Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiMỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc...

Mỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc làm phù hợp

“Sửa Luật Việc làm, lấy người lao động, việc làm là trọng tâm của tăng NSLĐ bền vững. Mỗi đối tượng trong lao động, trong nhóm tuổi cần có những chính sách phù hợp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.

Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). 

Bày tỏ sự cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để góp ý về Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cầu thị, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan sẽ phối hợp tiếp tục bổ sung, làm rõ để trình kỳ họp sau. 

Mỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc làm phù hợp - 1
Toàn cảnh phiên thảo luận hội trường về Luật Việc làm sửa đổi (Ảnh: QH).

Sửa luật Việc làm, lấy người lao động và việc làm là trọng tâm 

Giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, vấn đề việc làm chịu tác động bởi nhiều hệ thống pháp luật và chính sách. 

Đặc biệt là các chế định về kinh tế, đầu tư, tín dụng, thuế, doanh nghiệp, hợp tác xã đến các quy định pháp luật về giáo dục, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, tiền lương, v.v..

Nhất là trong bối cảnh các xu thế mới, nhất là việc làm xanh, việc làm số và tác động của trí tuệ nhân tạo, việc chuyển đổi năng lượng thích ứng già hóa dân số đã và đang tác động rất đa dạng, làm thay đổi, biến động, theo Bộ trưởng, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục vừa rà soát, vừa bổ sung nhưng cũng dự lường những vấn đề mới.

Từ đó, đưa ra một số vấn đề có tính chất vượt trội để hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý với mục tiêu thúc đẩy xây dựng một thị trường lao động Việt Nam đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, bền vững và hội nhập, trọng tâm là tạo ra việc làm đầy đủ và chất lượng cao cũng như năng suất lao động cao hơn. 

“Đây là vấn đề trọng tâm trong luật. Sửa đổi luật lần này, chúng ta đã đặt vấn đề và nhìn nhận một cách nghiêm túc về lao động Việt Nam đang chịu thách thức gì, khó khăn gì và yếu kém gì”, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. 

Để mình chứng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nêu, Luật Việc làm 10 năm qua đã có nhiều quy định không còn phù hợp, và đang thiếu cơ chế để phát huy đa nguồn lực xã hội, không theo kịp xu thế và thiếu các cơ chế để thúc đẩy giải quyết việc làm…

Mỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc làm phù hợp - 2
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm (Ảnh: QH). 

Nội dung Luật trên cơ sở dự thảo cộng với góp ý của các đại biểu Quốc hội, ông Dung nhấn mạnh, Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện theo hướng bổ sung, làm rõ hơn thể chế, góp phần quản trị, đặc biệt là tạo ra một khung khổ pháp lý để tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và năng suất lao động cao.

Để tạo việc làm đầy đủ và chất lượng, cần tập trung vào những vấn đề có tính chất nguyên tắc, vấn đề gốc, đó là phải thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội để giải quyết gia tăng việc làm, cải thiện hệ thống hỗ trợ việc làm, cải thiện hệ thống dịch vụ công về việc làm. 

Song song, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, kiên quyết xóa bỏ rào cản thể chế bất bình đẳng trong việc làm, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, thúc đẩy tạo việc làm và việc làm chất lượng cao. 

“Trong đó, Nhà nước, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, người lao động giữ vai trò chủ động trong công việc của mình và kích hoạt các nguồn lực xã hội, sự tham gia của cả xã hội và tạo công ăn việc làm và phúc lợi xã hội”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Mỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc làm phù hợp - 3
Toàn cảnh Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm (Ảnh: QH).

Hoàn thiện thị trường lao động toàn diện, thích ứng và bền vững

Về năng suất lao động, trong bối cảnh thị trường lao động biến đổi đa dạng, phức tạp và nhanh chóng, khó lường như hiện nay, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định đòi hỏi phải thích ứng nhanh với xu hướng phòng ngừa già hóa dân số, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu cũng như sự tác động nhanh, sâu sắc, căn bản của khoa học, công nghệ. 

“Điều này vừa là tận dụng lợi thế nhưng cũng phải phòng ngừa và hạn chế tất cả những rủi ro, thách thức. Một mặt vừa giúp chúng ta nâng cao năng suất lao động nhưng cũng hạn chế các tác động tiêu cực của các yếu tố này vào việc làm, lao động và năng suất lao động”, theo ông Dung. 

Từ đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ ra, Việt Nam phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản: Một là, mức độ thay đổi và loại hình công nghệ chúng ta sẽ thay đổi; Hai là, trình độ, kỹ năng lao động; Ba là, chính sách quốc gia áp dụng hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại cho người lao động;

Bốn là, theo nghiên cứu và dự báo của các nhà khoa học đối với Việt Nam, các yếu tố đổi mới, sáng tạo, gia tăng phát minh, sáng kế, nhất là với quốc gia đang phát triển.

