Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMôn thi vào lớp 10 nên rõ ràng, minh bạch, ổn định

Môn thi vào lớp 10 nên rõ ràng, minh bạch, ổn định


Tuyển sinh và xét tốt nghiệp rất khác nhau

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT), trong đó điều đáng quan tâm nhất là việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Tôi xin có một vài đề xuất sau.

Môn thi vào lớp 10 nên rõ ràng, minh bạch, ổn định- Ảnh 1.

Môn thi tuyển sinh vào lớp 10 nên rõ ràng, minh bạch và ổn định

Theo tôi, tính chất của kỳ xét/thi tốt nghiệp và kỳ xét/thi tuyển sinh rất khác nhau. Kỳ xét/thi tốt nghiệp chủ yếu đánh giá chất lượng việc dạy và việc học của một cấp học; những học sinh đạt chuẩn cuối cấp sẽ được công nhận tốt nghiệp. Kỳ tuyển sinh đầu cấp, trên cơ sở học sinh đạt chuẩn của cấp học trước, nhằm phân loại học sinh theo nhu cầu đào tạo của các loại hình trường, học sinh đạt (điểm) chuẩn sẽ trúng tuyển.

Do đó, trong dự thảo quy chế tuyển sinh THPT quy định: “Đối tượng tuyển sinh THPT là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học”.

Tuy nhiên, tại điều 12, khoản 1, mục a quy định, việc lựa chọn môn thi thứ ba “có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp các môn học, được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình trung học cơ sở”. Việc này thuộc chức năng kỳ xét tốt nghiệp trung học cơ sở.

Phải khẳng định, tất cả học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là đảm bảo yêu cầu phẩm chất và năng lực “giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản”. Không nên, một lần nữa, đưa vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT.

Tuyển sinh THPT có 3 phương thức: xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Những trường có chỉ tiêu tuyển sinh bằng hoặc ít hơn số đối tượng tuyển sinh đăng ký dự tuyển thì chỉ cần xét tuyển, không phải tổ chức thi, đỡ tốn kém công sức và tiền của. Những trường có số đối tượng tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu thì tổ chức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển.

Môn thi tuyển sinh THPT nên xác định rõ ràng, minh bạch và ổn định trong nhiều năm. Không và tuyệt đối không dùng hình thức “bốc thăm”. Điều 12, khoản 1 trong dự thảo lại quy định: môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học lựa chọn và một trong hai phương án và công bố trước 31.3 hằng năm.

Quy định này nếu ban hành chính thức sẽ dẫn đến các sở GD-ĐT phải “bốc thăm”, “may nhờ rủi chịu”. Thật sự không nên!

Vì sao môn thứ ba nên chọn ngoại ngữ?

Với quan điểm thi tuyển THPT gọn nhẹ, không gây áp lực và tốn kém thì số môn thi có thể là 2 hoặc 3 môn. Nếu là 2 môn thì chọn toán và ngữ văn. Nếu là 3 môn thì chọn toán, ngữ văn và ngoại ngữ.

Vì sao môn thứ ba nên chọn ngoại ngữ? Vì ngoại ngữ là một trong 8 môn bắt buộc tất cả học sinh đều phải học ở THPT. Sau này, nếu môn tiếng Anh được quy định là ngoại ngữ 1, bắt buộc tất cả học sinh từ lớp 3 – 12 phải học thì môn thứ ba là tiếng Anh. Theo Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì việc chọn môn thứ ba là ngoại ngữ là cần thiết, không nên bàn luận thêm.

Đối với việc tuyển sinh trường THPT chuyên, ngoài hai môn thi bắt buộc toán và ngữ văn như học sinh không chuyên, môn thứ ba là môn thi chuyên, có đề thi riêng để chọn học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.

