Trang chủNewsThế giớiMở ra cơ hội giao thoa, hội nhập cho kinh tế Việt...

Mở ra cơ hội giao thoa, hội nhập cho kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới


Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 – 27/6.

Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng thành công trên nhiều phương diện
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai về ý nghĩa chuyến công tác và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Sau đây, TTXVN xin giới thiệu nội dung phỏng vấn:

Mở ra cơ hội giao thoa, hội nhập cho kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: TTXVN)

Xin Đại sứ cho biết mục đích, ý nghĩa chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính?

WEF Đại Liên năm nay là một trong những sự kiện lớn quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thu hút hơn 1.500 đại biểu tham dự, trong đó có Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Ba Lan Andrzej Sebastian Duda cùng gần 100 lãnh đạo và đại diện các nước, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và Trung Quốc. Việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hai năm liên tiếp được mời tham dự hội nghị thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao của WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực. Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần này mang một số ý nghĩa quan trọng sau:

Thứ nhất, thông qua cuộc hội ngộ với giới lãnh đạo, giới hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, sự tham dự WEF của Thủ tướng Chính phủ mở ra cơ hội giao thoa, hội nhập cho kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, là dịp để Việt Nam giới thiệu ra thế giới những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội nổi bật thời gian qua, thể hiện hình ảnh Việt Nam năng động, tích cực hội nhập, tự tin và nhiều sức hút đối với các tập đoàn toàn cầu, qua đó thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, thu hút nguồn lực để phát triển đất nước.

Thứ hai, thông qua hội nghị lần này, Việt Nam có thể nắm bắt những vấn đề, xu thế mới của kinh tế thế giới; cùng các bên trao đổi về tư duy phát triển, quản trị ở cấp độ quốc gia và toàn cầu; đóng góp vào xử lý các vấn đề chung của thế giới như thúc đẩy tăng trưởng, phát triển các ngành công nghiệp mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực v.v.

Thứ ba, đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường trao đổi, thúc đẩy quan hệ với các nước, các đối tác, các tổ chức quốc tế, nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín của đất nước, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Thứ tư, sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác với WEF theo hướng ngày càng thực chất trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam-WEF giai đoạn 2023-2026, đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp là thành viên của WEF trên các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, năng lượng và khoa học-công nghệ.

Bối cảnh và chương trình nghị sự của WEF Đại Liên năm nay có gì đặc biệt? Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam sẽ tham gia, đóng góp như thế nào tại hội nghị lần này, thưa Đại sứ?

Hội nghị WEF Đại Liên diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tăng trưởng phục hồi chậm. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là điểm sáng năng động trong bức tranh kinh tế thế giới với kỳ vọng thúc đẩy 2/3 tổng tăng trưởng toàn cầu, song vẫn đứng trước một số rủi ro do sự phân mảnh của kinh tế thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng và những căng thẳng về địa chính trị, cạnh tranh nước lớn.

Chủ đề WEF năm nay là “Những chân trời tăng trưởng mới” với trọng tâm trao đổi, tìm kiếm hướng đi cho các động lực tăng trưởng mới, các ngành công nghiệp mới, phát huy vai trò của doanh nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng như chung tay ứng phó biến đổi khí hậu. Dự kiến 6 chủ đề sẽ được thảo luận tại hội nghị bao gồm: (i) xây dựng nền kinh tế toàn cầu mới; (ii) tinh thần kinh doanh trong thời đại AI; (iii) kết nối giữa khí hậu, thiên nhiên và năng lượng; (iv) các lĩnh vực tiên phong cho các ngành công nghiệp; (v) Trung Quốc và thế giới; (vi) Đầu tư vào con người.

Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên Khai mạc toàn thể; chủ trì một số Phiên thảo luận, đối thoại với các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về các vấn đề như cơ hội hợp tác, giải pháp mới cho các vấn đề phát triển toàn cầu và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và tập đoàn lớn. Tôi tin tưởng rằng sự tham gia và đóng góp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ góp phần rất quan trọng cho thành công chung của hội nghị, thể hiện trên một số phương diện như sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, Thủ tướng Chính phủ sẽ chia sẻ những đánh giá, quan điểm của Việt Nam về triển vọng, thách thức, xu hướng điều chỉnh và các mô hình mới tác động đến kinh tế thế giới trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ sẽ nhấn mạnh những tiềm năng, thế mạnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như của Việt Nam. Qua đó, khẳng định vai trò của khu vực là động lực thúc đẩy tăng trưởng, củng cố các liên kết thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, giúp phục hồi tăng trưởng, tăng cường tính chống chịu của kinh tế toàn cầu.

Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ sẽ đề xuất các giải pháp ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của tư nhân và hợp tác công-tư trong thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế, tận dụng các cơ hội, tiềm năng hiện có, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như phát triển xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ tư, thông qua hội nghị quan trọng này, Thủ tướng sẽ chia sẻ kinh nghiệm và đề cao thành quả phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, truyền tải thông điệp về chủ trương, định hướng, mô hình phát triển của Việt Nam để từ đó kêu gọi WEF, các Chính phủ, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu tăng cường hợp tác chiến lược, đầu tư, mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành nghề ưu tiên cao, mới nổi và có tác động lan tỏa nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực.

Đại sứ kỳ vọng gì vào kết quả đạt được trên bình diện song phương trong chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Việt Nam và Trung Quốc đang hướng tới dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm sau, theo Đại sứ, hai bên cần làm gì để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước?

Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và tham dự Hội nghị WEF tại Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước đang phát triển sâu sắc, thực chất và toàn diện như hiện nay, chuyến công tác dự WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước đi sâu thảo luận những biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng, hai nước.

Năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương, là dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950 – 18/1/2025). Thời gian qua, dưới sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt – Trung duy trì đà phát triển ổn định, đạt nhiều thành quả tích cực. Sau hai chuyến thăm lẫn nhau mang tính lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2023), hai Đảng, hai nước đã xác lập định vị mới cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, tiếp thêm động lực mạnh mẽ để hai Đảng, hai nước không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện.

Để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của quan hệ Việt – Trung, thời gian tới, hai nước cần duy trì sự phối hợp chặt chẽ ở các cấp, các kênh, trong mọi lĩnh vực, tăng cường rà soát, đánh giá tình hình triển khai nhận thức chung mà Lãnh đạo cao nhất hai Đảng đạt được, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, góp phần cụ thể hóa các thành quả, nội hàm, thực hiện việc đưa quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới với: Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.

Tôi tin tưởng vững chắc rằng trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2024: Xây dựng lại niềm tin Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2024: Xây dựng lại niềm tin

Diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 15 đến 19/1, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 54 sẽ tập trung vào chủ đề “Xây dựng lại niềm tin” giữa những thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu…

TP.HCM và WEF hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 TP.HCM và WEF hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Ngày 16/1, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký Thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP.HCM với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF.

Theo Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/thoi-su/mo-ra-co-hoi-giao-thoa-hoi-nhap-cho-kinh-te-viet-nam-voi-kinh-te-the-gioi-20240623080742593.htm





Nguồn: https://thoidai.com.vn/mo-ra-co-hoi-giao-thoa-hoi-nhap-cho-kinh-te-viet-nam-voi-kinh-te-the-gioi-201404.html

Cùng chủ đề

Khám phá dấu chân cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, tại số nhà 248 và 250 ở đường Văn Minh, quận Việt Tú, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có hai ngôi nhà kết cấu gạch và gỗ ba tầng. Đây là di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Quảng Châu. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây của Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước coi trọng và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Chiều 28/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt...

Tăng tốc hơn nữa những “chuyến tàu” hợp tác kinh tế

Việc cải thiện kết nối và mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại giúp kim ngạch hai chiều ngày càng gia tăng, đóng góp thiết thực vào hành trình xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.

Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được đánh giá là dấu ấn quan trọng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Du lịch xuyên biên giới Việt Nam-Trung Quốc ngày càng sôi động

Bên cạnh các cơ hội hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, trao đổi du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng 3 Hải quân: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, Vùng 3 Hải quân đã thường xuyên đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng trong toàn Vùng, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống chủ nghĩa cá nhân, tập trung chuyển biến khâu yếu, mặt yếu và nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi mặt công tác của từng cơ quan, đơn vị, giúp toàn Vùng hoàn thành...

Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ

Từ ngày 15 đến 18/9, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang và Trường Đại học FPT Cần Thơ tổ chức tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Phát huy vai trò của giới trẻ trong hoạt động đối ngoại nhân dân Bồi đắp tình yêu Tổ quốc cho thế hệ...

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Ngày 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ phòng chống bão lũ, ứng phó với thiên tai. Vùng 3 Hải quân kết nạp Đảng viên mới dịp Quốc khánh 2/9 Vùng 3 Hải quân kịp thời cứu nạn ngư dân trong cơn bão số 3 ...

Sau bão, du lịch Vịnh Hạ Long dần trở lại ổn định

Sau những tác động của bão số 3, tới nay, các hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long đã có những tín hiệu phục hồi tích cực. Vẻ đẹp yên bình của làng chài Vung Viêng hút khách quốc tế Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, bão số 3...

Hà Nội sẽ vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” vào tháng 10/2024

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 17/9/2024 về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Người dân Hà Nội có thể tiếp cận dịch vụ công trong bán kính không quá 5km Tập huấn khai thác, sử dụng...

Bài đọc nhiều

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho trên 120 cán bộ, công chức, viên chức tại Cần Thơ

Ngày 18/9, tại thành phố Cần Thơ, trên 120 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của thành phố được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại do Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ phối hợp Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức. Cần Thơ tổ chức đoàn giao lưu hữu nghị tại Pháp ...

Cùng chuyên mục

Tác động từ việc FED cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh tình hình việc làm và lạm phát tại Mỹ đều hạ nhiệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất 0,5%, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Có thể cắt giảm thêm Theo CNBC News, đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED từ năm 2020. FED đã lựa chọn cắt giảm lãi suất tham chiếu (0,5%) xuống phạm vi 4,75%-5% trên cơ...

Lời cảnh báo từ cuộc tấn công “vùng xám” vào Hezbollah

Việc Israel bị nghi ngờ chuyển đổi các thiết bị liên lạc cơ bản thành bom để tấn công vào phong trào Hezbollah ở Lebanon cho thấy sự nguy hiểm chết chóc của chiến thuật tác chiến phi truyền thống.Vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin...

Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm phán thứ ba giữa Somalia và Ethiopia do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vốn được ấn định vào ngày 2/9 và được lên lịch lại vào ngày 17/9 nhưng một lần nữa bị hoãn, cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia của vùng Sừng châu Phi.

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) diễn ra mới đây tại Bắc Kinh cho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh.

Mới nhất

Tập đoàn nhà ông Trump muốn mở sân golf ở Hưng Yên: Quy mô siêu khủng

Ông lớn bất động sản, khách sạn, sân golf Đầu tuần này, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization - Tập đoàn của gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tập đoàn này muốn hợp tác, đầu tư tại Hưng Yên trong lĩnh vực xây dựng...

Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm phán thứ ba giữa Somalia và Ethiopia do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vốn được ấn định vào ngày 2/9 và được lên lịch lại vào ngày 17/9 nhưng một lần nữa bị hoãn, cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia của vùng Sừng châu Phi.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp lớn, quan trọng tại Mỹ

Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh: NAM TRẦN Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 19-9, từ ngày 21 đến 27-9, Tổng Bí...

Dự báo thời tiết 20/9/2024: Miền Trung mưa lớn, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (20/9), ở khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình)...

Mới nhất

Chưa tháo được kíp nổ