Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMột bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập...

Một bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập kiểu gì?

Các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo y học bày tỏ sự lo ngại về chất lượng đào tạo y khoa trước tình trạng nhiều bệnh viện hiện nay phải đón quá nhiều sinh viên đến thực hành.

Với chủ đề “Liên kết chiến lược: Từ giáo dục y học đến thực hành nghề nghiệp”, các chuyên gia dự hội nghị Giáo dục y học toàn quốc lần thứ 8 đã tập trung trao đổi vấn đề chất lượng đào tạo lâm sàng. Một trong những lo ngại của các chuyên gia là thực trạng hiện nay nhiều bệnh viện hiện nay phải đón quá nhiều sinh viên đến thực hành, bởi điều này rất ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo y khoa.

Lấy đâu ra kinh phí đào tạo thực hành?

Theo GS Lê Quang Cường, Chủ tịch Hội Giáo dục y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, một khâu đặc biệt quan trọng trong đào tạo y khoa, giúp cho người học có năng lực xử trí được các tình huống cơ bản một cách độc lập, đó chính là việc phối hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành trên lâm sàng.

Một bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập kiểu gì?- Ảnh 1.

GS Lê Quang Cường (đang phát biểu) trong một phiên họp thảo luận về hợp tác viện – trường để nâng cao chất lượng đào tạo y khoa

Vì thế, thiết lập một liên minh chiến lược giữa trường và viện (cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành) là một mục tiêu lớn, đòi hỏi sự đồng lòng, hợp tác và không ngừng sáng tạo từ tất cả các trường đại học, bệnh viện thực hành; giữa các nhà nghiên cứu, giảng dạy, điều trị và nhà quản lý.

Về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. Sau 7 năm thực hiện, nội dung Nghị định 111 có nhiều nội dung bất cập, cần được sửa đổi.

Nhưng vấn đề ở chỗ, ngay cả nhiều nội dung thiết thực trong Nghị định 111 cũng chưa được các trường và các viện triển khai. GS Lê Quang Cường nói:

“Qua chia sẻ của các thầy lãnh đạo các bệnh viện, chúng ta nhận thấy vấn đề nổi cộm là lấy đâu ra kinh phí cho đào tạo thực hành? Các trường thì không có kinh phí, vì không thể thu học phí cao. Các bệnh viện phải tự chủ tài chính, sinh viên vào thực hành lại đông quá, bệnh viện lấy đâu ra tiền mua vật tư tiêu hao cho sinh viên dùng chứ chưa nói đến các khoản chi khác?

Một vấn đề khác là các thầy kêu giờ nhiều trường được mở mã ngành y khoa quá, sinh viên vào bệnh viện đông quá. Như Bệnh viện Chợ Rẫy chẳng hạn, phải nhận sinh viên của 11 trường! Đông quá, rất khó kiểm soát chất lượng.

Thứ ba là sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành chưa sâu sát. Có thầy nói là khi nhận sinh viên đến thực tập, nhiều thầy cô không biết cần phải giảng gì, chương trình cụ thể ra sao”.

Chất lượng đào tạo y khoa cần chính sách đặc thù

Ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, cũng cho rằng một trong những yếu tố cốt lõi làm nên chất lượng hoạt động của ngành y tế là chất lượng nguồn nhân lực. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực thì phải nói đến chất lượng đào tạo, trong đó sự liên kết giữa các trường đào tạo ngành y và các bệnh viện thực hành là không thể thiếu.

Sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục và các bệnh viện là yếu tố quyết định để tạo ra môi trường học tập thực tiễn và toàn diện, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp và phát triển nhân lực y tế, góp phần thúc đẩy nghiên cứu y học và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Theo GS Lê Quang Cường, mấu chốt để giải quyết vấn đề là cần có một môi trường pháp lý phù hợp, theo thông lệ quốc tế, để việc đào tạo một ngành đặc thù như ngành y đạt được kết quả như mong muốn.

