Trang chủEnterpriseBệnh viện đa khoa MEDLATECmọi vấn đề cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe...

mọi vấn đề cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ



Viêm họng hạt ở trẻ em thường gặp khi giao mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường. Biết được nguyên nhân và đặc điểm của bệnh lý này ở trẻ, cha mẹ có thể giúp con được điều trị sớm, đạt hiệu quả tích cực để tránh những tác động tiêu cực đối với đời sống tinh thần và sức khỏe của trẻ.

1. Đặc điểm của bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

1.1. Về khái niệm viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một dạng viêm mạn tính ở niêm mạc họng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt lympho ở thành sau họng. Các hạt này có kích thước nhỏ, màu đỏ hoặc hồng, đôi khi có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Ở trẻ em, do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, niêm mạc họng dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nên dễ mắc viêm họng hạt hơn so với người lớn.

Viêm họng hạt thường xuất hiện sau những đợt viêm họng cấp tính không được điều trị dứt điểm, khiến vi khuẩn và virus tồn tại lâu dài trong niêm mạc họng. Các hạt lympho trong viêm họng hạt thực chất là kết quả của quá trình tấn công chống lại nhiễm trùng của các tế bào miễn dịch. Khi các hạt này phát triển quá mức, sẽ gây ra viêm họng hạt.

Hình ảnh cho thấy viêm họng hạt ở trẻ

Hình ảnh cho thấy viêm họng hạt ở trẻ

1.2. Đặc điểm viêm họng hạt ở trẻ em

– Đối tượng dễ mắc

Trẻ em ở mọi độ tuổi đều có thể mắc viêm họng hạt, nhưng phổ biến nhất là 3 – 10 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ thường có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus từ môi trường xung quanh. Trẻ em trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trong các môi trường đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo, rất dễ lây nhiễm bệnh từ bạn bè.

– Triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài

Viêm họng hạt ở trẻ em thường có triệu chứng không quá nghiêm trọng nhưng kéo dài dai dẳng. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong họng, khô họng và có cảm giác vướng víu khi nuốt. Đôi khi, trẻ có thể bị ho khan, nhất là vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt

2.1. Nhiễm virus, vi khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus là một trong những tác nhân chính gây viêm họng hạt ở trẻ em. Chúng có thể gây ra các đợt viêm họng cấp tính và nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn này có thể lưu trú và phát triển thành viêm họng hạt mạn tính. Trẻ em thường tiếp xúc với vi khuẩn này thông qua môi trường học đường, nơi có nhiều trẻ cùng nhau chơi đùa và dễ dàng lây nhiễm cho nhau.

Bên cạnh đó, các loại virus như: Adenovirus, Rhinovirus,… rất dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt là trong môi trường như trường học, nhà trẻ. Khi bị nhiễm lây nhiễm, niêm mạc họng bị viêm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các hạt lympho.

2.2. Yếu tố môi trường

Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi, khí thải công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt. Trẻ em sống ở các khu vực đô thị, gần nhà máy hoặc những nơi có mật độ giao thông cao dễ bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm, dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc họng.

Ngoài ra, các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, mạt bụi nhà có thể kích thích niêm mạc họng, gây viêm và hình thành các hạt lympho. Trẻ em có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn thường dễ bị viêm họng hạt khi tiếp xúc với các dị nguyên này.

Điều kiện môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân phổ biến gây nên viêm họng hạt ở trẻ em

Điều kiện môi trường sống ô nhiễm là nguyên nhân phổ biến gây nên viêm họng hạt ở trẻ em

2.3. Các yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt

– Đề kháng yếu

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin hoặc có tiền sử bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường dễ mắc viêm họng hạt hơn. Sức đề kháng yếu khiến cơ thể của trẻ không đủ khả năng chống lại vi khuẩn và virus nên viêm nhiễm kéo dài.

– Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như không giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ em. Mặt khác, trẻ thường xuyên ăn đồ ăn lạnh, đồ uống có gas cũng dễ bị kích thích niêm mạc họng và gây nên viêm họng hạt.

– Tiếp xúc với người bệnh

Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với người bệnh trong gia đình hoặc trường học dễ bị lây nhiễm vi khuẩn và virus gây viêm họng hạt. Việc trẻ không được cách ly hoặc bảo vệ đúng cách khi trong nhà có người bị viêm họng cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

2.4. Điều kiện môi trường sống

Sống trong môi trường ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Trẻ em sống trong những môi trường này dễ bị các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt.

2.5. Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là trong những giai đoạn giao mùa, khiến trẻ em dễ bị viêm họng. Thời tiết lạnh, hanh khô làm khô niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập, gây ra bệnh lý này.

