Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMỗi lần xin ý kiến, số môn thi giảm dần

Mỗi lần xin ý kiến, số môn thi giảm dần


Tháng 3: Chỉ có duy nhất phương án 4 + 2

Ngày 17.3, Bộ GD-ĐT lần đầu công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo dự thảo, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử (đối với giáo dục phổ thông), ngữ văn, toán, lịch sử (đối với giáo dục thường xuyên) và các môn học lựa chọn ở bậc THPT gồm: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Mỗi lần xin ý kiến, số môn thi giảm dần - Ảnh 1.

Chiều nay 29.11, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học; thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Tháng 8: Thêm phương án 3 + 2

Đến tháng 8, các sở GD-ĐT nhận được thông tin tiến hành khảo sát ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo đó, các trường THPT được yêu cầu triển khai lấy ý kiến lựa chọn một trong 2 phương án về số môn thi cho kỳ thi tốt nghiệp từ 2025.

Phương án 1 gồm 4 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn đã lựa chọn học.

Phương án 2 gồm 3 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 môn tự chọn trong số các môn đã được học, trong đó có cả môn lịch sử.

Tháng 10: Thêm phương án 2 + 2

Tháng 10, kết quả tổng hợp ý kiến lựa chọn của các trường trên cả nước cho thấy, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến, trong đó có 40% chọn lựa chọn 4+2; 59,8% chọn lựa chọn 2 + 2 môn thi và 0,2% chọn ý kiến khác.

Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT cho biết, trong quá trình đánh giá tác động về số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2+2.

Cụ thể: thí sinh học chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).

Tháng 11: Bộ GD-ĐT nêu quan điểm về số môn thi 

Theo dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và trình bày tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ngày 14.11, bộ đã nêu kiến nghị chọn phương án thi 4 môn thay vì 5 môn hoặc 6 môn như đã đưa ra lấy ý kiến trước đó.

Theo báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết đã đề xuất 3 phương án thi để xin ý kiến góp ý.

Phương án 1: lựa chọn 2 + 2; thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).

Phương án 2: lựa chọn 3 + 2; thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3: lựa chọn 4 + 2; thí sinh thi bắt buộc môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Kết quả, theo Bộ GD-ĐT, đa số lựa chọn phương án 2 hoặc 3 môn bắt buộc. Cụ thể, khi khảo sát gần 130.700 cán bộ, giáo viên cả nước về phương án 2 và phương án 3, gần 74% chọn phương án 2 – thi 3 môn bắt buộc. Sau đó, Bộ GD-ĐT khảo sát thêm gần 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang với cả 3 phương án thì 60% chọn phương án 1 (thi 2 môn bắt buộc).

Trên cơ sở phân tích khách quan, ý kiến góp ý của các sở GD-ĐT và dựa theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng phương án thi, Bộ GD-ĐT kiến nghị, đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 1. Tức là mỗi thí sinh thi 4 môn (lựa chọn 2 + 2), gồm: thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.

Đối với 9 môn học thí sinh được lựa chọn để dự thi, gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, Bộ GD-ĐT cho rằng các môn học này đã có kiểm tra, đánh giá, có thể hiện điểm số vào học bạ; trong quá trình dạy học, học sinh đã được đánh giá quá trình học tập một cách toàn diện, trong quá trình dạy trên lớp.

Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học này, theo Bộ GD-ĐT sẽ có 36 cách thức lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Chiều nay công bố phương án chính thức

Chiều nay 29.11 dự kiến Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo vào lúc 16 giờ 30 để công bố phương án chính thức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các vụ, cục chức năng sẽ trả lời, giải đáp các câu hỏi của báo chí liên quan đến phương án thi được công bố.

Theo dõi quá trình xây dựng, xin ý kiến góp ý và bổ sung các lựa chọn về môn thi trong phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng nhiều lý do để Bộ GD-ĐT sẽ “chốt” phương án thi 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Xu hướng thi ít môn được đa số ý kiến đồng tình ủng hộ vì giúp giảm áp lực thi cử, việc xét tốt nghiệp THPT không chỉ phụ thuộc vào kỳ thi cuối cùng mà cần kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập ở phổ thông.

Trước đó, khi giải thích lý do kiến nghị lựa chọn số môn thi là 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn, theo Bộ GD-ĐT, nhằm bảo đảm được một số yêu cầu quan trọng. Trong đó số 1 là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn); số buổi thi 3 buổi giảm 1 số buổi thi so với hiện nay; sẽ gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.

Lý do thứ 2 là không gây nên sự mất cân bằng giữa của việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Bộ GD-ĐT dẫn chứng: tỷ lệ thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội của 3 năm gần đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau: năm 2021 chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96%; năm 2023 chiếm 67,64%; trên tổng số hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi). Điều này tạo điều kiện để giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.



Source link

Cùng chủ đề

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục xác định chủ đề năm học 2024-2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong năm học này, ngành giáo dục sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm danh những gam màu ấm áp, mặc là gợi nhớ đến mùa thu

Nâu là một gam màu kinh điển không thể thiếu trong bảng màu mùa thu. Với nhiều sắc...

Thêm 2 thi thể mất tích được tìm thấy trong vụ sạt lở ở Nậm Tông

Hôm nay 17.9, thêm 2 thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất ở thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, H.Bắc Hà (Lào Cai) đã được tìm thấy.   Theo tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn H.Bắc Hà, đến 17 giờ chiều nay, đã tìm được thêm 2 người mất tích, hiện chưa xác định được danh tính trong vụ sạt lở ở thôn Nậm Tông. Các lực lượng tìm kiếm người...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Ước vọng Trung thu nơi đảo xa

Giữa biển khơi nắng và gió, tiếng trẻ con ríu rít như át tiếng sóng biển ngoài khơi đang vỗ bờ. Các em nhỏ ở đảo Bích Đầm (Nha Trang, Khánh Hòa) chưa bao giờ được đón một...

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Mới nhất

Cộng đồng ‘truy tìm’ chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng

Chồng hết giận vì câu chuyện đẹp Bà Đào nói đã ủy quyền cho người cháu ở phía Bắc làm thủ tục với công an để nhận lại số trang sức, vàng, ngọc trai đã thất lạc ra Lào Cai.Bà Đào kể...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên...

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Mới nhất