nhưng những ngôi sao như Văn Quyến, Công Vinh ngày càng hiếm. Ông lý giải sao về điều này?

Cách đây vài hôm cũng có người hỏi tôi, tại sao Sông Lam Nghệ An không giữ được cầu thủ giỏi?

Tôi cho rằng, khó nhất ở Sông Lam Nghệ An hiện nay là nguồn tài trợ và ngoài tài trợ của doanh nghiệp, tỉnh cũng phải quan tâm thêm, có thể chưa chiêu mộ được người giỏi nhưng làm sao không để người giỏi ra đi. Nói cách khác, tỉnh cần có cơ chế tạo môi trường, động lực cho họ cống hiến.

Vấn đề này, không chỉ ở Nghệ An mà nhiều CLB khác cũng đang vướng phải. Bóng đá thời nay nó phải thế. Mà không phải từ bây giờ, thời tôi làm lãnh đạo cũng đã có nhiều dự báo, nhiều yêu cầu đặt ra là phải xây dựng cơ chế cho các CLB phát triển.

Có kỳ đại hội của VFF, thấy tôi đam mê, tâm huyết, rồi đội bóng Sông Lam cũng phát triển, nên từ điểm sáng đó, nhiều người giới thiệu tôi ra ứng cử VFF. Lãnh đạo cấp cao cũng rất ủng hộ. Tuy nhiên, sau đó xuất hiện ứng cử viên là anh Hồ Đức Việt nên tôi xin rút. Anh Việt là người có kinh nghiệm, cũng là người xứ Nghệ, đã kinh qua nhiều chức vụ nên tôi tin anh ấy sẽ làm tốt. Tôi rút cũng là hợp lý.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 18.

Nếu có một trắc nghiệm dành cho tính cách của ông, với 3 phương án: Thú vị, hay ho, nhàm chán, tôi sẽ chọn ông ở phương án 1. Ông rất thú vị, ở chỗ, ngoài là nhà quản lý tốt, ông còn đam mê và am hiểu bóng đá, rất hay hát và hát truyền cảm, đặc biệt ông làm thơ rất có duyên. Ông đã xuất bản thơ và nhiều bài thơ rất cuốn hút. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha từng nhận xét: Hồ Xuân Hùng không phải là một chính khách làm thơ mà là một người thơ làm chính khách. Còn ông, ông nhận mình là người như thế nào?

Năm 61 tuổi, tôi nghỉ hưu và xuất bản một tập thơ 61 bài, đủ các giai đoạn, thời kỳ: khi còn đi lính, làm chủ tịch UBND tỉnh, rồi ra ngoài Hà Nội công tác với nhiều đơn vị, chức vụ khác nhau.

Thực ra, tôi chỉ làm thơ để cân đối nhu cầu của mình, lúc nào căng thẳng nhất thì tôi làm thơ, bởi nếu không tạo ra sự cân đối thì con người sẽ ra sao?

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 19.

Thơ của ông ngoài tình yêu, nông dân còn viết về người lính? Ông luôn tâm niệm, trăn trở về những người đồng đội đã hi sinh, hoặc đang còn sống cuộc sống đầy khó khăn sau chiến tranh. Ông thường nhớ nhung và nhiều lần trở lại vùng chiến trường xưa và sau đó có nhiều vần thơ mang nhiều day dứt và gửi gắm tới đồng đội cũ?

Tôi là một người lính, từng tham gia giải phóng Rạch Giá. Có một lần đi viếng mộ bạn tôi nhìn thấy những nấm mộ ghi “Vô danh”, nên viết bài thơ: “Ai đến ngã ba Đông Dương/Nơi nghĩa trang liệt sĩ/Có tên và chưa biết rõ tên/Ai đã viết bản tình ca đầu tiên/Nếu không phải là người ra đi và ở lại…

Sau này, họp Chính phủ, tôi cũng kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Không ai là không có tên mà chỉ là chưa biết rõ tên. Tôi cũng kiến nghị cho phép người thân được đưa mộ liệt sĩ khỏi các nghĩa trang quy tập về quê hương nếu họ có nguyện vọng.

Đến giờ này, đã giải ngũ rất lâu, nhưng tôi vẫn luôn xót đau và chia sẻ về những đồng đội không hay của mình:

Bạn tôi:

Đứa nằm lại nơi chiến trường xa

Đứa cụt què, bệnh tật

Đứa nhiễm chất độc màu da cam

Đứa khoác ba lô vào trường đại học…

Nay có người giàu sang

Kín cổng tường cao, bạn bè không dễ đến

Có người đủ lương sống qua ngày, đoạn tháng

Cũng có người thất nghiệp

Có người đang ngày đêm vật lộn

Đấu tranh cho lẽ phải công bằng

Bảo vệ trường tồn những đồng đội đã hi sinh.

