Trang chủDestinationsQuảng NinhMóng Cái: Tạo lợi thế nổi trội để thu hút đầu tư

Móng Cái: Tạo lợi thế nổi trội để thu hút đầu tư


Với quan điểm phải tạo được “cú hích” trong thu hút đầu tư, thành phố Móng Cái từng bước, kiên trì, định hướng không gian phát triển của tỉnh “Một tâm – Hai tuyến – Đa chiều – Hai mũi đột phá – Ba vùng động lực”, tập trung phát triển kinh tế – xã hội Móng Cái trên 4 trụ cột (trung tâm dịch vụ thương mại cửa khẩu, logistics; trung tâm du lịch quốc tế; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và phát triển nông nghiệp công nghệ cao). Để khơi thông nguồn lực thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, thành phố Móng Cái đã triển khai đồng bộ các giải pháp tận dụng lợi thế nhằm biến Móng Cái trở thành điểm đến đáng đầu tư, hấp dẫn.

Thành phố Móng Cái chú trọng đến công tác quy hoạch với tầm nhìn chiến lược mở ra định hương phát triển không gian đô thị hiện đại.

Phát huy các tiềm năng, thế mạnh

Để khai thác, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế và tranh thủ tốt những thời cơ, vận hội, Móng Cái rất chú trọng đến công tác quy hoạch. Đồng thời, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ đồng bộ, bảo đảm liên thông, tổng thể. Từ năm 2020 đến nay, vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đạt 2.772.264 tỷ đồng, đạt 78% so với giai đoạn (2015-2020), tổng vốn đầu tư xã hội đạt 12.235 tỷ đồng, tăng bình quân 9,7%%/năm, tổng vốn FDI đạt trên 1.638,945 tỷ đồng. Hiện nay thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án mở rộng cửa khẩu Bắc Luân I gắn với hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu, đầu tư khu tổ hợp thương mại dịch vụ cửa khẩu, cửa hàng miễn thuế, trung tâm outlet tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Bắc Luân I).

Bên cạnh đó, xác định “Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, là chìa khóa thành công”, thành phố đã quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư lớn và đảm bảo tiến độ thi công các dự án – công trình trọng điểm, tạo sự kết nối hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Từ đầu nhiệm kỳ 2020 đến nay, thành phố đã thực hiện giải phóng mặt bằng 103 dự án với tổng diện tích 1.941 ha, chi trả bồi thường cho 3.211 hộ dân với tổng kinh phí 1.963 tỷ đồng, giao đất tái định cư cho 541 hộ dân, thu về ngân sách Nhà nước 628,702 tỷ đồng.

Phối cảnh Dự án trạm kiểm soát liên ngành Cầu Bắc Luân II.

Với phương châm luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh và gắn bó với địa phương, những năm qua, thành phố Móng Cái đã nỗ lực hoàn thiện các quy hoạch, tạo sự minh bạch và điều kiện tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, ưu tiên các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường. Đồng thời, Thành phố luôn đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp vào đầu tư, với mong muốn mang lại niềm tin ngày càng lớn cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Những kết quả trong cải cách thủ tục hành chính đã góp phần quan trọng để thành phố duy trì các chỉ số cải cách hành chính đứng tốp cao của tỉnh (năm 2021, chính quyền điện tử (ICT Index) đứng thứ 2/13, chỉ số DGI đứng thứ 3/13, Par – Index đứng thứ 4/13, chỉ số DDCI và SIPAS đứng thứ 6/13).

Theo đồng chí Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy: Để thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư vào Móng Cái, Móng Cái đã và đang tập trung cao độ, tạo niềm tin chiến lược cho các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án phát triển tại thành phố, tiếp tục “mở cửa”, “dọn tổ đón đại bàng” với các chiến lược đồng bộ, đó là: Kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch – coi đây là công cụ “đi trước, mở đường”, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Triển khai các thủ tục hành chính đơn giản, công khai minh bạch theo tinh thần “5 tại chỗ” (gồm: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ký duyệt, đóng dấu và trả hồ sơ), tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng với thông điệp: “Cùng đi – cùng đến – cùng chia sẻ lợi ích – cùng hướng tới thành công”. Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trong khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái được hưởng đầy đủ các cơ chế ưu đãi với mức cao nhất theo các quy định đang có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam. Về lâu dài, thành phố kiên trì đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù “Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái, Việt Nam – Đông Hưng, Trung Quốc”, tạo đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển Thành phố.

