Trang chủNewsNhân quyềnMở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam...

Mở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam về nhân quyền


Trong bức tranh đối ngoại nhân quyền của Việt Nam, công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền đã thực sự tạo ra mặt trận thông tin thống nhất, sáng tạo với nhiều hình thức thông tin mới, tận dụng không gian mạng, mạng xã hội, phản ánh toàn diện thành tựu về nhân quyền của Việt Nam, giúp cộng đồng thế giới hiểu hơn về quan điểm, của Đảng, Nhà nước cũng như thực tiễn quyền con người ở Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các đại biểu đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai nội dung Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. (Ảnh: Anh Sơn)
Các đại biểu đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai nội dung Kết luận số 57-KL/TW, ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. (Ảnh: Anh Sơn)

Thống nhất, đồng bộ thông tin từ trung ương đến cơ sở

Nhìn lại tình hình thế giới, khu vực năm qua cho thấy có nhiều diễn biến phức tạp, bất ổn, khó lường nhưng Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; kinh tế từng bước hồi phục; các hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ trên cả ba kênh: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.

Đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, thể hiện bước phát triển vượt bậc của quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ, góp phần duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi, thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Cùng với đó, những kết quả tích cực trong vai trò là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 đã tạo những mặt thuận lợi trong công tác thông tin truyền thông về quyền con người, góp phần thu hút, mở rộng hơn nữa mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam.

Trong năm 2023, công tác chỉ đạo, lãnh đạo định hướng thông tin đối ngoại, tuyên truyền về nhân quyền được lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, cấp ủy các cấp quan tâm, chú trọng, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đất nước hội nhập phát triển, thể hiện trên cả ba mặt:

Một là, công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/2/2012, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện tinh thần mới, quan điểm mới của Đảng ta về công tác thông tin đối ngoại, cũng như yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại về quyền con người.

Hai là, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền được triển khai thường xuyên tại nhiều địa phương góp phần nâng cao kỹ năng, thống nhất nhận thức, định hướng về nhân quyền. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn liên quan đến công tác nhân quyền bảo đảm được tính chủ động, kịp thời bám sát vào diễn biến tình hình trong nước, quốc tế.

Ba là, công tác theo dõi đánh giá dư luận truyền thông trong và ngoài nước được các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng hơn, nắm bắt kịp thời các diễn biến, xu hướng dư luận, tư tưởng. Các cơ quan chức năng thường xuyên rà quét, thanh lọc thông tin trên không gian mạng, nhất là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới; tập hợp thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, xuyên tạc chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền; đồng thời đẩy mạnh xác minh, truy tìm, xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường răn đe, cảnh báo, trấn áp thành phần đưa tin sai sự thật, xuyên tạc dân chủ, nhân quyền Việt Nam.

Việc bảo đảm các quyền con người của Việt Nam được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực theo các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam hiện là thành viên của 7/9 Công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Việt Nam cũng là thành viên của 25 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền của người lao động, trong đó có 7/8 Công ước cơ bản. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, chúng ta đều cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số, truyền thông mạng xã hội

Điểm nổi bật trong năm 2023 là công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông mạng xã hội đã có nhiều bước tiến quan trọng. Việc ứng dụng, làm chủ công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số và tận dụng hiệu quả truyền thông mạng xã hội đã góp phần giúp công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về nhân quyền được triển khai một cách toàn diện, trên tất cả các kênh bao gồm báo chí truyền thông chính thống và bán chính thống, bằng nhiều hình thức từ trực tiếp đến trực tuyến, từ thông tin qua bản tin, hội nghị tập huấn, các buổi họp báo, toạ đàm, hội thảo tới tuyên truyền miệng, tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh…

Đồng thời tích cực, tranh thủ thông tin qua lực lượng phóng viên thường trú báo chí nước ngoài tại Việt Nam, báo chí kiều bào. Các phương thức tuyên truyền như triển lãm ảnh, giải thưởng, cuộc thi… tiếp tục được triển khai rộng khắp, thu hút được sự quan tâm, tham gia của nhiều đối tượng, thành phần trong và ngoài nước.

Thực hiện Kết luận số 57-KL/TW, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai công tác chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền về công tác nhân quyền đến với các cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương.

Tăng cường phủ xanh thông tin tích cực về các thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, được Nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Đẩy mạnh thông tin bằng tiếng nước ngoài, các bài viết, đánh giá của chuyên gia, người nước ngoài về thành tựu quyền con người Việt Nam; chính sách, biện pháp bảo hộ công dân, người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Bên cạnh đó, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin thiếu khách quan, không chính xác về Việt Nam trong các văn bản, tài liệu, bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế, các nước cho báo chí, nhất là thông tin sai lệch trên không gian mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc:

(i) Nguy cơ xung đột, chiến tranh thông tin trên không gian mạng bắt đầu có ảnh hưởng nhất định do hệ sinh thái truyền thông đã có những thay đổi sâu sắc, ngày càng hoàn thiện và đa dạng;

(ii) Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác vận động quần chúng liên quan đến vấn đề nhân quyền có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao, nhất là vùng sâu vùng xa, chưa nhất quán, chưa đủ tài liệu tuyên truyền mang tính thuyết phục để làm cơ sở đấu tranh. Bên cạnh đó, trình độ và nhận thức về quyền con người của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp còn nhiều hạn chế, kể cả ở trung ương và địa phương, trong tất cả các ngành và các lĩnh vực công tác;

(iii) Công tác nghiên cứu, dự báo chưa được triển khai bài bản, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu hoặc cung cấp luận cứ xác đáng dẫn dắt công tác đấu tranh, phản bác, hỗ trợ công tác xử lý các luận điệu xuyên tạc, chống phá liên quan đến dân chủ, nhân quyền. Số lượng các bài báo, phóng sự hoặc bài viết đấu tranh, phản bác của đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên có tính thuyết phục còn hạn chế.