(Nhớ bạn)

Người ta hay nói người xứ Nghệ nóng tính nhưng cũng lãng mạn; thẳng thắn nhưng cũng rất bảo thủ, gia trưởng… Vậy chất Nghệ trong ông là gì?

– Tôi quyết đoán nhưng không nóng nảy, tôi nghĩ những đóng góp của mình cho tỉnh Nghệ An và ngành nông nghiệp có được là nhờ chịu khó lắng nghe và biết cách lắng nghe.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng: "Một đời nặng nợ với dân với mình" - Ảnh 20.

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh

(Tổ Quốc) - Từ ngày 20-26/12, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị tổ chức đoàn Farmtrip trải nghiệm, khảo sát tiềm năng sản phẩm du lịch về nguồn "Vĩnh Linh - Ký ức và Hiện tại"...

Tư vấn tuyển sinh du học Nga dành cho học sinh tỉnh Nghệ An

NDO - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An tổ chức buổi gặp mặt trực tuyến và tư vấn tuyển sinh dành cho học sinh các trường phổ thông tại tỉnh Nghệ An. Tham dự chương trình, tại điểm cầu Nghệ An, có ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; lãnh đạo Sở...

Một Chủ tịch UBND tỉnh xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chủ trương đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh được nghỉ hưu trước tuổi ...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

(NLĐO) – Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đối với ông Trần Phong. ...

Tìm thấy thi thể 2 cháu bé bị nước cuốn trôi ở Quảng Nam

(NLĐO) – Một nhóm 3 em nhỏ đi qua khu vực ngập nước thì có 2 em bị nước cuốn trôi mất tích tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết quả chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

58 thí sinh có màn so tài tại chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 để tìm ra chủ nhân của vương miện mang tên “Sắc sen tâm Việt”. Tân Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ trở thành đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Miss...

Chứng chỉ IELTS được tuyển thẳng, ưu tiên vào lớp 10 một số trường ở Hà Nội năm học 2025-2026

Một số trường THPT ở Hà Nội công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026, trong đó có chứng chỉ IELTS được tuyển thẳng hoặc cộng điểm ưu tiên. ...

Khách Tây “đội mưa” trải nghiệm cày ruộng cùng nông dân Hội An

Ngày 28/12, tại cánh đồng làng An Mỹ (phường Cẩm Châu, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra Lễ hội xuống đồng Cẩm Châu 2025. Tại đây, du khách nước ngoài thích thú khi được trải nghiệm cày ruộng, cáy lúa và thưởng thức ẩm thực dân dã cùng nông dân Hội An. ...

Nghệ sĩ Phan Xuân Trí và hành trình 10 năm “gieo trồng” nghệ thuật Guitar cổ điển tại Đà Nẵng

Tối qua (27/12), Festival Guitar quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Đà Nẵng đã chính thức Khai mạc. Để có được sự kiện âm nhạc danh giá này là công sức và tâm huyết của nghệ sĩ Guitar Phan Xuân Trí trong hành trình 10 năm bền bỉ gầy...

Link xem trực tiếp chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 diễn ra tại TP.HCM vào tối 28/12. Dân Việt xin gửi đến quý độc giả link xem trực tiếp chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 với màn so tài của 58 thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

H’Hen Niê: “Phụ nữ cần yêu thương bản thân, chủ động tạo hạnh phúc”

(Dân trí) - Hoa hậu H'Hen Niê chia sẻ hành trình vượt lên số phận, bước qua khó khăn để đạt được ước mơ, làm chủ cuộc sống. Hoa hậu H'Hen Niê tích cực truyền cảm hứng, hoạt động cộng đồng sau 6 năm từ ngày đăng quang (Video: Cao Bách). Năm 18 tuổi, cô gái người Ê-đê H'Hen Niê quyết tâm rời buôn làng để theo học trường dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Nhìn lại...

Madam Nhung và tình yêu với ẩm thực chay

Bà Trương Thị Lê Nhung hay còn gọi là Madam Nhung sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống kinh doanh tại Hà Nội. Bà là người đã góp phần tạo nên bước tiến mới trong việc bảo tồn và nâng tầm văn hóa ẩm thực truyền thống, giúp thế hệ trẻ có cơ hội thưởng thức, thêm yêu và duy trì một nét văn hóa của đất nước.   Bà Trương Thị Lê Nhung (Madam Nhung) Sinh ra trong...

