Phát hành ngày 8.1
Năm 2024 khép lại với nhiều thay đổi đầy tích cực. Về thể chế, từ Trung ương đến địa phương đang tiến hành cuộc sắp xếp, tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy. Được kỳ vọng tạo ra đột phá mới về thể chế, cuộc tái cấu trúc này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận, người dân và cả cán bộ, viên chức…
Về kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ chuỗi cung ứng, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn, sự chuyển dịch này kết hợp cùng xu thế kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao vai trò, vị thế trong hệ sinh thái toàn cầu…
Năm 2025 khởi đầu với khí thế mạnh mẽ tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên dân tộc vươn mình. Khi được đặt câu hỏi là chúng ta đã đủ thế và lực, đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc hay chưa, thì câu trả lời: Đã đủ! Đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới (Lê Hiệp); Từ kỷ nguyên độc lập đến kỷ nguyên vươn mình (PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà); Dấu ấn Việt Nam (Ngô Minh Trí); Cơ hội bứt tốc của kinh tế Việt Nam (GS Trần Văn Thọ); Tuổi trẻ tự hào vững tin theo Đảng (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn Nguyễn Thái An)…
Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Ngọc Toàn đã tâm sự khi Báo Thanh Niên tham gia cuộc thi Hành động vì cộng đồng: “Chúng tôi đến với cuộc thi này không phải nhằm vào giải thưởng, mà để chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời được lan tỏa hơn, nhận được sự sẻ chia nhiều hơn của bạn đọc, để giúp được nhiều hơn cho các thân phận không may mắn. Đặc biệt, là để tri ân bạn đọc của Báo Thanh Niên đã tâm huyết đồng hành với tờ báo trong hơn 3 năm qua và cả hành trình dài sắp tới” (Những cánh cửa mùa xuân – Trần Thanh Bình). Cũng với tinh thần vì cộng đồng, chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời của Báo Thanh Niên vẫn miệt mài Hành trình tiếp nối hy vọng (Thanh Đông – Bùi Chiến – Kim Phượng); Nhiều hoàn cảnh éo le, tương lai như ngọn đèn trước gió, nhưng giờ đây cuộc đời các học trò khốn cùng đã bước sang trang mới Sau một bài viết trên Báo Thanh Niên: Thay đổi cuộc đời của những trò nghèo (Nữ Vương).
Dù ở đâu hay lĩnh vực nào, trí thức Việt Nam ngày nay đã đặt những bước thật vững để khẳng định vị trí của mình với thế giới: Người đưa tiếng Việt vào top các ngoại ngữ được chọn học nhiều nhất (Hà Ánh); Nữ phó giáo sư và những dự án AI tác động lớn tới cuộc sống người Việt (Mỹ Quyên); Ước mơ “tế bào gốc” của cô học sinh 16 tuổi (Thúy Hằng); Nữ giáo sư có nhiều nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống giao thông (Nguyễn Điền)…
Trong giai phẩm đặc biệt này có chuyên đề Tết 3 miền gồm nhiều bài viết về các phong tục, tập quán của người dân ở các vùng miền trong những ngày tết: Tết Việt xưa qua ghi chép của người phương Tây (Nguyễn Quang Diệu); Hơn 50 năm giữ phong tục dựng cây nêu ngày tết (Trần Ngọc); “Mùng ba tết thầy” và đạo thầy trò (GS-TSKH Trần Ngọc Thêm); Kỳ lạ “giỗ báo hiếu” người sống trước giao thừa (Nguyễn Phúc); Tết ở làng (Khánh Hoan); Tết trong rừng tết ra thành phố (Thanh Thảo); Hương tết Hà thành (Thiên Ý); Mạch nguồn trên mâm cỗ tết xứ Huế (tiến sĩ Trần Đình Hằng); Đòn bánh tét “thiêng” trong ngày tết Nam bộ (Duy Khôi); Miền ký ức tết của những nữ nghệ sĩ gạo cội (Thu Thủy); Tết Việt quyến rũ người phương xa (Thiên Ý)…
Giai phẩm Thanh Niên Xuân còn có rất nhiều bài viết về văn hóa, đời sống… của các cây bút nổi tiếng:
Chuyện một nhà báo “nằm vùng” tại Sài Gòn Xuân Mậu Thân 1968 (Võ Thị An); Tìm về vài từ “bí hiểm” trong tiếng Việt (Lê Minh Quốc); Đường Nguyễn Đình Chiểu – phần hồn đẹp đất Sài Gòn (Phạm Công Luận); Câu chuyện về một sĩ quan tên lửa hy sinh ở Trường Sơn năm 1972 (Nguyễn Việt Chiến); Giữ và tiếp lửa Việt từ trái tim châu Âu (Ngọc Mai)…
Và nhiều bài viết hấp dẫn, đa dạng, phong phú:
– “Già làng” ở Bạch Long Vĩ (Vũ Thơ)
– Mùa xuân phơi phới của tranh Đông Dương (Lê Công Sơn)
– Bí ẩn khuôn mặt nghìn năm (Hứa Xuyên Huỳnh)
– Xà quyền – Võ học tinh hoa nước Việt (Sơn Tùng – Quốc Bảo)
– Nghệ sĩ Thanh Pháp: Cây xương rồng trên cát (Quốc Hanh)
– Cái tết đặc biệt của gia đình Nguyễn Filip (Tiểu Bảo)
– Tản mạn cuối năm với “phù thủy marketing” Trần Bảo Minh (Nguyên Hằng)
* Người xin lửa (truyện ngắn của Tống Ngọc Hân)
…
Nguồn: https://thanhnien.vn/moi-ban-don-doc-giai-pham-xuan-thanh-nien-at-ty-2025-185250105181620046.htm