Ông phân tích thêm, với năng suất lao động Việt Nam thì việc tác động của trí tuệ nhân tạo, nhất là việc tiếp xúc với AI sẽ chiếm lần lượt là 40 và 26%, số việc làm sẽ bị đe dọa của chúng ta khoảng 14%, số việc làm có nguy cơ thay đổi khoảng 32%.

Mỗi đối tượng trong lao động, nhóm tuổi cần chính sách việc làm phù hợp - 4
Đại biểu Quốc hội lắng nghe tại phiên thảo luận Hội trường (Ảnh: QH).

Xây dựng khung chính sách có tính chất mở, dễ điều chỉnh, dễ thích ứng

“Trong bối cảnh đó chắc chắn sẽ gia tăng hệ số Gini và phân hóa giàu – nghèo”, ông Dung nói và cho rằng, bối cảnh đó khó có thể chi tiết hóa tất cả các chính sách để quy định khung chính sách ở trong luật Việc làm sửa đổi, mà đòi hỏi chỉ xây dựng được khung chính sách có tính chất mở, dễ điều chỉnh, dễ thích ứng trong từng thời gian, tính bền vững của luật như vậy. 

Theo đó, tập trung vào một số vấn đề cơ bản như: Mở cửa tiếp cận kỹ năng cho tất cả mọi người, nhất là tiếp cận rộng rãi về giáo dục, đào tạo, học suốt đời, tư vấn, đào tạo kỹ năng thích ứng trong nghề nghiệp; 

Hoàn thiện thị trường lao động toàn diện, thích ứng và bền vững, giải quyết tình trạng bất ổn, phi chính thức trên thị trường lao động; 

Đi cùng đó, là cải thiện chất lượng việc làm, thúc đẩy gia tăng sự năng động của doanh nghiệp, sự lan tỏa của công nghệ, hạn chế tác động mặt trái thị trường. 

Nhìn nhận, trong bối cảnh tốc độ năng suất lao động của thế giới hiện nay đang suy giảm, ông Dung nhấn mạnh: “Vì thế sửa luật cần phải tính tập trung lấy người lao động, lấy việc làm là trọng tâm của tăng năng suất lao động bền vững”. 

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mỗi đối tượng trong lao động, trong nhóm tuổi cần có những chính sách phù hợp. 

“Có những đối tượng khai thác, có đối tượng phát huy, có đối tượng sử dụng, có đối tượng phải vừa bồi dưỡng, vừa sử dụng, vừa phát huy, vừa sử dụng, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số mà không để giảm đi khả năng đổi mới sáng tạo và không giảm đi động lực tăng trưởng và tăng năng suất lao động”, ông Dung nói.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, dự thảo Luật Việc làm là dự án phức tạp, vì lao động là một thị trường trong phát triển kinh tế – xã hội. 

Qua thảo luận, thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan nghiên cứu bổ sung, đánh giá, tiếp thu ý kiến đại biểu để tiếp tục hoàn thiện. 

Việt Nam cam kết với quốc tế, và vừa là một trong các nước sáng lập viên trong G20 về Liên minh toàn cầu về chống đói nghèo, việc làm bền vững và an sinh xã hội thỏa đáng vừa qua – đây cũng chính là nền tảng quan trọng để xây dựng một chính sách xã hội Việt Nam từ ổn định, đảm bảo sang đảm bảo và phát triển. 

“Đến giai đoạn năm 2030 và tầm nhìn năm 2045, chúng tôi hy vọng Luật Việc làm sẽ tiếp tục có những đổi mới để góp phần vào sự nghiệp an sinh xã hội của chúng ta”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ.



Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/moi-doi-tuong-trong-lao-dong-nhom-tuoi-can-chinh-sach-viec-lam-phu-hop-20241127153359622.htm

Cùng chủ đề

Vượt qua thách thức để bảo tồn và phát huy di sản Vịnh Hạ Long

Để bảo đảm nguồn nước không bị ô nhiễm, các phao xốp bằng được thay thế bằng các vật liệu nổi bền vững tại các công trình nổi trên vịnh; thực hiện quan trắc, giám sát định kỳ hàng quý hiện trạng môi trường nước tại 41 điểm quan trắc trên vịnh; đầu tư lắp đặt và vận hành...

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Liên quan đến vụ nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu, lực lượng chức năng đang truy xuất nguồn gốc tại 4 cơ sở sản xuất bánh mì, 1 cơ sở sản xuất thịt heo và 1 cơ...