Một bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập kiểu gì?- Ảnh 2.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Bộ GD-ĐT xác định việc xây dựng một chính sách đặc thù là vô cùng quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo y khoa

Đại diện Bộ GD-ĐT, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, cũng bày tỏ sự đồng tình với các quan điểm nêu trên: “Chúng ta cũng cần lưu ý tới việc xây dựng một cơ chế đặc thù cho đào tạo thực hành y khoa, để học viên trong ngành y có điều kiện tiếp cận với người bệnh, nâng cao kỹ năng lâm sàng mà vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc. Hiện nay, nhiều học viên ngành y và các khối ngành sức khỏe khác gặp khó khăn khi thực hành tại các bệnh viện do vì các em còn là người học, chưa có chứng chỉ hành nghề. Điều này là hợp lý nhưng phần nào cũng giới hạn khả năng được tiếp cận và trực tiếp chăm sóc người bệnh trong môi trường thực tiễn”.

“Để khắc phục những trở ngại này, Bộ GD-ĐT xác định rằng việc xây dựng một chính sách đặc thù là vô cùng quan trọng. Chính sách này cần tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để vừa đảm bảo người học có thể thực hành một cách hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến quyền lợi và an toàn của người bệnh. Để thực hiện thành công điều này, chúng tôi rất cần sự phối hợp từ Bộ Y tế trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy định cụ thể, đặc biệt là trong quản lý và giám sát quá trình thực hành của học viên”, bà Thủy nói.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mot-benh-vien-don-11-truong-sinh-vien-y-khoa-thuc-tap-kieu-gi-185241116195749947.htm

Cùng chủ đề

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ thông tin Đại học Đà Nẵng coi trọng chất lượng đào tạo...

Khắc phục tình trạng nơi thiếu, nơi thừa giáo viên

Nhấn mạnh mỗi nhà giáo là một hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành giáo dục cần nâng cao hơn nữa chất lượng ngành giáo dục, khắc phục...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung "Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học".Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng...

Thêm i ốt vào thực phẩm: Chọn lọc hay bắt buộc toàn bộ?

Doanh nghiệp thực phẩm than vãn quy trình sản xuất bị đảo lộn, chi phí tăng mà hiệu quả chẳng ai biết khi áp dụng quy định bổ sung muối i ốt vào sản phẩm. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam nhiều sản...

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

Một tàu du lịch biển từ Singapore đi Mỹ chở theo 1.822 khách ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm norovirus. ...

NTK Thủy Nguyễn mang lời hát ‘Dạ cổ hoài lang’ vào bộ sưu tập mới

Hai câu kết bài Dạ cổ hoài lang như mở ra một nguyện vọng hạnh phúc trọn vẹn...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Cùng chuyên mục

Các nhà giáo phải không ngừng đổi mới sáng tạo, luôn nỗ lực hết mình

Ngày 16/11, Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp đã tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm. Cùng dự sự kiện có lãnh đạo nhiều bộ,...

74 sinh viên khó khăn khu vực phía Nam nhận học bổng

Ngày 16/11, tại TPHCM, Thành Đoàn, Hội đồng Đội TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM phối hợp với Tập đoàn SCG tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên khu vực phía Nam....

Duy trì thói quen có lợi

Mỗi người có một cách sống, duy trì thói quen để biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Sau đây là một số gợi ý cho phụ nữ tuổi trung niên tham khảo và áp...

Trường ĐH Lâm nghiệp muốn trở thành một đại học khởi nghiệp

Ngày 16/11, Trường ĐH Lâm nghiệp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964-2024). GS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay phương hướng phát triển của trường là trở thành trường ĐH khởi nghiệp; phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, trường sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn, kết hợp giữa sự phát...

Trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ mở thêm ngành mới về dược, nông nghiệp

(NLĐO) - Trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ thành lập những ngành mới để đón đầu sự phát triển của nhu cầu thị trường ...

Mới nhất

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập. ...

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose máu mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insuline hoặc cả hai. Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose máu mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của...

Tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Kazakhstan

(ĐCSVN) - Từ ngày 13-16/11/2024, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, dẫn đầu đã thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư đã ghi Sổ vàng lưu niệm, bày tỏ xúc động, tự hào khi đến với Đất Mũi Cà Mau - vùng đất linh thiêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc, được đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu tưởng niệm. ...

Lãnh đạo Thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lâm

Kinhtedothi-Chiều 16/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của Liên khu dân cư Ngọc Động, Lê Xá, Thuận Tốn, Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Gia Lâm. Báo...

Mới nhất