Trang chủKinh tếNông nghiệpMột đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con...

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?


Nhưng nếu bạn cần một khoảng lặng, một sự riêng tư để nhìn lại chính mình: Lăng Cô giúp bạn.

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?- Ảnh 1.

Đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) trong xanh, bình yên. Ảnh: TUỆ TÂM

Kỳ 1: Hẹn hò về đầm Lập An

Về Lăng Cô khởi những hò hẹn, lưu luyến, thiết tha

Tháng 6, biển êm, về Lăng Cô sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những con sóng như luống khoai cuộn lăn mặt biển, vỡ oà bờ cát. Và đầm Lập An trong veo vắt đến mức nhìn rõ loài cá bơi.

Ngày sớm trên đầm

Đầm Lập An là nguồn lợi tự nhiên là sinh kế của người ven đầm. Với họ, nhịp thời gian mỗi ngày tuỳ theo con nước. Nắng, mặt nước dài rộng. Mưa, mặt đầm chỗ đục, chỗ trong. Thiên nhiên vốn dĩ đẹp cho chính nó, tận hưởng đến đâu phụ thuộc vào mỗi người.

Mờ sớm, cây cỏ ướt sương mai, bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Hói Dừa (thị trấn Lăng Cô) đã dậy, và lịch kịch chuẩn bị cho cái công việc “bì bõm” trong đầm: “Ngày trước, chị em chúng tôi cứ thầm lặng bắt nghêu. Nhiều bận, xuề xòa với nhau mà không ngại. Nay, chúng tôi tươm tất hơn vì khách du lịch rong chơi trong đầm”.

Bình minh luôn là khoảng thời gian đẹp, một vài loài chim cũng dậy sớm dợt cánh trên mặt đầm. Hoàng hôn ma mị từ phía chân núi Bạch Mã ú òa bước chân. Bà Hoa yêu những khoảnh khắc trong đầm. Bởi đầm không chỉ là nơi mưu sinh mà còn là những tâm tình lúc đắng cay, khi ngon ngọt.

Trước đây, nhiều phụ nữ luống tuổi sống trong nhiều khu dân cư: Hói Dừa, Hói Mít, Hói Cạn, Loan Lý, An Cư Đông, An Cư Tây, Miều Chùa… bắt nghêu vì mưu sinh. Nay, họ bắt nghêu vì thú vui, kỷ niệm cũ. Xưa kiếm cơm, nay kiếm canh.

Tiết trời tháng 6, nắng rang, xuống đầm ngâm nước cũng là cách làm mát. Họ có chuyện riêng, chuyện dài với nhau, theo đó họ đi bốn năm người, thì chốc lát, hai người tản ra một lối, ba người chuyển sang một hướng.

Người Huế luôn nhớ nguồn gốc của mình, đi đến phương trời nào họ cũng mang theo hồn Huế trong ẩm thực, cử chỉ. Nhưng còn những người nơi khác về Huế sinh sống thì sao? Bà Hoa lược chuyện, bà sinh ra và lớn lên tại thị trấn Lăng Cô, nhưng quê gốc của bà ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), cố cụ của bà đầu thế kỷ 20 di cư ra đây lập làng, sống bằng nghề trồng trọt, đốt than và chài lưới trong đầm.

“Chúng tôi có nhiều điểm chung với người Huế nhưng vẫn giữ vài nếp xưa. Giỗ này, Tết này… đều phải có bánh thửng (bánh thuẫn) bày bàn thờ. Liên hoan phải có mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, mắm nêm…”, bà Hoa cho hay.

Ngày xưa, khi chưa có điện lưới, cuộc sống của người dân quanh đầm Lập An diễn ra theo một cách mộc mạc, thủ công, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên.

Ông Huỳnh Văn Chạy, 78 tuổi, sống tại khu dân cư Hói Cạn, chuyện rằng: “Người dân thường bắt đầu ngày mới từ rất sớm. Ai cũng tận dụng ánh sáng mặt trời và thời tiết mát mẻ ra đồng, xuống đầm. Công việc đánh bắt thường được thực hiện bằng thuyền nhỏ và dụng cụ thô sơ như lưới, rọ, câu”.