Với những cách làm hiệu quả, phù hợp, năm 2023 thành phố đã thu hút được 01 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện dự án Sản xuất sợi Khánh Nghiệp với tổng mức vốn đầu tư là 316.546 triệu đồng. Đồng thời đã thu hút, hỗ trợ các tập đoàn chiến lược trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư tại thành phố (gồm: công ty CP đầu tư KCN Vinhomes – Tập đoàn Vingroup, Amata); hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thành lập cụm Công nghiệp Hải Yên; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giai đoạn 4 và 5 của khu công nghiệp Hải Yên; đề xuất Tỉnh bổ sung 02 cụm công nghiệp phía Nam sông Lục Lầm, phường Hải Hòa với mục tiêu, tính chất đầu tư công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, phụ kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, logistic… Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.056,894 tỷ đồng. 

Điểm đến an toàn, hấp dẫn

Nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư giai đoạn tiếp theo, TP Móng Cái đang tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững thành phố gắn với Khu Kinh tế cửa khẩu. Trong đó, hoàn thành, triển khai quy hoạch chi tiết khu vực Trà Cổ, Bình Ngọc để kêu gọi, thu hút đầu tư; Chú trọng liên kết vùng du lịch, phát huy lợi thế 05 sản phẩm du lịch đặc sắc của Móng Cái (xe du lịch tự lái qua biên giới; ẩm thực Việt – Trung; du lịch qua biên giới; du lịch thể thao Golf kết hợp khách sạn cao cấp; mua sắm hàng hiệu chất lượng cao); từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch, gồm Phát triển sản phẩm du lịch biển (Trà Cổ, Bình Ngọc, đảo Vĩnh Thực), du lịch sinh thái, trải nghiệm, cộng đồng (Hải Xuân, Bắc Sơn, Hải Sơn…); xây dựng và đưa vào hoạt động phiên chợ vùng cao Pò Hèn, xã Hải Sơn; tuyến phố đi bộ phường Trần Phú trở thành “tuyến phố hàng hiệu”; Quản lý hoạt động vận tải hành khách khu vực cửa khẩu, cổng chợ, bến xe, cổng trường… đảm bảo phân rõ luồng đón trả khách “văn minh, thân thiện, an toàn”; phối hợp với thành phố Đông Hưng, khu Phòng Thành (Trung Quốc) phát triển sản phẩm du lịch biên giới; thúc đẩy phát triển “kinh tế ban đêm”.

Cảng Vạn Ninh đang được triển khai.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp trục mở rộng thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hải Yên giai đoạn 6, sớm hoàn thành việc thành lập cụm công nghiệp Hải Yên; thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Hải Yên gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; thành lập Cụm Công nghiệp Nam sông Lục Lầm; di dời, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi ngành nghề, di chuyển đến địa điểm quy hoạch mới đối với các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp hoặc vi phạm quy hoạch. Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển; Trong đó chú trọng hoàn thành dứt điểm việc đầu tư giai đoạn 1 Cảng tổng hợp Vạn Ninh và kết nối tuyến vận tải biển từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh Nam Trung bộ phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu; phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo Quốc gia; phát huy tối đa lợi thế Khu KTCK gắn với phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển, đa dạng hóa hình thức huy động vốn; sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình mang tính động lực của Thành phố, gồm: Dự án nạo vét luồng hằng hải Vạn Gia để phục vụ san lấp thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1); thi công đoạn nền đường lấn biển dự án Đường kết nối cao tốc Vân Đồn Móng Cái xuống cảng Vạn Ninh; nghiên cứu đầu tư dự án Đường ven biển liên kết KKT Vân Đồn Móng Cái đến Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đoạn từ cảng biển Hải Hà đến Cầu Voi xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái giai đoạn 2023-2025 (phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040); nghiên cứu nạo vét luồng sông Lục Lầm và công bố luồng để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản, hoa quả cho nhân dân trong và ngoài Tỉnh; xây dựng Trung tâm Logistics tại cảng Vạn Ninh, là nơi lưu trữ, bảo quản, trung chuyển Container.

Móng Cái ngày càng năng động, hấp dẫn, vùng đất hứa cho các nhà đầu tư.