Thúc đẩy đa dạng – công bằng

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew trao đổi với học sinh dân tộc thiểu số các sáng kiến xây dựng môi trường học tập đa dạng – công bằng – hòa nhập.

Đề xuất đưa golf vào môn thể dục ở trường học cấp 1, cấp 2

Để phát triển golf trong giới trẻ, Hiệp hội Golf Việt Nam đề xuất đưa môn golf vào các trường học cấp 1, cấp 2. Tham luận tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao...

Hội thảo tham vấn Kế hoạch tổng thể về chăn nuôi thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác…

Toàn cảnh hội thảo Dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) làm chủ dự án phía Việt Nam, Trạm Nghiên cứu và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố

Hiện nay, quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Ông Nguyễn Văn Mạnh (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) tìm hiểu Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ 15/8/2023.Trong khi đó, Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ...

Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng Việt

(LĐXH) - Mặc dù Việt Nam nằm trong top 30 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, tuy nhiên chi phí logistics vẫn còn ở mức cao so với các quốc gia, ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh hàng hóa. Chi phí logistics cao thách thức hàng ViệtTheo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, chi phí logistics chiếm tới 16,8 - 17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18 - 19%.Đây là...

Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao chất lượng GDNN

(LĐXH) - Nắm bắt xu thế chuyển đổi số, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), TP Hà Nội đang nỗ lực xây dựng môi trường GDNN hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) được coi là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện chiến lược...

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Thúc đẩy việc làm bền vững

(LĐXH) - Thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững là một trong 4 nội dung sửa đổi lớn, quan trọng tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang trình Quốc hội. So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn, trong đó, tập trung vào 4 nội dung quan trọng gồm: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện...

Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy

(LĐXH) - Trung ương Đảng xác định đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng trong đó có việc tinh gọn bộ máy,...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

TPHCM liên tục xuất hiện sương mù, bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép

TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  Sương mù tại khu vực quốc lộ 1 (đoạn qua quận Bình Tân, TPHCM) vào sáng 24/11. Ảnh: Hữu Huy...

Các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024

(NADS) - Ngày 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lê trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ 3 năm 2024. Ban Tổ chức đã trao giải cho 22 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi. 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 10 Khuyến khích. ...

Cùng chuyên mục

Con gái tôi bị ông thông gia mỉa mai hết ngày này qua tháng khác chỉ vì rổ rau từ hồi chưa về làm...

Đến hẹn lại lên, nhìn lịch chuẩn bị tới rằm tháng 10 âm là con gái tôi lại toát mồ hôi hột! ...

Quyền Linh nói gì về thông tin nợ 2,1 tỷ đồng BHXH?

(CLO) Trước thông tin lan truyền thông tin việc công ty đang rơi vào nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động, MC Quyền Linh đã chính thức lên tiếng về vấn đề này. ...

Việt Nam sẽ có nhà máy, cảng biển, hầm mỏ thông minh nhờ công nghệ 5G

Sau khi thương mại hóa 5G, Việt Nam có thể sớm áp dụng công nghệ 5G vào trong các nhà máy, cảng biển, hầm mỏ thông minh. Thế giới đang đầu tư lớn vào công nghệ 5G Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu (GSMA), 5G sẽ mang lại hơn 930 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Lợi ích của 5G sẽ tập trung vào một số nhóm ngành chính như sản xuất...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. ...

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

200 học sinh khó khăn của Thừa Thiên Huế được tặng xe đạp để đường đến trường gần hơn, trong chương trình học bổng Gieo mầm tri thức do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức. ...

Mới nhất

Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

(ĐCSVN) - Ngày 27/11, với 430 đại biểu tán thành, đạt tỉ lệ 89,77%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. ...

Việt Nam là điểm sáng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam đạt 73 điểm, cao hơn mức trung bình toàn cầu, và đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á. ...

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD năm 2024

(PLVN) - Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD và tiếp tục duy trì triển vọng khả quan trong năm 2025. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,67 tỷ USD Theo báo cáo của Cục Thủy sản, ngành cá tra Việt Nam năm...

Nga tuyên bố có ‘siêu vũ khí’

"Chúng tôi có phương tiện, bao gồm cả siêu vũ khí, để đưa ra phản ứng mạnh mẽ”, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cho biết trong cuộc họp hội đồng ngày 27/11, nhưng không nói rõ "siêu vũ khí" nào.Tuyên bố của bà Matvienko đưa ra sau khi Nga phóng thử nghiệm tên lửa đạn...

Mới nhất