Nghe vậy cũng muốn trở về ngày xưa, không khí yên bình, tiếng mái chèo khua nước tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng nên thơ. Với thời gian, người dân nơi đây tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quý báu trong việc đánh bắt thủy sản.

“Chiều tà, khi công việc đánh bắt kết thúc, người dân quay về nhà với những mẻ cá, mớ tôm tươi ngon. Cả gia đình quây quần bên bếp lửa, chuẩn bị bữa cơm tối đơn giản. Những món ăn mặn được nấu nướng theo cách truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà”, ông Chạy buông lời.

“Khi mặt trời lặn, ngôi làng dần chìm vào bóng tối. Ánh đèn dầu cũng thắp tiết kiệm, chỉ đủ sáng để vá quần áo, lặt lựa cá tôm khô, cho tụi nhỏ học bài”, bà Hoa nhỏ nhẹ.

Ngoài việc khai thác thủy sản, người dân quanh đầm Lập An còn tham gia vào các nghề thủ công đan lưới, làm rọ bắt cá, chế tạo các dụng cụ lao động từ tre, nứa. Những sản phẩm thủ công này không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn là nguồn thu nhập thêm cho các gia đình.

Cuộc sống không có điện lưới cũng đồng nghĩa với việc giải trí và giao lưu xã hội chủ yếu diễn ra vào ban ngày hoặc dưới ánh trăng, theo phong cách đơn giản nhưng đầy màu sắc địa phương. Dù thiếu thốn về mặt vật chất, tiện nghi, nhưng có sự gần gũi với thiên nhiên, tinh thần cộng đồng gắn kết.

Một đầm nước lợ đẹp như phim ở TT-Huế la liệt con đặc sản, sao dân phàn nàn chả còn yên tĩnh?- Ảnh 2.

Mò nghêu trong đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.. Ảnh: HOA ANH

Đầm nước Lập An không còn yên tĩnh

Đầm nước mênh mang giờ đã không còn yên tĩnh. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã bị tô vẽ thêm bởi ham muốn của con người, dưới cái tên mỹ miều là “phát triển du lịch”. Du lịch nếu phát triển phù hợp thì đem lại thu nhập cho người dân và doanh thu cho địa phương. Nhưng ngoài những lợi ích, thì thực tế, du lịch ở khu đầm cũng xuất hiện những mảng tối.

Dãy Bạch Mã “vắt” hết nước ngọt cho đầm. Nền đất Lăng Cô vươn dài chặn ngoài vào trong khiến đầm Lập An không hòa vào biển. Nước trong đầm mãi không ngọt, và mãi cũng chẳng mặn. Và chính điều kiện pha lẫn này khiến hệ sinh thái trong đầm như món quà tặng của thiên nhiên. Đầm Lập An có sò mai, cua đá, cá dìa, cá mú lưới, cá ngát, cá hồng, cá hanh…

Đến những nhà hàng nhỏ ven đầm Lập An thường gặp những người phụ nữ mỏng mảnh, dẻo dai mà mình không ăn món gì trong nhà hàng của họ là mình đánh mất cơ hội trò chuyện tìm hiểu ẩm thực nơi này. Ốc gai hấp sả ăn với gừng. Sò méo, vẹm xanh nướng mỡ hành, hấp rau húng. Có lẽ, phải ở đây một tuần mới đủ thời gian để thưởng thức món địa phương. Các món cháo, súp hải sản ở đây được nêm nếm vừa vặn.

Nhưng nhiều người thích tiện. Hồ đầm bỗng dưng mọc lên những nhà hàng nổi. Đầm Lập An không nằm ngoài xu hướng của phát triển nóng. Ngoài ảnh hưởng cảnh quan, còn những thứ hóa chất tẩy rửa, chất thải và nhiều thứ chẳng tốt lành gì gửi tặng cho nguồn nước trong xanh. Khách hàng ào đến ào đi náo nhiệt. 

Tại đây, họ nhanh chóng được cấp dưỡng hạng xoàng, thợ nấu ăn láu cá dọn lên đĩa có ngọn, tô căng tràn… Phần thắng thuộc về nhà hàng. Phần trăm thuộc về tài xế, hướng dẫn viên. Và một phần khó chịu nào đó thuộc về đầm Lập An.