Cần bỏ quy định không thực tế

Tôi xin góp ý thêm về điều 14, khoản 2, mục a trong dự thảo quy định cộng 2.0 điểm ưu tiên cho “con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945” và “con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”. Theo tính toán sơ bộ, các cụ lão thành cách mạng ở tuổi 95 trở lên thuộc diện này. Các cụ không thể có con (15 tuổi) thi tuyển lớp 10 từ năm 2025 trở đi. Do đó, nên bỏ các quy định nói trên cho phù hợp thực tế.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mon-thi-vao-lop-10-nen-ro-rang-minh-bach-on-dinh-185241019222430189.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam đứng thứ 63/116 quốc gia về chỉ số thông thạo tiếng Anh

(NLĐO) - Việt Nam giảm 5 hạng, xếp trong nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp trên thế giới ...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tụt hạng

Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia được khảo sát chỉ số thông thạo tiếng Anh, giảm 5 bậc so với năm 2023 từ 58 xuống 63. Hôm nay (13/11) Tổ chức giáo dục Education First chính thức công bố Chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2024 (English Proficiency Index 2024 - EPI 2024). Chỉ số EPI năm 2024 được phân tích từ kết quả kiểm tra của 2,1 triệu người không phải người bản ngữ...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh: Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia khảo sát

Chỉ thống thông thạo tiếng Anh EPI của Việt Nam năm 2024 giảm so với năm 2023, dẫn đến sự tuột bậc trên bảng xếp hạng. Ông Mark Do, giám đốc EF Education First tại Việt Nam, cho biết EF phân tích thấy trình...

Trình độ tiếng Anh toàn cầu đang giảm sút, Việt Nam rớt hạng thảm

(Dân trí) - Năm 2024 là năm thứ tư liên tiếp trình độ tiếng Anh toàn cầu giảm. Đáng chú ý, xu hướng thành thạo tiếng Anh của người Việt giảm 5 bậc, tụt xuống trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Đó là kết quả từ công bố chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI) của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11.Đây là khảo sát lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm sao để 5G Open RAN ‘make in Vietnam’ có ‘hộ chiếu’ ra thế giới?

Theo các chuyên gia, việc ra đời sản phẩm thương mại trạm gốc 5G Open RAN là cơ hội giúp doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chen được vào thị trường trạm gốc 5G thế giới.   Hôm nay 13.11, Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) và Qualcomm đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "5G Open RAN Connect 2024". Đây là sự kiện về lĩnh vực Open RAN đầu tiên tại...

Người phụ nữ bị bỏng nặng khi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, người phụ nữ T.T.T. (54 tuổi, ngụ tại Long An) đã gặp phải sự cố khi bị cồn nóng đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng...

Hezbollah tấn công vào quân Israel

Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng. ...

Vinh danh nhà giáo trẻ, học sinh, sinh viên tiêu biểu

Nhà giáo trẻ tiêu biểu, học sinh 3 tốt, học sinh 3 rèn luyện, sinh viên 5 tốt của tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh… nhân hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. ...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học

Theo kế hoạch giảng dạy và học tập, các trường đại học công bố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 để sinh viên, người lao động chủ động lịch trình du xuân, về quê. Dưới đây là danh sách các trường đại học trong cả nước công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025:STTTrườngNgày nghỉ Miễn Bắc 1Đại học Sư phạm Hà NộiTừ 20/1 - 2/2 (14 ngày)2Đại học Ngoại thươngTừ 20/1 - 9/2 (21 ngày)3Đại học Bách khoa Hà...

Vinh danh nhà giáo trẻ, học sinh, sinh viên tiêu biểu

Nhà giáo trẻ tiêu biểu, học sinh 3 tốt, học sinh 3 rèn luyện, sinh viên 5 tốt của tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh… nhân hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. ...

Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ĐH Đà Nẵng là cái “nôi” đào tạo nguồn NNL CLC, cung ứng hàng chục vạn kỹ sư, cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề then chốt, đóng góp tích cực cho sự phát triển...

Đảm bảo công bằng với học sinh

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM từ năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Thí sinh tự do tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước vẫn được quyền dự thi trong khi học sinh lớp 11 không thuộc đối tượng dự thi. ...

Bất ngờ trước thư ngỏ của một hiệu trưởng

Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP. Hồ Chí Minh vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.

Mới nhất

Cảnh sát Hà Lan bắt nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine

(CLO) Cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại trung tâm Amsterdam vào hôm thứ Tư. ...

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số. Sáng 14/11, tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng”...

Giá lúa ổn định; giá gạo giảm nhẹ 100 đồng/kg

Cập nhật giá lúa gạo hôm nay ngày 14/11/2024, giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo Sóc Trăng tăng hay giảm; giá lúa mới nhất ngày 14/11 thế nào? Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Với một số nội dung có thể được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thể hiện quan điểm rõ ràng có bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 hay...

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Mới nhất