Trang chủKinh tếNông nghiệpMở ra không gian cho những làng quê đáng sống

Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống


Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã mở ra không gian cho nhiều địa phương nỗ lực cố gắng để trở thành những làng quê đáng sống. Ảnh: T.L

Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã mở ra không gian cho nhiều địa phương nỗ lực cố gắng để trở thành những làng quê đáng sống.

Từ Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đều nhấn mạnh đến việc coi trọng đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Ông đánh giá như thế nào về những tác động của các Nghị quyết đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam?

-Có thể thấy, Từ Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn, coi người dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, trên cơ sở tình hình thực tế mà Đảng ta có những định hướng mang tính chiến lược cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đó chính là nền tảng, cơ sở để mở ra không gian cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, trở thành những làng quê đáng sống.

Chúng ta có thể thấy, Nghị quyết 26-NQ/TW đặt mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

Tiếp đó, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, trong bối cảnh tình hình mới có nhiều thay đổi với những cơ hội và cả thách thức mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW với quan điểm là: Bảo đảm phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Những quan điểm của Nghị quyết 26 và sau này là Nghị quyết 19 là kim chỉ nam, vạch ra con đường phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn đến năm 2030, đồng thời đưa ra tầm nhìn mang tính thời đại, hướng đến năm 2045.

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 2.

Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban điều hành làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Lào Cai về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW và kết luận số 82-KL/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Trong ảnh: Đoàn công tác khảo sát hoạt động của một doanh nghiệp ở địa phương. Ảnh: Báo Lào Cai.

Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi của nông nghiệp, nông dân, nông thôn sau quá trình triển khai các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời gian qua?

– Tôi cho rằng, từ Nghị quyết 26 đến Nghị quyết 19, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, nhiều nơi ở nông thôn thực sự là những “vùng quê đáng sống” khi khoảng cách phát triển ngày càng thu hẹp với đô thị với kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ, môi trường xanh, sạch, đẹp.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô, trình độ sản xuất với mức tăng trưởng khá cao, chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và khẳng định nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt là vào những thời điểm kinh tế khó khăn như lúc đại dịch Covid-19. Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng top đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gạo, cà phê, thủy sản, đồ gỗ…

Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực với công nghiệp, dịch vụ ngành nghề nông thôn phát triển mạnh; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt.

Vừa qua, các địa phương cũng đã tiến hành đánh giá kết quả sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19. Các báo cáo cho thấy, sau khi Nghị quyết được ban hành, cấp ủy các địa phương đều đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai đồng bộ, quyết liệt và đã đạt được kết quả quan trọng. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu tiếp tục tăng cao với nhiều mặt hàng đứng nhóm đầu thế giới. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu với nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, giảm phát thải hiệu quả.

Theo tôi, một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất chính là những thay đổi trong chính tư duy sản xuất của người nông dân. Người nông dân đã quan tâm hơn đến liên kết, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến và thương mại nông sản; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản; đa dạng hóa các hình thức kinh doanh. Bây giờ không hiếm để gặp hình ảnh những nông dân livestream bán hàng trên mạng internet hay điều khiển sản xuất chỉ qua một chiếc điện thoại thông minh. Đó là hình ảnh “nông dân văn minh” trong lòng một “nông thôn hiện đại” mà vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống mà Nghị quyết 19 đề cập đến.

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 3.

Hình ảnh “nông dân văn minh” trong lòng một “nông thôn hiện đại” mà vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Hữu, xã Thanh Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) phát triển mô hình du lịch sinh thái. Ảnh: Nguyễn Chương.

Để ngày càng có nhiều “làng quê đáng sống”, hình thành một thế hệ “nông dân văn minh”, theo ông, các cấp ngành, địa phương cần ưu tiên những giải pháp gì?

– Theo tôi, giải pháp mang tính bao trùm phải là giải quyết đồng bộ quá trình phát triển theo định hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, trong đó yếu tố quyết định đến sự thành công của thực hiện nghị quyết là nhóm giải pháp: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

Làm sao để nông dân và cư dân nông thôn thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa. Đây là nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đặt ở vị trí ưu tiên.