Mở rộng mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam về nhân quyền
Bộ Ngoại giao tổ chức gặp mặt thân mật các cơ quan báo chí Việt Nam nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024, ngày 26/1.. (Ảnh: Tuấn Việt)

Nỗ lực thích ứng xu thế toàn cầu

Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh, “cần xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử và xử lý mối quan hệ với các nước, song phương cũng như đa phương”, thành công trong lĩnh vực đối ngoại thời gian qua đã thể hiện rõ Việt Nam đang ở tâm thế vững vàng hơn.

Ngay từ đầu năm 2024, nhiều lãnh đạo cấp cao các nước đã tới thăm chính thức Việt Nam; sự quan tâm, niềm tin ngày càng lớn dành cho Việt Nam của bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương, mới đây là Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos năm 2024 tại Davos, Thụy sỹ… là khởi đầu cho một năm đối ngoại sôi động, khẳng định vị thế, uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.

Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam bước đầu đã có những đóng góp nhất định trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác về vấn đề nhân quyền, góp phần xóa bỏ dần định kiến sai lệch về tình hình dân chủ, nhân quyền trong nước.

Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền về nhân quyền, phản bác hiệu quả thông tin sai lệch, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm thất bại mọi âm mưu chống phá, hành vi xuyên tạc, bôi xấu của các thế lực thù địch, cơ hội trên mặt trận truyền thông, góp phần giữ vững ổn định an ninh-chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh tư tưởng. Kiểm soát hiệu quả các luồng thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề cụ thể liên quan đến công tác nhân quyền của Việt Nam mà cộng đồng quốc tế và các thế lực chống phá ta quan tâm.

Hai là, chú trọng tạo dòng thông tin tích cực, chủ lưu để làm nổi bật sự đóng góp của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, góp phần nâng cao nhận thức, quyết tâm và hành động của các nước trong hiện thực hóa các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người; khẳng định sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với nỗ lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; cải thiện những đánh giá, nhận định đ kiến, thiếu khách quan của một số nước, tổ chức quốc tế về Việt Nam trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.

Đoàn phóng viên nước ngoài thăm nơi giáo dân Đắk Lắk sinh hoạt tôn giáo
Từ ngày 16-18/9/2023, đại diện một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam có chuyến đi thực tế tại tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu về tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong ảnh: Các phóng viên phỏng vấn giáo dân tại điểm nhóm sinh hoạt truyền giáo Cơ đốc ở nhà ông Ai Kiên tại buôn Mò Ó, xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ba là, đa dạng hóa các kênh thông tin, tuyên truyền, phát huy vai trò nắm bắt, điều phối và trao đổi thông tin của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam và truyền thông, báo chí, bạn bè, đối tác nước ngoài. Đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền, chú trọng sử dụng loại hình truyền thông mới bên cạnh các phương thức tuyên truyền truyền thống nhằm gia tăng sức lan tỏa cả trong và ngoài nước.

Bốn là, chú trọng tập huấn, nâng cao kiến thức về quyền con người và kỹ năng truyền thông về quyền con người cho cán bộ các cấp. Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng, là lực lượng đi đầu trong thông tin đối ngoại về quyền con người nhưng cũng có thể vi phạm quyền con người do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi phạm bí mật đời tư, thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái…

Năm là, chủ động các phương án, biện pháp đấu tranh, phản bác mạnh mẽ, kịp thời những thông tin, luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam.

Sáu là, nâng cao năng lực phân tích, dự báo về công tác nhân quyền; chủ động đối với mọi tình huống, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình, kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề, xây dựng các kịch bản, phương án linh hoạt, thích ứng với các vấn đề mới phát sinh.

Công tác nhân quyền giai đoạn tới cần vừa thực hiện nhiệm vụ bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người, vừa đi đôi với đấu tranh, bảo vệ nhân quyền; trong đó việc bảo đảm tốt quyền con người vừa là nhu cầu, xu thế của xã hội, vừa là cơ sở để ta đấu tranh, tuyên truyền về nhân quyền, nâng cao vị thế, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam.


* Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại





Nguồn

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Lê Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

Đoàn đã gặp đại diện chính quyền bang New South Wales (NSW), thăm và làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và có các cuộc gặp gỡ với đại diện các Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Úc (VASEA), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Úc, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Sydney (VEAS), Tổ chức trao đổi Văn hóa Việt Nam – Úc (VACEO), một số doanh nghiệp...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền, khẳng định mạnh mẽ nếu trúng cử Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia một cách tích cực, xây dựng, có trách nhiệm. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh các thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc của Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới là kết quả của chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu...

Ban Bí thư yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. ...

Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

(NLĐO) - Sau 2 tuần ra mắt, album Trần Thế của Thể Thiên nhận về nhiều sự chú ý. ...

Một phụ nữ ở TPHCM trúng 30 giải đặc biệt hơn 30 tỷ đồng của Vietlott

Một người phụ nữ ở TPHCM cùng lúc trúng 30 giải đặc biệt của Vietlott với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng. Đây là giải thưởng xổ số Max 3D+ có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của Vietlott. Ngày 18/12, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) Chi nhánh TPHCM đã tiến hành...

Mới nhất