Những năm gần đây, đầm Lập An xuất hiện nhiều hộ nuôi hàu. Trên thị trường có hai loại hàu: hàu đá, hàu sữa. 

Tuy nhiên, ở đầm Lập An chỉ nuôi được hàu đá. Anh Nguyễn Văn Tường, một chủ hộ nuôi hàu trên đầm Lập An cho biết: “Hàu đá có vỏ cứng, dày, kích thước lớn hơn hàu sữa. Vỏ hàu đá thường gồ ghề, bề mặt xám đậm hoặc nâu. Hàu sữa có vỏ mỏng mịn hơn, kích thước nhỏ hơn, mầu xám nhạt so với hàu đá”.

Về chế biến hai loại hàu này, một người phụ nữ nhỏ nhắn, chủ nhà hàng Phương Diên, một nhà hàng “be bé” ở Lăng Cô, cho biết: “Hàu đá chắc và dai hơn, hương vị đậm đà, mùi thơm mạnh mẽ. Hàu đá thường được ưa chuộng khi nướng mọi, nướng phô-mai hoặc nấu cháo. Hàu sữa mềm mại, béo ngậy, có vị ngọt thanh. Hàu sữa thích hợp để ăn sống, làm sashimi hoặc nấu các món có vị nhẹ nhàng”.

Đầm Lập An nước lợ, với diện tích rộng lớn khoảng 7.100 ha, diện tích mặt nước khoảng 1.647 ha. Màu nước của đầm thay đổi theo thời gian và thời tiết, khi thì xanh biếc, khi thì ngả vàng ấm áp dưới ánh mặt trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-dam-nuoc-lo-dep-nhu-phim-o-tt-hue-la-liet-con-dac-san-sao-dan-phan-nan-cha-con-yen-tinh-2024072900020651.htm

Cùng chủ đề

Bãi cọc ‘lạ’ nham nhở giữa danh thắng đầm Lập An

TPO - Đầm Lập An là thành phần tự nhiên thuộc vịnh đẹp Lăng Cô - thành viên thứ 30 của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club). Danh thắng này của Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) luôn đối mặt với nguy cơ bị xâm hại về cảnh quan, sinh thái do hoạt động nuôi trồng thủy sản thiếu thân thiện môi trường và những dự án kinh tế chậm tiến độ nhiều năm tạo nên...

Thừa Thiên Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(Tổ Quốc) - Ngày 11/12, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bộ VHTTDL vừa có các Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội truyền thống Điện Huệ Nam và Nghề thủ công truyền thống Làm bún Vân...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Làng cổ 200 năm trên núi từng đón nghìn khách, nay ‘vườn không nhà trống’

Làng cổ Thiên Hương (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), từng là địa danh thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch, hiện trong tình trạng "vườn không nhà trống". Làng cổ Thiên Hương là nơi sinh sống của 37 hộ dân tộc Tày của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trải qua 200 năm, những căn nhà cổ đơn sơ, mộc mạc đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và...

Nhiều thay đổi về miễn phí tham quan Di sản Huế từ 1/1/2025

(Tổ Quốc) - HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 giá bao nhiêu?

Thông tin về vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 mang tên “Sắc sen tâm Việt” dành cho người đẹp đăng quang cuộc thi sắc đẹp này thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. ...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Mới nhất

Nhật Bản và Ấn Độ hợp tác xử lý rác vũ trụ bằng tia laser

(CLO) Ngày 17/12, hai công ty khởi nghiệp về vũ trụ ở Nhật Bản và Ấn Độ thông báo đã đạt được thỏa thuận hợp tác nghiên cứu việc sử dụng...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp...

Chi 90 tỷ đồng tôn tạo di tích thành cổ Quảng Trị

(CLO) Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị sẽ được nâng cấp, tôn tạo với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. ...

Giá xăng dầu hôm nay 18/12: Xuống mức thấp nhất 1 tuần

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 18/12, giá dầu Brent giảm 72 cent, tương đương đương 1%, xuống mức 73,19 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 63 cent, tương đương 0,9%, xuống mức 70,08 USD/thùng.Giá dầu tiếp tục suy giảm do lo ngại về nhu cầu sau khi công bố tin tức kinh tế tiêu cực từ Đức và...

Mới nhất