Để nâng cao năng lực làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn cần tăng cường giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ, quản lý sản xuất kinh doanh, nhận thức, hiểu biết về pháp luật; xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh, có khả năng làm chủ công nghệ trong sản xuất, chế biến, thương mại và làm giàu từ phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, để có thêm nhiều làng quê đáng sống thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nông thôn là rất cần thiết, bởi quá trình đô thị hóa có thể mang lại một diện mạo mới cho nông thôn nhưng cái gì là những nét đẹp, là hồn cốt văn hóa của dân tộc, là cội nguồn thì phải được tiếp tục bảo tồn, phát huy. Và tôi nghĩ, đó mới là điều mà các Nghị quyết của Đảng muốn hướng đến để nông thôn thực sự là “chốn đi về”.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Phó Trưởng ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương: Mở ra không gian cho những làng quê đáng sống - Ảnh 4.

 





Nguồn: https://danviet.vn/pho-truong-ban-dieu-hanh-ban-kinh-te-trung-uong-nguyen-duy-hung-mo-ra-khong-gian-cho-nhung-lang-que-dang-song-20240807113456015.htm

Cùng chủ đề

Huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập hơn 73 triệu/người/năm

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là niềm vui, vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thoại Sơn, mà còn là niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang trong công...

Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1 Ngày 10/10 sẽ tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam 2024 20 năm lớn mạnh cùng ngành Công Thương Cục Công Thương địa phương (tiền thân là Cục Công nghiệp địa phương) thành lập ngày 4/7/2003....

Đồng chí Phan Văn Mãi: Mở rộng chính sách tín dụng cho sinh viên cả nước học tại TPHCM được vay vốn ưu đãi

Đồng chí Phan Văn Mãi yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TPHCM chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu mở rộng chương trình tín dụng sinh viên để mọi học sinh trên cả nước đến TPHCM học tập nếu có nhu cầu đều tiếp cận được chương trình của TPHCM. Chiều 6-9, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Cây dứa mật không mắt bén duyên trên cao nguyên Kbang

Theo ông Quang, hiện nay xã đang phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kbang, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho cây dứa. Huyện chọn loại cây này thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của xã theo Chương trình OCOP.Ông Mã Văn Tình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kbang -...

Huyện Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập và đón nhận huyện nông thôn mới nâng cao

Về dự và trao quyết định có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết, trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu tái lập huyện, toàn Đảng bộ huyện đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều trường ở Hà Nội cho tan học sớm trước cảnh báo mưa to, gần 120 trường nghỉ học trực tiếp

Học sinh Hà Nội nghỉ học tránh mưa ngậpChia sẻ với PV báo Dân Việt, chị Lê Thu Hương, có con học lớp 8, Trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Sáng nay tôi nhận được thông báo từ nhà trường...

Ngắm trường Liên cấp 1-2 “đỉnh” nhất Quảng Ngãi trị giá 145 tỷ đồng

Dự án trường Tiểu học và THCS thị trấn La Hà, có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp và thiết bị gần 98 tỷ đồng, còn lại là chi phí khác,...

Coi thí sinh chiến thắng ở Đường lên đỉnh Olympia là tài năng đất nước là chưa phải

VTV3 cũng chưa tổng kết xem bao nhiêu em được giải trở thành tài năng, đóng góp cho lĩnh vực nào, được tôn vinh ra sao.Thí sinh thông minh nhưng người tài thì chưa phải Liên quan đến sự việc, ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội mưa sầm sập, sấm ầm ầm, Trung tâm Khí tượng cảnh báo ngập lụt nặng tại nhiều tuyến phố

Cơ quan khí tượng dự báo mưa dông ở Hà Nội sẽ tiếp diễn trong những ngày tới. Trước đó, cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục...

Ngành nông nghiệp Hà Nội tập trung khôi phục sản xuất

Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, do ảnh hưởng của mưa, giông, hầu hết các địa phương đều bị ảnh hưởng, thiệt hại. Riêng khu vực ngoại thành, tính đến chiều ngày 9/9 có 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hàng năm và 257ha thủy sản bị úng ngập. Ngoài ra, có hàng chục nghìn ha lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây hàng năm, thủy sản bị gãy, đổ, dập...

