Trang chủNewsThế giớiMối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến...

Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được đánh giá là dấu ấn quan trọng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bài viết trên trang Tide News. (Ảnh chụp màn hình)

Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc có bài viết trên The Tide News nhận định, với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam, chuyến thăm vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm càng làm nổi bật tính chất đặc thù và vai trò quan trọng của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

“Vừa là đồng chí, vừa là anh em”

Tính “đặc thù” mà ông Hứa Lợi Bình đề cập nằm ở chỗ, Việt Nam và Trung Quốc có núi liền núi, sông liền sông, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Cả hai quốc gia có cùng nền tảng văn hóa, thể chế chính trị tương đồng, trải qua những biến thiên lịch sử và nhiệm vụ phát triển, có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế – thương mại và cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược. Quan hệ giữa hai Đảng luôn đóng vai trò quan trọng trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước.

Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa gửi đi thông điệp Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Đồng thời, Trung Quốc xác định rõ Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao khu vực của mình. Ông tin rằng chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt-Trung đi vào chiều sâu và thực chất.

Giáo sư Hứa Lợi Bình nhận xét, Việt Nam-Trung Quốc là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình giành độc lập và giải phóng dân tộc, hai nước hết mình ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chọn Quảng Châu làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc, thể hiện sự kế thừa truyền thống lịch sử và dòng chảy cách mạng.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, từ Moscow (Liên Xô) đến Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động cách mạng vào năm 1924. Những dấu ấn cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu trong những năm đầu có mối liên hệ mật thiết với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Sơn của Việt Nam đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh của Hồng quân Trung Quốc. Ông Hứa Lợi Bình chỉ ra rằng, năm 2024 kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong trận chiến này, Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam nhiều hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật và trên nhiều phương diện khác.

Tại buổi gặp mặt ở Quảng Châu ngày 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ các nhân viên y tế Trung Quốc từng hỗ trợ Việt Nam. Bà Vu Thục Huệ, 77 tuổi, cựu nhân viên y tế hỗ trợ Việt Nam tại bệnh viện Nam Khê Sơn, chia sẻ ký ức khó quên trong cuộc đời mình. Năm 1968, chính phủ Trung Quốc thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn ở Quế Lâm, Quảng Tây, chuyên cứu chữa những người bị thương và bệnh tật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trong 8 năm làm việc, bệnh viện Nam Khê Sơn tận tình cứu chữa 5.432 bệnh nhân Việt Nam.

Học giả này cũng chỉ ra rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc dành cho Việt Nam vô số sự giúp đỡ, thể hiện tình hữu nghị đặc biệt “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Đồng thời minh chứng cho tình hữu nghị cách mạng truyền thống giữa hai nước trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần “trong tôi có bạn, trong bạn có tôi” của Cộng đồng chia sẻ tương lai.

Chính vì vậy, ông Hứa Lợi Bình khẳng định, chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện mối liên kết lịch sử, cũng như mong muốn kế thừa dòng chảy cách mạng và truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng. Đây là nền tảng chính trị quan trọng để củng cố Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.

Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 19/8. (Nguồn: TTXVN)

Kim chỉ nam xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai

Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác hợp chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Giáo sư Hứa Lợi Bình nhận định, Trung Quốc có nhiều quốc gia đối tác trên toàn cầu và quan hệ đối tác được chia thành nhiều cấp độ. Tuy nhiên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là một trong những cấp độ cao nhất, thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao với Việt Nam. Chính vì vậy, việc năm ngoái, hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, phản ánh sự thăng cấp trong quan hệ hai nước.

Theo ông Hứa Lợi Bình, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc là mục tiêu tổng thể trong phát triển quan hệ giữa hai nước, còn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là đường lối quan trọng nhằm xây dựng mục tiêu này.

Bên cạnh đó, hai Đảng cần giữ vững tinh thần hữu nghị, kế thừa truyền thống, ghi nhớ sứ mệnh chung và trong giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi quốc gia, Việt Nam-Trung Quốc cần xác định đúng phương hướng cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc, củng cố mô hình phát triển “6 hơn”: Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn. Ông Hứa Lợi Bình cho rằng, 6 phương hướng hợp tác này là kim chỉ nam cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.

Đường lối đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chủ đề được dư luận quan tâm. Theo ông Hứa Lợi Bình, trong chuyến thăm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ duy trì tư tưởng ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo đuổi nền ngoại giao cân bằng đa dạng.

Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức ngày 19/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tăng cường kết nối thực chất

Trong chuyến thăm vừa qua, hai bên đã tích cực thảo luận mở rộng hợp tác kết nối sáng kiến “vành đai con đường” cùng khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai”; đẩy nhanh tiến độ kết nối cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và cửa khẩu; nâng cao kết nối thông minh trong lĩnh vực hải quan; cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng và sản xuất an toàn, ổn định.

Sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các Ban, Bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết các văn kiện hợp tác trong chuyến thăm trên các lĩnh vực trường đảng, xuất nhập khẩu nông sản, phát thanh truyền hình, nghiệp vụ truyền thông báo chí, y tế, cơ sở hạ tầng, kinh tế thương mại, công nghiệp, ngân hàng…

Trong tuyên bố ngày 16/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm cấp nhà nước lần này tập trung vào việc thực hiện các thỏa thuận đã được hai nước ký kết cũng như những kết quả hợp tác thực chất mới đạt được, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như kết nối cơ sở hạ tầng đường sắt.

Những năm gần đây, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Kể từ năm 2004, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Kim ngạch thương mại hai chiều liên tiếp vượt mốc 200 tỷ USD trong hai năm qua. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 112 tỷ USD. Hai bên dự kiến đạt được nhiều kết quả hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực kết nối, nông sản, kinh tế số và chuỗi cung ứng.

Đồng thời, trong số các dự án hợp tác tiềm năng được triển khai giữa hai nước, kế hoạch xây dựng ba tuyến đường sắt (nâng cấp hai tuyến đường sắt xuyên biên giới và xây dựng tuyến đường sắt ven biển thứ ba) thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận.

Ông Hứa Lợi Bình nhận định, cuối năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đạt đồng thuận trong việc thúc đẩy xây dựng đường sắt. Tương lai dự kiến có thêm nhiều nghiên cứu khả thi hơn nhằm củng cố nền tảng kinh tế cho sự hòa nhập lợi ích của Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Việt Nam-Trung Quốc đang tiến triển ổn định. Vào tháng 4/2024, hai nước tổ chức hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ 8 cũng như ký biên bản ghi nhớ về thiết lập đường dây nóng giữa Quân chủng Hải quân Việt Nam và Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc; lực lượng cảnh sát biển hai nước cũng tiến hành tuần tra chung ở khu vực Vịnh Bắc Bộ. Sự hợp tác này không chỉ giúp nâng cao quan hệ quốc phòng song phương và năng lực bảo vệ an ninh biển mà còn góp phần xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai.

Bên cạnh đó, Giáo sư Hứa Lợi Bình chỉ ra rằng, Việt Nam và Trung Quốc không né tránh các vấn đề và bất đồng trên biển, thay vào đó chủ trương giải quyết và kiểm soát bất đồng trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, qua đó duy trì mối quan hệ hai nước hòa bình và ổn định trong khu vực.

Học giả Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-trung-quoc-moi-lien-ket-lich-su-hien-tai-va-tuong-lai-qua-chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-283468.html

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên vươn mình – Nhận thức mới, quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng

(VTC News) - Không chỉ phản ánh tinh thần thể hiện trong các văn kiện sắp tới của Đảng, theo các chuyên gia, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" còn truyền tải thông điệp rõ hơn về một nhận thức mới và quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng. Những diễn ngôn "khởi điểm mới", "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" xuất hiện trong xã hội sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Sứ mệnh dẫn dắt trong ‘kỷ nguyên vươn mình’

Cần phải coi tài năng là một tài nguyên, nhưng tài nguyên quý giá nhất của tài năng là tài dùng người tài. Đảng phải phát triển mạnh mẽ, thổi được ý chí quyết tâm vào những người tài năng trong đội ngũ lãnh đạo. LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày...

Vị thế quốc tế mới đưa Việt Nam bước vào ‘kỷ nguyên vươn mình’

Ngày 23/9/2024, trong bài phát biểu chính sách tại Đại học Columbia (Mỹ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của...

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho chúng ta cách tiếp cận mới trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Lào Cai chi 48,5 tỷ đồng

Nghị quyếtquy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được thông qua vào sáng 9/11.

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Mới nhất

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa”...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Hoa hậu Hoàn vũ Panama bị tước vương miện

(Dân trí) - Vài ngày sau khi bị yêu cầu rời khỏi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2024, người đẹp Panama - Italy Johan Mora - đã bị tước danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Panama 2024. Theo tờ Hola!, tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Panama đã ra thông báo tước bỏ ngôi vị hoa hậu của người...

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Mới nhất