Từ năm 2022 đến nay, có 58 trường hợp công dân Việt Nam lao động bất hợp pháp được lực lượng chức năng phía Campuchia trao trả sau những đợt truy quét lao động trái phép và trấn áp các đường dây mua, bán người
Nhiều lao động trở về khẳng định “việc nhẹ lương cao” thực tế là miếng “bánh vẽ” để thu hút người có hoàn cảnh khó khăn muốn tìm việc làm.
Đa số người lao động khi sang xứ người bị lợi dụng, bóc lột sức lao động khi phải làm việc thời gian dài, cường độ cao trong các casino, game online, cơ sở tổ chức đánh bạc trực tuyến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh tiền ảo trên không gian mạng. Muốn trở về, các nạn nhân buộc phải đóng một khoản tiền lớn.
Riêng từ năm 2022 đến nay, lực lượng Công an phối hợp Bộ đội Biên phòng tiếp nhận 58 trường hợp công dân Việt Nam lao động bất hợp pháp được lực lượng chức năng nước bạn trao trả sau những đợt truy quét lao động trái phép và trấn áp các đường dây mua, bán người.
Dù thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn “việc nhẹ lương cao” nhưng một phần do thiếu hiểu biết, tin vào những lời dụ dỗ, nhiều người vẫn cố thực hiện hành vi xuất cảnh trái phép sang nước bạn làm việc.
Nơi xứ người, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, những người này không chỉ bị bóc lột lao động mà còn rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người.
Vì sao nhiều người vẫn tin vào chiêu lừa “việc nhẹ lương cao”? “Việc nhẹ lương cao” thực tế như thế nào? Công tác đấu tranh, ngăn ngừa từ xa, từ sớm đối với hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, không để tội phạm mua bán người xảy ra địa bàn được lực lượng chức năng thực hiện ra sao? Mời bạn đọc đón đọc loạt bài 3 kỳ “Tăng cường phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, tội phạm mua, bán người ” trên báo in Báo Long An, phát hành vào ngày 01, 02 và 05/6.
Mời quý bạn đọc đón đọc./.
BLA