Núi lở như dội bom ở Lục Yên (Yên Bái), người dân bàng hoàng kêu cứu

Vị trí lở núi xảy ra tại thôn Khe Bín, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Theo quan sát, đất đá từ trên núi đổ xuống vùi lấp 3 nhà dân, một số người đã kịp chạy đến khu an toàn. Thời điểm hiện...

Thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đang mở 11 cửa xả lũ

Hồi 12 giờ trưa nay (9/9), Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang đã tiến hành mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây cũng là cửa xả đáy thứ 6 được doanh nghiệp này vận hành trong vòng ít ngày qua để ứng phó với nguy cơ mưa lũ sau bão số 3. Cũng trong sáng 9/9, Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà đã mở cửa xả mặt thứ 3. Trong khi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp...

Măng tre mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang

Mùa măng trên núi Cấm bắt đầu từ tháng 4 âm lịch và bước vào vụ thu hoạch rộ trong tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Những mụt măng Mạnh Tông có thể nặng từ 2 - 3kg, thậm chí đến 6 - 7kg.Khi...

Cùng chuyên mục

Thoát nghèo từ nuôi bò thương phẩm

Được biết, cách đây 5 năm, tổng đàn bò của 3 xã vùng DTTS của huyện Đức Trọng là Đa Quyn, Tà Năng và Tà Hine chỉ có trên 2.500 con thì hiện nay đã phát triển lên 8.000 con. Nhiều địa phương đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân trong vùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.Bà Ma Vương Nai Huyền, Phó Chủ...

Tre, trúc không còn bị “bạc đãi” ở vùng đất Tây Nam bộ

Khi nghề đan cần xé ở Ngã Bảy qua thời hoàng kim, ông Phạm Thành Lập nhạy bén cải tiến cần xé thành những cái khênh có hình thù, cấu tạo giống như cần xé, nhưng được gia công, cải tiến thêm nhiều phần hơn. “Khênh có kích thước rộng bằng cần xé nhưng chiều cao thấp hơn. Phần đáy được gia công thêm 2 lớp nan, giữ thăng bằng khi khuân vác không bị cấn. Phần...

157 người chết và mất tích

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến 17h chiều 10/9, mưa lũ đã do bão số 3 đã khiến ít nhất 157 người chết và mất tích, trong đó, có 87 người chết và 70 người bị mất tích. Cao Bằng là địa phương có số lượng người chết, mất tích lớn nhất với 55 người. Tiếp đó là Lào Cai: 40 người; Yên Bái: 28 người;...

Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn đến thăm hộ anh Phùng Đặng Thành, ở xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây. Gia đình anh Thành hiện có gần 8.000m2 trồng hoa cây cảnh. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm hỏng gần 2.000m2 nhà lưới, các loại hoa trà, mai... bị gãy, đổ. Tương tự, Cơn bão số 3 đã khiến cho gia đình anh Nguyễn Hữu Hợi ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng thiệt hại gần 24.000m2 trồng nho,...

Đăk Nông: Ban hành Nghị quyết riêng về cơ chế phát triển giống cây trồng

Theo ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông, giống được xác định là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là giống cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái, cây lâm nghiệp, vật nuôi và thủy sản có giá trị kinh tế cao. Theo đó, yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng, tác động...

Mới nhất

Ấn Độ dành nhiều chương trình học bổng cho Việt Nam

Những sinh viên và học giả được cấp học bổng Ấn Độ sẽ theo học 11 chương trình Tiến sĩ, 39 chương trình sau đại học và 11 chương trình Đại học tại các trường đại học danh...

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát, in bổ sung sách giáo khoa cho học sinh sau bão lũ

TPO - Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sách giáo khoa học sinh ở các địa phương bị hư hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho năm học mới. Bộ GD&ĐT vừa...

Huy động cả máy bay trực thăng hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện, kể cả máy bay để vận chuyển lương thực cho người dân. Ảnh: Nhật Bắc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10.9.2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.Tại công...

Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn

Mới đây, tại khoa Tim trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E có thêm hai trường hợp bệnh nhi thay van động mạch phổi qua da sau phẫu thuật sửa toàn bộ fallot 4 có hở van động mạch phổi nặng. Đến nay,...

Mới nhất