3. Phương pháp điều trị viêm họng hạt ở trẻ em

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết hướng điều trị an toàn cho trẻ bị viêm họng hạt

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết hướng điều trị an toàn cho trẻ bị viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt ở trẻ em, bác sĩ sẽ căn cứ trên mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ phù hợp:

– Dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh thường được sử dụng khi viêm họng hạt ở trẻ em có nguyên nhân do vi khuẩn. Các loại kháng sinh phổ biến như amoxicillin, penicillin hoặc các cephalosporin thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm họng hạt ở trẻ em. Điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý cho con uống thuốc đúng liều lượng và thời gian sử dụng được khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen có thể được sử dụng để giảm viêm và đau họng khi trẻ bị viêm họng hạt. Việc dùng thuốc có tác dụng giảm sưng và làm dịu đau rát họng.

– Thuốc giảm đau

Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng để giảm đau họng và hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hạt. Cha mẹ cần chú ý không dùng quá liều và theo dõi phản ứng của trẻ khi sử dụng thuốc.

– Thuốc giảm ho

Nếu trẻ bị ho nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ho để giảm sự khó chịu và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ho cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Ngoài việc kiên trì điều trị theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa thì một số biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây cũng góp phần cải thiện triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em:

– Uống đủ nước

Giữ cho cơ thể đủ nước là điều rất quan trọng khi điều trị viêm họng hạt. Nước giúp làm dịu họng, giảm khô và kích ứng cổ họng. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây và tránh các loại đồ uống có chứa caffeine hoặc đồ uống có gas.

– Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ hồi phục nhanh hơn. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C và thực phẩm chứa nhiều protein. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng, chiên xào.

– Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và virus. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh đồ chơi và đảm bảo không khí trong nhà luôn thông thoáng. Sử dụng máy lọc không khí nếu cần thiết cũng sẽ giảm thiểu bụi và các tác nhân gây dị ứng.

Cha mẹ cần theo dõi triệu chứng của trẻ trong suốt quá trình điều trị. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao, khó thở hoặc triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày điều trị, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.

Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chăm sóc con cái một cách tốt nhất. Nếu có dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để trẻ được khám và điều trị kịp thời.



Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-hong-hat-o-tre-em-moi-van-de-cha-me-nen-biet-de-bao-ve-suc-khoe-cho-tre

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắc màu sương cao nguyên Đà Lạt

Đà Lạt được mệnh danh là "thành phố sương mù". Do đó, giới nhiếp ảnh gia thường chọn những ngày mùa mưa (tháng 5-10), dậy sớm băng rừng để "săn" ảnh Đà Lạt chìm mờ trong sương.  Tác giả Nguyễn Đức Hiếu giới thiệu bộ tác phẩm ảnh " Sắc màu sương cao nguyên". Bộ ảnh này được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Cục Thông tin Đối ngoại,...

Độc đáo múa Thiên cẩu ở Hội An

Múa Thiên cẩu đã có từ lâu đời và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 ở Hội An, đây là hoạt động không thể thiếu trong các nghi thức trừ tà, cầu lộc và góp phần tạo không khí rộn ràng, náo nhiệt ở phố cổ tại các đêm hội Tết Trung thu. Tác giả Phan Văn Sơn giới thiệu bộ tác phẩm ảnh "Độc đáo múa Thiên cẩu ở Hội An". Bộ ảnh này được tác giả gửi...

Mùa sương trên cây cầu cũ Long Biên

Dù bình minh hay hoàng hôn, trên cầu Long Biên những ngày cuối thu đầu đông với những làn sương sớm càng khiến cây cầu trở nên huyền ảo với cảnh sắc hữu tình. Hãy cùng ngắm vẻ đẹp của cây cầu cũ Long Biến trọng sương dưới góc nhìn của tác giả Vũ Bảo Ngọc, thông qua bộ ảnh " Mùa sương trên cây cầu cũ Long Biên". Bộ ảnh này được tác giả gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và...

Non nước Cao Bằng

Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái cho vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Non nước Cao Bằng những danh thắng tuyệt đẹp làm say đắm lòng người. Tác giả Đinh Hải Ngọc ghi lại những hình ảnh về phong cảnh đẹp của Cao Bằng vinh dự lọt vào danh mục Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, thông qua album ảnh" Vẻ đẹp non nước Cao Bằng". Album ảnh này được tác giả gửi tham dự...

