Trang chủNewsThế giớiMột bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng...

Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Ở thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hiện nay, Ankara có những hành động táo bạo hơn để nhổ tận gốc “cái gai trong mắt”.

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau
Cuộc nội chiến ở Syria đã bước sang một bước ngoặt quan trọng với vai trò mới nổi của phiến quân HTS được cho là có sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP)

Giữa “chảo lửa” Trung Đông, cuộc nội chiến kéo dài cả thập kỷ ở Syria bùng phát trở lại và một lần nữa trở thành tâm điểm. Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò ra sao và đâu là toan tính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang là những câu hỏi cần giải đáp.

Muốn nhổ tận gốc “cái gai trong mắt”

Tin tức về cuộc nội chiến ở Syria bùng phát trở lại không phải là điều bất ngờ đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và đối tác liên minh – Chủ tịch đảng Phong trào Dân tộc Devlet Bahceli đã bàn tính về sự thay đổi quyền lực ở Trung Đông và những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn hai tháng qua.

Có ý kiến ​​cho rằng, những thay đổi trong khu vực có thể có lợi cho người Kurd ở Syria, lực lượng đang kiểm soát vùng Đông Bắc Rojava (còn được gọi là Khu tự trị Bắc và Đông Syria – AANES) kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Lực lượng này trước nay luôn là “cái gai trong mắt” Ankara.

Bên cạnh đó, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tính toán rất kỹ tình thế hiện nay: Các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar Assad là Hezbollah và Iran đã suy yếu sau một năm tấn công Israel; Nga vốn bảo vệ chính quyền của ông Assad lại đang vướng víu với cuộc xung đột tại Ukraine.

Nga dù vẫn duy trì các căn cứ quân sự ở Syria nhưng thực tế chỉ còn khoảng 13 máy bay chiến đấu đồn trú, trong đó có 7 máy bay có thể hoạt động. Con số máy bay của Nga tại Syria trước cuộc xung đột với Ukraine là 50 máy bay.

Thêm nữa, Ankara nhận thấy khả năng chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ muốn định vị lại vị thế của Mỹ trong khu vực. Ankara cân nhắc câu hỏi liệu Mỹ có rút quân khỏi Syria và Iraq hay không và điều đó sẽ để lại hậu quả như thế nào?

Lực lượng phiến quân Syria do tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) nhận ra tình hình trên là một cơ hội, do đó, đã bắt đầu một cuộc tấn công lớn chống lại chính quyền Tổng thống Assad vào ngày 27/11.

Chiến dịch này đã thành công và HTS chiếm được thành phố lớn thứ hai của Syria – Aleppo, chỉ trong vài ngày. HTS hiện đang mở rộng chiến dịch sang các thành phố lân cận. HTS trước đây có liên minh với tổ chức khủng bố Al-Qaeda và bị Mỹ coi là một tổ chức khủng bố vào năm 2018.

Các chuyên gia phân tích nhận định, Ankara rất có thể đã được thông báo về chiến dịch này trước khi bắt đầu. Nếu không có sự chấp thuận hoặc có khả năng là sự hỗ trợ của Ankara, không đời nào HTS có cơ hội chống lại Tổng thống Assad.

Chuyên gia về Trung Đông Michael Lüders giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh tin tức công cộng Đức Deutschlandfunk: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Ankara đã biết về cuộc tấn công, không chỉ thế, họ còn cung cấp hỗ trợ quân sự. Để nổi dậy, phiến quân cần vũ khí đầy đủ và nhìn vào thực tế, vũ khí đó chỉ có thể được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ”.

Mối đe dọa an ninh cần phải loại bỏ

Khi cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu, Ankara đứng về phía quân nổi dậy, cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Damascus. Gần đây, Tổng thống Erdogan đã cố gắng khôi phục quan hệ ngoại giao nhưng Tổng thống Assad từ chối lời đề nghị này, nói rằng việc bình thường hóa là không thể cho đến khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi miền Bắc Syria.

Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ lại không muốn rút quân khỏi nơi mà họ gọi là “khu vực an ninh” ở miền Bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát khu vực này với sự giúp đỡ của Quân đội Quốc gia Syria (SNA), lực lượng dân quân Hồi giáo được Ankara hỗ trợ.

Mục tiêu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là lật đổ chính quyền tự trị do người Kurd đứng đầu ở vùng Bắc và Đông Syria. Ankara coi đây là mối đe dọa đối với an ninh biên giới.

Hiện tại, hai nhóm mạnh nhất đang hoạt động ở Syria là HTS và SNA. Theo chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ về Trung Đông Erhan Kelesoglu, SNA đã phát động một cuộc tấn công chống lại người Kurd ngay sau khi Aleppo thất thủ.

Ankara phủ nhận mọi sự liên quan đến Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Hakan Fidan gần đây nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ hỗ trợ các hoạt động có thể gây ra một làn sóng người tị nạn tiếp theo.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria kể từ khi cuộc nội chiến của Syria bắt đầu, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi Ankara đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Di cư đóng vai trò quá lớn trong các cuộc bầu cử thành phố và quốc hội gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ, gây áp lực buộc Tổng thống Erdogan phải hành động.

