Món quà nào cho trẻ?

Hằng năm, cứ đến dịp Tết Thiếu nhi 1/6, bao mỹ từ lại dành cho những đứa trẻ, nhiều phần thưởng được trao…

Tết Thiếu nhi 1/6: Món quà nào cho trẻ?
Tình yêu, sự thấu hiểu của cha mẹ là món quà ý nghĩa dịp Tết Thiếu nhi 1/6. (Ảnh: Phương Ly)

Từ nhiều năm nay, chúng ta đề cập nhiều về trường học hạnh phúc, mong mỗi ngày con đến trường là một ngày vui, ở đó mỗi đứa trẻ sẽ được phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Ai cũng mong con em mình được lớn lên trong môi trường đầy yêu thương, để trở thành người tử tế, có ích cho xã hội. Nhưng chúng ta đang cho con cái gì? Đáp ứng đầy đủ vật chất, những chuyến du lịch xa xỉ vì được là học sinh xuất sắc? Thưởng những món đồ chơi đẹp để bù lại những ngày vất vả ôn thi?

Chúng ta đã cho các con được ăn, học, ngủ, nghỉ, chơi đúng nghĩa? Mấy phụ huynh cho con được quyền thất bại? Thời nay, mấy đứa trẻ có một mùa Hè trọn vẹn? Hay đâu đó vẫn có “học kỳ 3”? Vẫn có những đứa trẻ chưa lên lớp 1 đã phải “đánh vật” ở lớp luyện chữ. Những tiếng thở dài buông ra đâu đó…

Dù cải cách giáo dục nhưng chuyện áp lực học tập của trẻ dường như vẫn chưa giảm. Hết học chính lại đến học thêm đã chiếm phần lớn quỹ thời gian của các em. Nhiều đứa trẻ ngủ gật ngay trên xe, hoặc ăn vội chiếc bánh mỳ cho kịp giờ học thêm. Không ít đứa trẻ phải cặm cụi ngồi bên bàn học đến 11 giờ đêm, cả cuối tuần, lễ tết. Nhiều em đến trường với bộ dạng mệt mỏi, uể oải. Và các em được gì? Những điểm 9, điểm 10 tròn trịa? Những tấm giấy khen xuất sắc? Nhưng thử hỏi liệu các em có vui và trân trọng, tự hào về những thành tích ấy?

“Có lẽ các em cần hơn sự thấu hiểu, yêu thương của cha mẹ. Đừng thần thánh hóa những tấm giấy khen, những bảng điểm đẹp, bởi trẻ đã phải đánh đổi quá nhiều để đạt được những điều đó”.

Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.

Điều 100 Luật Trẻ em năm 2016 nêu rõ: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại…

Nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương đã nói: “Điều làm nên phẩm cách nhà giáo là lòng yêu thương học sinh. Người thầy phải rời bục giảng, bước xuống gần hơn với trò của mình để lắng nghe, để hiểu và sẻ chia. Nghề giáo – dẫu khó đến mấy mà trái tim luôn dành cho học sinh, chúng ta sẽ tạo nên những trường học hạnh phúc…”.

Phụ huynh cũng bớt đổ lỗi cho “cơm áo gạo tiền”, bớt “sính” thành tích, khi đó chắc hẳn đứa trẻ sẽ hạnh phúc hơn. Tạo ra động lực học tập cho trẻ bằng việc tìm kiếm, khám phá và đón nhận cái mới, để các em được hoàn thiện bản thân. Ngay từ khi còn nhỏ, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng điều này, chứ không phải đánh mất động lực học tập, học vì những kỳ vọng, nỗi bất an của người lớn.

Thay vì, những buổi tổ chức liên hoan, những món quà đắt tiền, những chuyến du lịch, có lẽ các em cần hơn sự thấu hiểu, yêu thương của cha mẹ. Đừng thần thánh hóa những tấm giấy khen, những bảng điểm toàn 9, toàn 10. Bởi những đứa trẻ đã phải đánh đổi quá nhiều để đạt được điều đó.

