Trang chủNewsThế giớiMở rộng không gian, gia tăng ảnh hưởng

Mở rộng không gian, gia tăng ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra từ ngày 3-4/7 tại Astana (Kazakhstan) với chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương – theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững”.

Mở rộng không gian Á-Âu
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thủ đô Astana, Kazakhstan. (Ảnh: Akorda)

Lãnh đạo 15 nước, gồm thành viên SCO, các nước quan sát viên và đối tác đối thoại tham dự Hội nghị. Ngoài sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn có Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan… Đáng chú ý, Thủ tướng Ấn Độ, nước chủ nhà SCO 2023 vắng mặt tại Thượng đỉnh lần này, thay vào đó là sự hiện diện của Ngoại trưởng S. Jaishankar.

Chào đón thành viên thứ 10

Được thành lập ngày 15/6/2001, SCO là tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh Á – Âu với sáu nước sáng lập gồm Trung Quốc, Nga, Kzakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Năm 2017, trong Hội nghị thượng đỉnh cũng tại Astana, Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên chính thức. Năm 2023, SCO chính thức kết nạp Iran. SCO hiện chiếm một nửa dân số thế giới và gần một phần ba GDP toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh năm nay chứng kiến sự mở rộng mới với việc Belarus trở thành thành viên thứ 10 của SCO. Như vậy, SCO sẽ bao trùm một khu vực từ châu Âu và Trung Đông đến Nam Á và Đông Á. Việc mở rộng thành viên SCO một mặt giúp tiếp tục đa dạng hóa thành phần địa chính trị, nâng cao vị thế của SCO với tư cách đại diện đa phương cho trật tự thế giới mới do Trung Quốc và Nga đang thúc đẩy. Song mặt khác, việc mở rộng SCO cũng khiến nhiều nhà bình luận quan ngại rằng các giá trị nền tảng của tổ chức có thể bị phai nhạt.

Tập trung vào điểm nóng

Hội nghị thượng đỉnh năm nay diễn ra vào thời điểm quan trọng khi SCO đang muốn tìm cách mở rộng ảnh hưởng và giải quyết các vấn đề cấp bách trong khu vực và toàn cầu. Tổng thống nước chủ nhà Kassym-Jomart Tokayev chia sẻ chương trình nghị sự của hội nghị phản ánh một trong những mục tiêu chính của tổ chức, đó là đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển ổn định ở khu vực.

Về an ninh, hiện nay, một số nước thành viên SCO có liên quan các điểm nóng bị ảnh hưởng bởi những bất ổn quân sự. Bởi thế, chương trình nghị sự của hội nghị tập trung tìm cách thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Hội nghị đồng thời kêu gọi đối thoại toàn cầu trung thực, cởi mở, áp dụng mô hình an ninh mới và đảm bảo vai trò và tăng cường tiếng nói của các nước đang phát triển trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, công bằng và hợp tác cùng có lợi.

Mở rộng không gian Á-Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO ngày 3/7. (Nguồn: Reuters)

Về kinh tế, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa, SCO đang muốn thúc đẩy một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Hội nghị kêu gọi tăng cường phối hợp giữa các thành viên chủ chốt trong SCO và các đối tác nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại thông qua các sáng kiến hợp tác nhằm giảm bớt rào cản thương mại, hài hòa hóa các quy định và thúc đẩy đầu tư giữa các nước thành viên.

Đồng thời, hội nghị thảo luận về việc tạo ra một nền tảng cho các ngân hàng phát triển quốc gia và khu vực đồng tài trợ cho các dự án trong lĩnh vực hạ tầng, hoặc thành lập ngân hàng phát triển SCO nhằm bổ sung cho nỗ lực của các tổ chức phát triển khác trong thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng Á – Âu.

Tăng tốc BRI và giao dịch nội tệ

Các biện pháp để tăng cường giao dịch bằng đồng nội tệ giữa các nước thành viên cũng là một ưu tiên trong chương trình nghị sự về kinh tế. Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) được coi là động lực kinh tế quan trọng trong tổ chức và là khuôn khổ quan trọng giúp tăng cường kết nối và hợp tác kinh tế.

Về phát triển bền vững, hội nghị dự kiến thông qua các tài liệu quốc tế trong lĩnh vực sinh thái, bảo vệ các vùng lãnh thổ tự nhiên, du lịch sinh thái và chống biến đổi khí hậu mà Kazahstan, nước chủ tịch SCO năm nay, đã xây dựng. Theo đề xuất của Kazakhstan, năm 2024 được tuyên bố là Năm sinh thái của SCO.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các nước SCO cũng thảo luận về hoạt động hợp tác khoa học – công nghệ và tăng cường trao đổi văn hóa và giáo dục. Việc điều hướng thành công các lĩnh vực này sẽ định vị SCO là một tổ chức có ảnh hưởng và thúc đẩy sự gắn kết, có khả năng giải quyết các thách thức và cơ hội phức tạp của thế kỷ XXI.

Sau Hội nghị thượng đỉnh Astana, Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của SCO giai đoạn 2024-2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/sco-mo-rong-khong-gian-gia-tang-anh-huong-277434.html

Cùng chủ đề

Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra từ ngày 15-16/10 tại thủ đô Islamabad, Pakistan với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên cùng các nước quan sát viên và “đối tác đối thoại”.

Đăng cai Hội nghị thượng đỉnh SCO 2024, Pakistan nói “cơ hội vàng”

Sáng 16/10, cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các Nguyên thủ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) đã khai mạc tại thủ đô Islamabad, Pakistan.

Ấn Độ “chốt” nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Hồi tháng 8, Pakistan đã mời Thủ tướng Narendra Modi đến dự cuộc gặp của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)...

EC khởi kiện Hungary, Colombia sẽ gia nhập BRI, Tổng thống Hàn Quốc sắp công du Đông Nam Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/10.

Trung Quốc tuyên bố nỗ lực giải quyết các thách thức an ninh, mở đường cho đàm phán hoà bình ở Ukraine

Ngày 14/9, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông cho biết Bắc Kinh sẽ giải quyết các thách thức quốc tế trong lĩnh vực an ninh tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các diễn đàn đa phương khác.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các công ty tư nhân đẩy mạnh phát triển các nhà máy điện địa nhiệt và đặt mục tiêu thương mại hóa các nhà máy điện địa nhiệt cho đến năm 2030.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Cùng chuyên mục

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. ...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành được tổng cộng 312 phiếu đại cử tri. ...

Ông Trump thông báo hai người không được mời vào chính quyền mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9.11 nói rằng cựu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Nikki Haley và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ không được mời tham gia chính quyền mới của mình. ...

Ukraine tự sản xuất 100 tên lửa đầu tiên, dự báo chiến sự leo thang

Ukraine tuyên bố đã sản xuất được 100 tên lửa nội địa đầu tiên, trong khi ước tính số đạn pháo do Nga sản xuất nhiều hơn 30% so với tất cả các nước Liên minh châu Âu cộng lại. ...

Mới nhất

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. ...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Chuyên gia cảnh báo nóngxuất hiện bão đôi, ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

Tin bão mới nhất: Trao đổi với Dân Việt sáng nay (10/11), chuyên gia dự báo thời tiết Nguyễn Văn Hưởng nhận định: Khoảng cách giữa bão số 7 (YINXING) và...

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Ứng phó khẩn cấp khi bão Toraji tiến gần Biển Đông

Dự báo thời tiết ngày 10/11.Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) gửi công điện cho các UBND các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các bộ, ngành liên quan về việc ứng phó với bão Toraji gần Biển Đông.Bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon...

Mới nhất