Trang chủChính trịNgoại giaoMột cuộc chiến thương mại là "không thể tránh khỏi"

Một cuộc chiến thương mại là “không thể tránh khỏi”

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ là điều “không thể tránh khỏi”

Thuế quan EV chấm dứt kỷ nguyên hợp tác EU-Trung Quốc
Thuế quan của EU đối với xe điện Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này. (Nguồn: AFP)

“Một cuộc chiến thương mại toàn diện có khả năng xảy ra ngày càng cao nếu không có gì thay đổi”, ông Jens Eskelund tuyên bố trong một cuộc họp hôm 9/10.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc chính thức áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU. Trong đó, Trung Quốc nhắm vào các thương hiệu của Pháp bao gồm Hennessy và Remy Martin, vài ngày sau khi khối 27 quốc gia này bỏ phiếu áp thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, kết quả điều tra sơ bộ đã xác định việc bán phá giá rượu mạnh từ Liên minh châu Âu gây ra “thiệt hại đáng kể” cho ngành công nghiệp của nước này.

Giữa lúc Bắc Kinh cáo buộc Brussels về “chủ nghĩa bảo hộ trắng trợn”, ông Eskelund thúc giục nhà chức trách Trung Quốc nên xem xét bức tranh toàn cảnh và nghiêm túc rà soát những lo ngại của châu Âu đối với các chính sách của chính phủ nước này.

“Tôi nghĩ rằng vụ việc liên quan đến xe điện trong nhiều tháng qua đã làm xao nhãng tình hình khi xem xét những vấn đề rộng hơn đang diễn ra trong trao đổi thương mại song phương. Rõ ràng, đang có sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu của Trung Quốc, được thúc đẩy bởi tình trạng giảm phát trong nước. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đã tăng vọt lên ‘mức cao nhất mọi thời đại’ trong khi nhập khẩu từ EU lại giảm mạnh”, ông Eskelund dẫn chứng.

Cũng theo quan chức này, kể từ năm 2017, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 40% nhưng trong giai đoạn đó, xuất khẩu của châu Âu sang Trung Quốc đã giảm 30%.

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy giá sản xuất – chi phí hàng hóa tại cổng nhà máy – đã giảm trong 23 tháng liên tiếp, khiến các công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đột biến trong nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao vào châu Âu, nơi mà theo tiêu chuẩn của phương Tây, tương đối cởi mở với các sản phẩm của Trung Quốc.

Trong khi đó, những nỗ lực gần đây của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Thị trường chứng khoán Bắc Kinh liên tục giảm điểm sau khi những số liệu về các biện pháp kích thích kinh tế được tung ra không đáp ứng được kỳ vọng, khiến nhiều nhà đầu tư thờ ơ với triển vọng tăng trưởng của quốc gia châu Á này.

Tại châu Âu, những động thái của nền kinh tế số một châu Á cũng được theo dõi chặt chẽ bởi tình trạng giảm phát và nhu cầu tiêu dùng yếu được cho là nguyên nhân chính làm gia tăng tranh chấp giữa Bắc Kinh và Brussels.

Mặc dù các nhà phân tích vẫn đang tránh sử dụng thuật ngữ “cuộc chiến thương mại”, nhưng việc gia tăng những động thái căng thẳng giữa hai bên được dự báo sẽ sớm đưa Trung Quốc và EU đến gần hơn với vòng xoáy tranh chấp thương mại gay gắt.

Hôm 8/10, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang điều tra các hoạt động bán phá giá giữa các nhà sản xuất sữa và thịt lợn của EU và đang cân nhắc tăng thuế đối với “xe chạy bằng xăng động cơ lớn nhập khẩu”.

Các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa hai bên về việc đạt được thỏa thuận về xe điện vẫn đang diễn ra. Gần đây nhất, Ủy ban châu Âu (EC) đã từ chối một số đề nghị từ các Phòng thương mại Trung Quốc yêu cầu đặt ra mức giá tối thiểu cho hàng nhập khẩu từ nước này.

Một nguồn tin trong ngành cũng tiết lộ, vẫn còn một “khoảng cách lớn” giữa những gì các nhà đàm phán Trung Quốc sẵn sàng đưa ra mà EC có thể sẵn sàng chấp nhận





Nguồn: https://baoquocte.vn/chu-tich-eurocham-trung-quoc-mot-cuoc-chien-thuong-mai-la-khong-the-tranh-khoi-289670.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc đối phó thế nào với cuộc chiến thương mại 2.0 dưới thời ông Trump?

Mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí có những dự báo Trung Quốc có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, đến năm 2024, với sự trở lại ngoạn mục của ông Trump sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, tình hình kinh...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Doanh nghiệp sẵn sàng kết nối đưa doanh nghiệp châu Âu đến Ninh Thuận sản xuất rượu vang

Sẵn sàng kết nối đưa doanh nghiệp châu Âu đến Ninh Thuận sản xuất rượu vangMột doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng kết nối để đưa doanh nghiệp châu Âu đến Ninh Thuận sản xuất rượu vang vươn tầm thế giới. Chiều ngày 18/10, tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Ninh...

Bắc Kinh đi nước cờ cản, nhưng thực ra châu Âu đã thua trước một ván?

Gần hai phần ba số người tiêu dùng ở châu Âu được hỏi trong một cuộc khảo sát cho biết, họ sẽ cân nhắc mua một chiếc ô tô Trung Quốc, theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương Đức.

EU chính thức “khai hỏa”, Đức nói không nên kích động chiến tranh thương mại, Trung Quốc lập tức phản ứng

Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner viết: "Ủy ban châu Âu không nên kích động cuộc chiến thương mại dù kết quả bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ. Chúng ta cần một giải pháp thông qua đàm phán".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad lần đầu lên tiếng...

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Lễ trao giải cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 17/12, Lễ trao giải cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội.

Bài đọc nhiều

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Cùng chuyên mục

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Mới nhất

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Ra mắt bộ sách Địa chí Kiên Giang

(CLO) Sách Địa chí Kiên Giang gồm 3 quyển với tổng 789 trang, ghi chép khá toàn diện, có hệ thống về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh...

Bà Đồng Thị Ánh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định

DNVN - Đại hội Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định (BIDAWE) lần thứ 4 đã bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch và các phó chủ tịch. Bà Đồng Thị Ánh...

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. ...

Mới nhất