Bớt những lời rao giảng đạo đức, bớt những kỳ vọng, chúng ta hãy ngồi lại với con, thấu hiểu con mình, hỏi xem con muốn gì, cần gì? Thành tích ảo sẽ chẳng thể đem lại cho con nhân cách thật trong tương lai. Đứa trẻ cũng cần được tôn trọng, được lắng nghe, được bày tỏ quan điểm. Chấp nhận những thành tích chưa trọn vẹn của con, trân trọng sự nỗ lực của con, đừng lấy “con nhà người ta” để làm quy chuẩn cho con mình cũng là một cách giúp con cảm thấy hạnh phúc hơn.

Albert Einstein đã nói: Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc. Thật vậy, mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh và điểm yếu. Ai đó có thể là một nhạc sĩ nhưng là một đầu bếp tệ. Khả năng trong một lĩnh vực nào đó cũng không định nghĩa giá trị cốt lõi của một người.

Hiện nay, người ta đã chú trọng nhiều việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục để trẻ thành người tử tế, trở thành công dân toàn cầu. Nhưng quan trọng hãy để con được là chính mình!

“Trái chín quá sẽ không ngọt”, “mài ngọc chớ mài quá tay”, hãy cởi bỏ những áp lực cho con, chấp nhận những thiếu sót của con, những bảng điểm chưa hoàn hảo của con. Cha mẹ hãy chấp nhận để con được quyền thất bại để đứng lên, để trải nghiệm, lớn lên, trưởng thành. Món quà nào quý hơn ở việc thấu hiểu, yêu thương?

Khi không còn những áp lực điểm số, chạy đua thành tích, sẽ không còn những đứa trẻ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Ở đó, đứa trẻ sẽ hứng thú với mỗi ngày đến trường, nơi các em được là chính mình. Để động lực học tập của các em là cho chính mình chứ không phải “học vì cha mẹ”, “sống cuộc đời của cha mẹ”…

“Tạo ra động lực học tập cho trẻ bằng việc tìm kiếm sự vui vẻ khi khám phá và đón nhận cái mới, để các em có thể hoàn thiện bản thân. Ngay từ khi còn nhỏ, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng điều này, chứ không phải đánh mất động lực học tập, khám phá vì những kỳ vọng, nỗi bất an của người lớn”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tet-thieu-nhi-16-mon-qua-nao-cho-tre-272885.html

Cùng chủ đề

Tân Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam là ai?

Bà Silvia Danailov được bổ nhiệm làm Trưởng đại diện mới của UNICEF tại Việt Nam, với nhiệm kỳ bắt đầu vào tháng 8/2024.

Để trẻ sử dụng công nghệ thông minh, không bị lạc vào “hố đen” thế giới ảo

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có những nguy cơ không nhỏ đối với trẻ.

Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người!

Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người và Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 năm 2024.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

Tai nạn giao thông, tử vong do tai nạn giao thông ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng nên cần có sự quan tâm của toàn xã hội.

chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ trẻ mồ côi gần 10 tỷ đồng

Đây cũng là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 nhằm tôn vinh các giá trị của gia đình. Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội Lê Kim Anh nhấn mạnh, gia đình tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người; nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tăng vùn vụt, BRICS mạnh tay gom hàng bất chấp giá kỷ lục, nhu cầu chắc chắn chỉ tăng không giảm

Giá vàng hôm nay 14/8/2024: Giá vàng thế giới. Giá vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt với vàng nhẫn 9999 tăng tới 1,5 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh địa chính trị bất ổn và bất định, nhiều nền kinh tế mạnh tay gom vàng, giới trong ngành dự đoán kim loại quý sẽ sớm vượt mốc 2.500 USD/ounce.

Kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Colombo, Sri Lanka

Đại sứ Trịnh Thị Tâm khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tung chương trình thị thực hấp dẫn, Malaysia có thực sự thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc?

