AnhBác sĩ tiêu hóa Joseph Salhab cho biết ngồi lâu trong nhà vệ sinh và dùng điện thoại có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, thói quen này khiến các loại vi khuẩn bám vào thiết bị, dễ gây bệnh. Theo ông Salhab, việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh tạo áp lực lên vùng thân dưới, hậu môn, dễ gây bệnh trĩ và chảy máu. Ông khuyến nghị mọi người hạn chế dùng điện thoại, có thể sử dụng thêm ghế kê chân để quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.
Nghiên cứu trước đây cho thấy cứ 10 người thì khoảng 6 người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh. 61% sử dụng để lướt mạng xã hội, 33,9% đọc các tin tức.
Theo tiến sĩ Hugh Hayden, chuyên gia kiểm soát nhiễm trùng, điện thoại thông minh có thể nuôi dưỡng lượng vi trùng nhiều gấp 10 lần so với bồn cầu. Thói quen đem điện thoại và những nơi kém vệ sinh như phòng tắm có thể khiến vật bất ly thân này trở thành mầm mống của bệnh truyền nhiễm.
Tiến sĩ Hayden giải thích khi chạm vào các bề mặt dùng chung và sử dụng điện thoại di động, nguy cơ lây nhiễm chéo cao hơn. Theo báo cáo của Yahoo Like UK, vi trùng có thể tồn tại trên màn hình điện thoại thông minh tới 28 ngày. Một trong những mầm bệnh phổ biến nhất trên thiết bị là vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus. Đây là tác nhân chính gây ra các bệnh nhiễm trùng ở người. Chúng thường nằm tụ với nhau tạo thành từng cụm, có hình thái giống chùm nho. Khi xâm nhập sâu hơn vào máu, khớp, phổi hay tim, vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Sử dụng điện thoại thông minh trong phòng vệ sinh làm tăng gấp đôi nguy cơ nhiễm vi trùng và mầm bệnh, tiến sĩ Hayden cho biết.
Lời khuyên khác ông đưa ra là thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều trái cây nếu việc đi vệ sinh mất quá nhiều thời gian. Ăn nhiều chất xơ và vitamin C từ trái kiwi, thanh long, táo, lê, mận giúp kích thích nhu động ruột. Ông gợi ý mọi người pha thêm vỏ mã đề vào đồ uống, đảm bảo uống nhiều nước, bổ sung magie.
Thục Linh (Theo Daily Mail)