Nước mặn đồng chua

Nói đến Ninh Hòa, không thể không nhắc đến nghề làm muối ở Hòn Khói, những cánh đồng muối bạt ngàn với diện tích trên 700ha, nơi những diêm dân đã gắn bó cả cuộc đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thông qua album ảnh Nước mặn đồng chua, tác giả Nguyễn Ngọc Vân gửi tham dự Cuộc thi Ảnh và Video Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam, do Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin...

Bài đọc nhiều

Cận thị là gì? Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Người bị cận thị rất khó khăn khi quan sát sự vật xung quanh, nhất là trong điều kiện khoảng cách xa. Trẻ em đang trong độ tuổi đi học và những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính là những trường hợp dễ bị cận thị. Vậy cận thị là gì? ...

Tăng và giảm do những nguyên nhân nào?

Bạch cầu đa nhân trung tính là một phần của hệ thống miễn dịch, góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Khi lượng bạch cầu này giảm hoặc tăng bất thường có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy bạch cầu đa nhân trung...

Cách khắc phục cận thị giúp giảm biến chứng

Cận thị không chỉ khiến người bệnh khó quan sát sự vật xung quanh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về mắt. Dưới đây là những biến chứng của bệnh và gợi ý một số cách khắc phục tật cận thị. ...

Thuốc nhỏ mắt Tobrex có dùng được cho bà bầu không và cần lưu ý gì khi dùng?

Tobrex là dung dịch nhỏ mắt thường được chỉ định cho những trường hợp mắt bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Dù là Tobrex hay bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào khác cũng cần được sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định được ghi trên bao bì. Vậy thuốc nhỏ mắt Tobrex có...

Cây rau khúc – không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc!

Cây rau khúc đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam bởi đây là nguyên liệu để chế biến món ăn hàng ngày như nấu canh, luộc hoặc làm bánh khúc. Tuy nhiên, ít ai biết loại cây này còn là vị thuốc có thể điều trị một số bệnh thường...

Cùng chuyên mục

Mụn thành nốt ruồi có đúng không? Các phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn

Theo quan niệm của không ít người, mụn lâu ngày không được loại bỏ có thể phát triển thành mụn ruồi. Vậy, chính xác mụn thành nốt ruồi có đúng không? Lời giải đáp cho thắc mắc này sẽ có ngay trong bài tổng hợp kiến thức sau đây của MEDLATEC. ...

Cây rau khúc – không chỉ là thực phẩm mà còn là vị thuốc!

Cây rau khúc đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam bởi đây là nguyên liệu để chế biến món ăn hàng ngày như nấu canh, luộc hoặc làm bánh khúc. Tuy nhiên, ít ai biết loại cây này còn là vị thuốc có thể điều trị một số bệnh thường...

Cây kim anh có tác dụng gì cho sức khỏe?

Cây kim anh là một trong những loại thực vật mọc nhiều trong tự nhiên ở nước ta, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Đặc biệt, đây cũng là thành phần trong nhiều bài thuốc giúp trị bệnh đường tiêu hóa hay chứng mồ hôi trộm, tiểu dắt, yếu sinh lý,... ...

Chụp CT xoang mũi có hại không? Kỹ thuật giúp phát hiện bệnh lý gì?

Các bệnh nhân gặp vấn đề về viêm xoang của Việt Nam ngày một nhiều, đặc biệt là ở những khu vực không khí bị ô nhiễm. Để chữa trị được dứt điểm và hiệu quả hơn bệnh về xoang, bệnh nhân nên thực hiện chụp CT xoang mũi. Vậy chụp CT xoang mũi...

Thuốc nhỏ mắt Tobrex có dùng được cho bà bầu không và cần lưu ý gì khi dùng?

Tobrex là dung dịch nhỏ mắt thường được chỉ định cho những trường hợp mắt bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Dù là Tobrex hay bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào khác cũng cần được sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định được ghi trên bao bì. Vậy thuốc nhỏ mắt Tobrex có...

Mới nhất

Trách nhiệm trong vụ án SCB thuộc về “kiểm toán độc lập”

Tham gia chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn sáng 5/6, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa), cho hay vừa qua vụ án ở Ngân hàng SCB có nhiều công ty đã thực hiện kiểm toán nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó nhiều cử tri đặt câu hỏi...

Tổng Kiểm toán Nhà nước thừa nhận tiêu cực trong ngành có nhưng rất ít

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, mặc dù có sự cố gắng của ngành nhưng đâu đó vẫn có những hành vi tiêu cực của một số kiểm toán viên nhà nước trong hoạt động kiểm toán. Phổ biến là khi phát hiện sai phạm của đối tượng kiểm toán thì...

Mới nhất