Một cái gò đất cao 70cm, rộng 50m2 ở Kiên Giang la liệt đá tảng, phát lộ vô số hiện vật cổ Óc Eo

0
12
#image_title


Vừa qua, Trung tâm Khảo cổ học – Viện học xã hội Vùng Nam Bộ phối hợp Bảo tàng tỉnh Kiên Giang khảo sát di chỉ khoa học thuộc văn hóa Óc Eo tại Bửu Lâm Sơn Tự, ấp Đá Nổi A, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Dẫn đầu đoàn khảo sát có ông Nguyễn Quốc Mạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học (Viện học xã hội Vùng Nam Bộ); ông Nguyễn Nhựt Phương- chuyên viên Trung tâm Khảo cổ học; bảo tàng tỉnh Kiên Giang có bà Nguyễn Thị Bạch Huệ – Giám đốc Bảo Tàng; ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Giám đốc Bảo tàng; bà Bùi Thị Mai Phương và Bà Lê thị Kim Tuyến – Di sản viên Bảo tàng tỉnh Kiên Giang.

Đi cùng đoàn có ông Bùi Quốc Du – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Hiệp; bà Trương Thị Cẩm Nhung – Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Đông, đại diện Lãnh đạo ấp Đá nổi A. Đại diện Bửu Lâm Sơn Tự có Trưởng ban ông Huỳnh Phước Tại tham dự cùng đoàn.

Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, có liên quan mật thiết tới lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất này. 

Di tích khảo cổ và di vật, hiện vật cổ xưa tìm thấy trong vùng đồng bằng Nam Bộ trong đó có di chỉ Óc Eo tại ấp Đá Nổi A, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp. Năm 1996, di chỉ Óc Eo bước đầu đã đưa vào danh mục kiểm kê bảo vệ di tích.

Một cái gò đất cao 70cm, rộng 50m2 ở Kiên Giang la liệt đá tảng, phát lộ vô số hiện vật cổ Óc Eo- Ảnh 2.

Bảng đồ phân bố di chỉ Óc Eo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo nằm khu vực Bửu Lâm Sơn Tự và khu vực cánh đồng lúa xung quanh thuộc ấp Đá nổi A, xã Thạnh Đông là một trong 12 di chỉ Óc Eo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 

Hiện nay khu vực Bửu Lâm Sơn Tự còn có gò đất cao hơn mặt ruộng 70cm, rộng khoảng 50m2 có nhiều tảng đá khoản 50-80cm đã được đục đẽo xếp xung quanh gò đất. 

Một số hiện vật cổ, di vật cổ còn lưu giữ tại Bửu Lâm Sơn Tự đồ trang sức bằng đá, mã não, khuyên tai kim loại, đồng tiền xu, mặt tượng Phật kim loại, con dấu bằng thủy tỉnh có hình vị thần… 

Ngoài ra, các hiện vật cổ xưa trước đây của di chỉ Óc Eo đã được tìm thấy và được trương bày tại Bảo tàng tỉnh Kiên Giang.

Một cái gò đất cao 70cm, rộng 50m2 ở Kiên Giang la liệt đá tảng, phát lộ vô số hiện vật cổ Óc Eo- Ảnh 4.

Qua khảo sát thực địa di chỉ khoa học thuộc văn hóa Óc Eo tại ấp Đá Nổi A Đoàn sưu tầm các tư liệu để xây dựng Đề án nghiên cứu các di chỉ khảo cổ để xây dựng hệ thống điểm đến du lịch di sản khảo cổ của Tỉnh Kiên Giang.

Một cái gò đất cao 70cm, rộng 50m2 ở Kiên Giang la liệt đá tảng, phát lộ vô số hiện vật cổ Óc Eo- Ảnh 5.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Bửu Lâm Sơn Tự nơi phát hiện nhiều di chỉ Óc Eo, ấp Đá Nổi, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-cai-go-dat-cao-70cm-rong-50m2-o-kien-giang-la-liet-da-tang-phat-lo-vo-so-hien-vat-co-oc-eo-20240805110643239.htm