“Bông hồng thép” thủ khoa kể chuyện mang súng, vác bao cát hành quân

(Dân trí) - Đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự, Ngô Thị Minh Thư chỉ nặng hơn 40kg, những tưởng không đủ sức mang súng và vác bao cát hành quân. Tuy vậy, bằng nỗ lực vượt bậc, Thư tốt nghiệp thủ khoa năm 2024. Phồng rộp chân vì vừa mang súng, vừa vác bao cát chạy Ngô Thị Minh Thư (Bình Định), học viên ngành Phân tích dữ liệu của Học viện Kỹ thuật quân sự vừa tốt nghiệp...

Gia đình giữ kỷ lục về số người tham gia Đường lên đỉnh Olympia

Hữu Trí, Ngọc Trang, Ngọc Tân là thành viên của gia đình có nhiều thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhất. Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) là thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Trí có chị...

Cùng chuyên mục

“Bông hồng thép” thủ khoa kể chuyện mang súng, vác bao cát hành quân

(Dân trí) - Đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự, Ngô Thị Minh Thư chỉ nặng hơn 40kg, những tưởng không đủ sức mang súng và vác bao cát hành quân. Tuy vậy, bằng nỗ lực vượt bậc, Thư tốt nghiệp thủ khoa năm 2024. Phồng rộp chân vì vừa mang súng, vừa vác bao cát chạy Ngô Thị Minh Thư (Bình Định), học viên ngành Phân tích dữ liệu của Học viện Kỹ thuật quân sự vừa tốt nghiệp...

Gia đình giữ kỷ lục về số người tham gia Đường lên đỉnh Olympia

Hữu Trí, Ngọc Trang, Ngọc Tân là thành viên của gia đình có nhiều thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia nhất. Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) là thí sinh tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Nguyễn Hữu Trí (cựu học sinh Trường THPT Tùng Thiện, Hà Nội) tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Trí có chị...

Chi Pu tăng sức ảnh hưởng tại thị trường Trung Quốc

Trên Weibo, Chi Pu đăng tải loạt ảnh đồng hành với một nhãn mỹ phẩm ở Trung Quốc, cho thấy cô ít nhiều gặt hái được thành công ở thị trường nước ngoài. Nhờ sự ủng hộ lớn của người hâm mộ, Chi Pu được cộng tác với nhiều thương hiệu tại thị trường Trung Quốc Ảnh: NVCC Việc Chi Pu được mời trở thành "friend of house" của thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng tại Trung Quốc là một dấu mốc...

Nguyễn Đinh Khoa đoạt giải thưởng Văn học trẻ của Hội Nhà văn TPHCM

Nhà văn Nguyễn Đinh Khoa vừa nhận tin vui được giải thưởng Văn học trẻ của Hội Nhà văn TPHCM, với tác phẩm truyện dài "Dị bản" (NXB Trẻ). Nguyễn Đinh Khoa không phải là người chuyên sáng tác nhưng viết rất sung sức, từng đoạt giải Văn học tuổi 20 (năm 2018) với tác phẩm Độc hành (truyện dài) NXB Trẻ. Những năm sau đó, cây viết với công việc chính là kiến trúc sư này đã ra mắt những tản...

Nữ sinh Olympia xinh đẹp, “gây bão” với màn đối đáp về game

(Dân trí) - Bên cạnh việc giành vòng nguyệt quế Olympia, Phạm Anh Thơ gây ấn tượng với nét đẹp khả ái, nụ cười rạng rỡ. Đáng chú ý, nữ sinh còn thích hòa mình vào các trận đấu thể thao điện tử. Phạm Anh Thơ (học sinh lớp 11A8, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Hà Tĩnh) xuất sắc giành vòng nguyệt quế với tổng số điểm cách biệt rất lớn (205 điểm) tại cuộc thi tuần 2, tháng 3,...

Mới nhất

Truy kích 10 ngày, bắt giữ 93 người có liên quan đến tổ chức Gulen

Theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya, cảnh sát nước này vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất thành năm 2016.

Vì sao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng?

Dùng thực phẩm bổ sung để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đã trở nên rất phổ biến. Tuy...

Tại sao một số người chóng mặt sau khi ăn?

Nhiều người từng trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt sau khi dùng bữa. Đây là hiện tượng khá phổ biến và...

Báo in ngày 29-12: Giá điện điều chỉnh 2 tháng/lần: Ổn không?

(NLĐO) - TP HCM khẩn trương sắp xếp bộ máy; Giá điện điều chỉnh 2 tháng/lần: Ổn không?... là các thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 29-12 ...

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

(ĐCSVN) - Chiều 28/12, dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc...

Mới nhất

Sức hút Việt Nam