Ông Erdogan đã nói rõ rằng ông muốn gửi hầu hết những người tị nạn trở lại Syria. Họ sẽ được tái định cư ở vùng đệm miền Bắc Syria. Tổng thống Erdogan gần đây cũng đã nhắc lại ý định duy trì quyền kiểm soát dải đất dài 30-40 km (19-25 dặm).

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau
Ankara sẽ chờ xem các đồng minh của mình có thể đẩy lùi người Kurd đến đâu và có thể chiếm được bao nhiêu lãnh thổ của họ. (Nguồn: AP)

Với những toan tính như vậy, Tổng thống Erdogan có sẵn sàng hợp tác với các lực lượng phiến quân, cụ thể là SNA và HTS.

Phần lớn các hoạt động đang diễn ra theo kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ. HTS và SNA đều muốn chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ.

Mặc dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự cho các cuộc tấn công hiện tại ở Syria, Ankara vẫn cố gắng tránh xung đột trực tiếp với Nga, Iran và Tổng thống Assad. Chuyên gia Trung Đông Kelesoglu nhận định Ankara sẽ chờ xem các đồng minh của mình có thể đẩy lùi người Kurd đến đâu và có thể chiếm được bao nhiêu lãnh thổ của họ.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các hoạt động quân sự trong một số khu vực ở Syria vào năm 2016 và đã ném bom các khu vực do người Kurd kiểm soát kể từ đó. Binh lính Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang đồn trú tại Jarabulus, al-Bab, A’zaz, Tell Abyad và Idlib – được coi là thành trì của lực lượng phiến quân.

Gạt bỏ đối thủ hay gia tăng đối thủ?

Như vậy, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong nội chiến ở Syria rất phức tạp và đa diện. Mặc dù Ankara không tuyên bố rõ ràng về sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến Syria, nhưng ảnh hưởng của nước này là rõ ràng.

Lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria gồm hai phần:

Đầu tiên, Ankara tìm cách thiết lập một vùng an toàn dọc biên giới để quản lý cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra. Bằng cách bảo vệ các khu vực như Aleppo thông qua các lực lượng ủy nhiệm như HTS, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo điều kiện để một số người tị nạn Syria hồi hương.

Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ muốn làm suy yếu sự kiểm soát của Tổng thống Assad tại miền Bắc Syria, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trong khi làm suy yếu quyền tự chủ của người Kurd ở miền Đông Bắc Syria.

Việc cho phép HTS cai quản các khu vực chiếm được là phương tiện để Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng quyền kiểm soát mà không cần trực tiếp quản lý lãnh thổ – động thái giúp giảm chi phí và tránh đối đầu trực tiếp với các cường quốc toàn cầu.

Tuy nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ HTS không phải là không có rủi ro. Mặc dù Ankara được hưởng lợi từ thành công quân sự của HTS, nhưng mối quan hệ với tổ chức này làm phức tạp thêm mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh phương Tây và có thể làm gia tăng căng thẳng với Israel – nước có thể cho rằng Ankara đang hỗ trợ một nhóm có khuynh hướng cực đoan và chống Israel.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tinh-hinh-syria-mot-ban-tay-khong-vo-len-thanh-tieng-ven-man-nguoi-dung-sau-296271.html

Cùng chủ đề

Làm cách nào để phòng rủi ro trước biến động mạnh của giá cà phê?

Theo ghi nhận từ MXV, giá cà phê Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu đã phá đỉnh lịch sử cũ, thậm chí có thời điểm đã vượt mốc 5.700 USD/tấn. Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh. Tại thời điểm biến động này, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, các thành phần tham gia...

Nhà tuyển dụng nào được yêu thích nhất năm 2024?

Kết quả cuộc khảo sát với sự tham gia của 84.221 người cùng 5.720 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tìm ra nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2024, vừa được công bố vào tối nay 5-12 tại TP.HCM. Năm...

Năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh thu hút ước đạt 19 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. ...

Hải quân Việt Nam-Campuchia phối hợp ngăn ngừa, đấu tranh với các hành động khủng bố xuyên quốc gia

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnhVùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa Hải quân hai nước.

Hải quân Việt Nam – Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung

Lễ đón đoàn công tác Hải quân Hoàng gia Campuchia tại quân cảng Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Campuchia phối hợp ngăn ngừa, đấu tranh với các hành động khủng bố xuyên quốc gia

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnhVùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa Hải quân hai nước.

Chính phủ Việt Nam và Nvidia có bước đi chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao

Ngày 5/12, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố thông tin về hợp tác giữa Việt Nam với Nvidia để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Trung Quốc cảnh báo công dân ở Philippines, Cảnh sát Hàn Quốc điều tra Tổng thống, Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm...

Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Triều Tiên-Nga bắt đầu có hiệu lực, Đảng đối lập Hàn Quốc chốt ngày luận tội Tổng thống, Trung Quốc ủng hộ dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia, Hamas đe dọa "vô hiệu hóa" các con tin…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga có thể “đánh rơi” Dòng chảy phương Bắc 2 vào tay tỷ phú Mỹ?

Một tòa án ở Thụy Sỹ tuyên bố sẽ xem xét thỏa thuận tái cấu trúc khoản nợ của công ty Nord Stream 2 AG - nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) của Nga - với các chủ nợ,

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn “hàng khủng” của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.

Bài đọc nhiều

Nguyên nhân bất ngờ đánh đắm tàu hải quân New Zealand

Một tòa án quân sự ở New Zealand vừa công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ một tàu hải quân của nước này chở 75 người chìm trong tháng trước. ...

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ra tối hậu thư, cảnh báo cái giá đắt nhất lịch sử

Ngày 2/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã cảnh báo về hình phạt nghiêm khắc đối với những người chịu trách nhiệm bắt giữ con tin ở Dải Gaza nếu không đạt được thỏa thuận phóng thích trước khi ông nhậm chức.

Cố giật súng từ lính thi hành thiết quân luật, nữ chính khách Hàn Quốc gây bão

Video ghi lại cảnh bà Ahn Gwi-ryeong đối đầu và cố giật súng từ binh sĩ thực thi thiết quân luật tại Hàn Quốc vừa qua đã thu hút khoảng 10 triệu lượt xem. ...

NATO và Tổng thống Mỹ Biden nỗ lực “trải đường” cho Ukraine đến hòa đàm, nhắc nhở ông Trump

Ngày 2/12, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte coi việc chuyển giao cả vũ khí phòng thủ và tấn công cho Ukraine là ưu tiên hàng đầu của liên minh quân sự này hơn là lời mời Kiev gia nhập.

Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải “khai tử” sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn của chính quyền quốc gia Đông Bắc Á này.

Cùng chuyên mục

Quân đội Syria thừa nhận mất thành phố chiến lược Hama

Hôm nay (5.12), lực lượng quân sự đối lập đã đẩy lực lượng chính quyền Damascus khỏi thành phố Hama, và quân đội Syria thừa nhận thất bại tại thành phố chiến lược này. ...

Trung Quốc cảnh báo công dân ở Philippines, Cảnh sát Hàn Quốc điều tra Tổng thống, Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm...

Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Triều Tiên-Nga bắt đầu có hiệu lực, Đảng đối lập Hàn Quốc chốt ngày luận tội Tổng thống, Trung Quốc ủng hộ dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia, Hamas đe dọa "vô hiệu hóa" các con tin…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Sứ mệnh chưa từng có để tạo ra ‘nhật thực toàn phần’

Hôm nay (5.12), Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã phóng thành công Proba-3, sứ mệnh chưa từng có cho phép tái hiện phiên bản nhân tạo của nhật thực toàn phần trên quỹ đạo địa cầu. ...

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn “hàng khủng” của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.

Trung Quốc trừng phạt công ty Mỹ, cảnh báo lằn ranh đỏ về Đài Loan

Trung Quốc đã cảnh báo về lằn ranh đỏ sau khi lãnh đạo Đài Loan điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. ...

Mới nhất

FLC có chủ tịch mới, bà Bùi Hải Huyền trở lại ‘ghế nóng’

Theo thông tin công bố từ FLC, ông Vũ Anh Tuân đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ hôm nay (5/12) trong khi bà Bùi Hải Huyền trở lại giữ chức Tổng giám đốc. CTCP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin, ông Lê Bá Nguyên thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Lê Tiến Dũng...

Làm sao ‘biến’ TPHCM là điểm đến thường xuyên của sao quốc tế?

PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng thể chế, hạ tầng và con người là điều cần được chú trọng để phát triển văn hóa lâu dài. Trong đó, bao gồm việc thu hút các ngôi sao quốc tế đến biểu diễn tại TPHCM. Bài học phát triển văn hóa từ Hàn Quốc, Singapore Buổi tọa đàm Phát triển công nghiệp văn...

Cột mốc mới trong nỗ lực phát triển AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Chiều 5/12, Tập đoàn FPT cùng Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Mila (Canada) đã ra mắt Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Đây là kết quả từ hai thỏa thuận hợp tác giữa FPT và Viện Nghiên cứu AI Mila, lần lượt ký vào năm 2020 và 2023 nhằm xây dựng...

Ngân sách chi bổ sung 24,7 nghìn tỷ đồng cho các nhiệm vụ cấp bách

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính cho biết, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng năm 2024 tổng cộng 24,7 nghìn tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hỗ trợ địa phương trong các tình huống đột xuất, cấp bách, và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, gần...

Cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 liệt sĩ Quân khu 7, Bộ Quốc phòng

(ĐCSVN) - Ngày 5/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1521/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng. Cụ thể, cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 12 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng hy sinh ngày 02/12/2024 bao gồm: 1- Đặng Quốc Bình; Thượng...

Mới nhất