Nền kinh tế Malaysia được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ chương trình thị thực cư trú dài hạn với nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên, kỳ vọng này có thực sự trở thành hiện thực hay chỉ là phỏng đoán?

Biên giới Nga “nóng ran”, Iran khuyên 3 nước châu Âu đứng lên “một lần và mãi mãi”, Israel đột kích Dải Gaza

Tình hình căng thẳng ở vùng biên giới Nga do cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk, căng thẳng Iran-Israel với những nguy cơ lớn về xung đột Trung Đông, Sudan... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tình hình ở tỉnh Kursk của Nga đang rất căng thẳng, khi Ukraine chiếm quyền kiểm soát 28 điểm dân cư. (Nguồn:...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội...

Báo Thế giới & Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Bài đọc nhiều

Trường đại học Sư phạm Hà Nội ‘bắt tay’ Đại học Seitoku đào tạo sư phạm mầm non

Chia sẻ về cảm nhận khi đến Đại học Seitoku, PGS.TS Bùi Thị Lâm, trưởng khoa giáo dục mầm non Trường đại học Sư phạm Hà Nội, cho hay rất ngạc nhiên, ngưỡng mộ Đại học Seitoku với nền giáo dục vững vàng và kiên định mục tiêu giáo dục phẩm chất cho trẻ em, mà không bị áp lực bởi sự...

Trách nhiệm thanh niên thời đại số

Thanh niên là lực lượng lao động dồi dào, sáng tạo và năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khi nào thí sinh có giấy báo trúng tuyển đại học năm 2024?

Chuẩn bị công bố điểm chuẩn trúng tuyểnTừ 8h đến 17h hôm nay (12/8), Bộ GDĐT tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu trên hệ thống trước khi thực hiện quy trình lọc ảo vào ngày 13/8.Việc...

Cùng chuyên mục

Nhiều chuyển biến trong giáo dục và đào tạo ở Sơn La

Trở lại thời điểm trước năm học học 2019-2020, sau những lùm xùm về thi cử, nhiều đề án, giải pháp trong việc đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã có nhiều thay đổi, triển khai mạnh mẽ và thiết thực. Trong đó, ngành đã chủ động và tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục; đề ra các...

Đóng góp ý kiến chất lượng vào định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Minh Dung)  ...

Băn khoăn cách thức thu hút học sinh thành tích cao

Việc đưa ra những chính sách khuyến khích thu hút học sinh giỏi, học sinh thành tích cao hiện vẫn là vấn đề bàn cãi khi có sự cạnh tranh không nhỏ giữa các địa phương cũng như...

Ông Vương Tấn Việt chưa có bằng tốt nghiệp cấp ba: Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Trước thông tin Sở GD&ĐT TP HCM vừa có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, trong đó nêu rõ ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989, đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết đã nắm được thông...

Nghi vấn về giá trị bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt là có căn cứ

Dư luận đang xôn xao nghi vấn về việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) sử dụng bằng tốt nghiệp cấp ba giả.Liên quan tới nghi vấn này, Bộ GDĐT cho biết, dư luận đang...

Mới nhất

Quy định mới trong năm 2025 gây khó khăn cho nông sản Việt sang EU

Cà phê, hồ tiêu, và nhiều nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bị hạn chế đáng kể khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2025, do khu vực này dự kiến sẽ tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực...

Giá vàng miếng SJC tại thị trường tự do rớt mạnh, người mua đi bán lại ‘nháo nhào’

Hôm nay, một diễn biến lạ trên thị trường vàng đó là giá bán vàng miếng SJC tại ngân hàng tăng thêm 1,5 triệu đồng/lượng, nhưng giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do liên tục rớt giá. Những ngày trước,...

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng có Phó giám đốc mới

Công bố Quyết định số 1814-QĐ/TU, ngày 9.8.2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định ông Phạm Ngọc Huệ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Mỹ Xuyên nhiệm kỳ 2020 -...

Kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Colombo, Sri Lanka

Đại sứ Trịnh Thị Tâm khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Mới nhất