video-embed-169">

Theo BBC, đậu hũ thối có nguồn gốc từ thời nhà Thanh. Tương truyền do một người tên Vương Trung nghĩ ra. Vua Khang Hy sau khi thưởng thức đã mê mẩn mùi vị đặc biệt của món này và hạ lệnh đưa vào thực đơn của cung đình.

l intro 1672342069.jpg
Đậu hũ thối là món ăn đường phố nổi tiếng ở Trung Quốc. Ảnh: BBC

Tùy mỗi vùng ở Trung Quốc, đậu hũ thối sẽ có màu khác nhau. Có nơi đậu phụ thối mang màu vàng. Có vùng ngâm đậu phụ lên men đến mức chuyển màu đen kịt.

Đậu hũ thối lên men có nhiều cách ăn. Ăn sống trực tiếp, hấp, hầm, xào, kho, nhúng lẩu… đều được, nhưng phổ biến nhất vẫn là rán trong chảo ngập dầu rồi thưởng thức. Miếng đậu phụ vàng ruộm, giòn dai, nóng hổi, ăn kèm rau bắp cải muối chua (pao cai), rau mùi, tỏi… và tương ớt.

stinky tofu primagefactory 123rf 124864624_s.jpg
Món ăn này là một “thử thách” cho du khách nước ngoài. Ảnh: Tasting Table

Lấy một miếng đậu chấm tương ớt cay, thêm rau muối chua, từ từ nhai sẽ cảm thấy sự bùi ngậy hòa quyện cùng vị tê cay, chua dịu. Mùi hương khó chịu cũng tan biến.

Ngày nay, đậu hũ thối đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc và là món ăn nhất định phải thưởng thức khi du khách nước ngoài đặt chân đến đất nước này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu hũ thối không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Sách Đông Y cổ có viết đậu hũ thối mang tính hàn mà ích khí, có tác dụng điều hòa tỳ vị, giảm chướng bụng đầy hơi, thanh nhiệt tán huyết, giúp thải độc cho đại tràng.

Combo ‘vừa ăn lẩu, vừa xem phim’ gây sốt ở các rạp chiếu phim Trung QuốcTới nhiều rạp chiếu ở các thành phố lớn của Trung Quốc hiện nay, khách hàng không chỉ có trải nghiệm xem phim thông thường mà còn có thể thưởng thức bữa tiệc lẩu nghi ngút khói tại chỗ.