Chủ tịch UBND TP Móng Cái Hồ Quang Huy khẳng định, để tiếp tục xây dựng Móng Cái trở thành điểm đến đầu tư mới, hấp dẫn, thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, TP Móng Cái sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi, thu hút đầu tư, lấy “đầu tư công làm vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt đầu tư ngoài xã hội”, phấn đấu trung bình cứ 01 đồng ngân sách bỏ ra huy động được 8- 9 đồng vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư vào Móng Cái. TP Móng Cái cam kết sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, đề xuất đầu tư và cả trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để tập trung phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, từng bước giải quyết các thách thức, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới mà TP Móng Cái đang có, trên hết là một sự nghiêm túc, cầu thị, muốn làm bạn, làm đối tác, với tinh thần cùng nhau phát triển của Thành phố đã tạo ra một hình ảnh Móng Cái năng động, hấp dẫn. Sự nổi trội và khác biệt đó chắc chắn sẽ còn tiếp tục tạo ra điểm nhấn, điểm đến mới hấp dẫn cho nhà đầu tư, để nhà đầu tư cùng với thành phố từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Móng Cái trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh./.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thanh niên Quảng Ninh khám bệnh miễn phí tại đảo tiền tiêu

TPO - Nhiều hoạt động trao tặng quà, khánh thành khu vui chơi và khám chữa bệnh cho thanh, thiếu nhi cùng người dân xã đảo tiền tiêu Vĩnh Thực được tổ chức trong chương trình ra quân tình nguyện mùa đông năm 2024 và xuân tình nguyện năm 2025. 15/12/2024 | 11:23 ...

Mở lại tuyến vận tải Phòng Thành Cảng (Trung Quốc)

Ngày 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái đã chính thức khôi phục lại hoạt động. ...

Nữ sinh bị ô tô của phụ huynh húc trong sân trường

Chiều 1/10, xác nhận với VietNamNet, ông Lê Hạnh (Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Chu Văn An, TP Móng Cái, Quảng Ninh) cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng hơn 13h cùng ngày tại khuôn viên trường. Vào thời điểm trên, trong lúc học sinh đang vào trường để học ca chiều, một ô tô do phụ huynh (chưa rõ danh tính) điều khiển chở con đi vào sân trường. Bất ngờ, chiếc xe húc thẳng vào một nữ sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

Nhà văn Võ Huy Tâm viết “Vùng mỏ” như thế nào?

Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 tại Nam Định, nhưng cả đời gắn bó và thành danh ở Quảng Ninh. Với tiểu thuyết "Vùng mỏ", ông là người đặt nền móng cho văn xuôi Quảng Ninh viết về công nhân mỏ. Đối với văn học Quảng Ninh, ông có một vị trí đặc biệt không thể thay thế. Nhiều người biết đến ông, nhưng ít người biết nhà văn đã viết tiểu thuyết nổi tiếng "Vùng...

Nhịp sống đời thường trong tranh của họa sĩ Lê Minh Đức

Khác với nhiều họa sĩ Quảng Ninh, tranh của họa sĩ Lê Minh Đức không đi theo lối bao quát kỳ vĩ mà gây ấn tượng với những cảnh sinh hoạt đầm ấm tình người.  Họa sĩ Lê Minh Đức sinh năm 1978 tại xã Lê Lợi, TP Hạ Long, hiện là thạc sĩ mỹ thuật tạo hình, chuyên ngành hội họa, giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Hạ Long. Anh là hội viên Hội Văn học...

Mãn nhãn cánh đồng hoa tulip đẹp như cổ tích ở ngôi làng cổ 400 tuổi

Tulip có thể nở rộ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ khi ở Hà Lan, loài hoa này mới bừng nét màu riêng, phô trương vẻ đẹp yêu kiều và trang nhã nhất. Làng Beemster (Hà Lan) nằm cách thủ đô Amsterdam 30km về phía Bắc. Đây là một trong những địa phương trồng nhiều hoa tulip ở xứ sở cối xay gió. Ngôi làng cổ 400 năm tuổi được UNESCO công nhận là nơi lấn biển đầu...

Những ngôi nhà ‘tàng hình’ đẹp như cảnh ghép giữa cao nguyên đá Hà Giang

Dọc quốc lộ 4C, đoạn nối từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, một số ngôi nhà của người bản địa được tô điểm bằng những bức tranh tường độc đáo, tạo cảm giác như tàng hình giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh. Mới đây, hình ảnh về những căn nhà như tàng hình giữa thiên nhiên ở Hà Giang được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch lập tức gây...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030

Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch. Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Mới nhất