Trang chủPolitical ActivitiesMở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các...

Mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long



(MPI) – Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng.

Trên đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư diễn ra ngày 01/7/2024, tại tỉnh Cà Mau. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, trong đó đề ra 14 chỉ tiêu phát triển, 26 nhiệm vụ và 07 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần thực hiện đến năm 2030.

Đến nay sau 2 năm thực hiện đã hoàn thành 04/26 nhiệm vụ gồm các nhiệm vụ lớn trong đó trọng tâm là phê duyệt quy hoạch tỉnh của 13/13 địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành 5 dự án quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ như tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2, đang triển khai một số đoạn tuyến như tuyến Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng; Cần Thơ – Cà Mau; tuyến từ nút giao An Bình (Đồng Tháp) – Lộ Tẻ (Cần Thơ); tuyến Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang); cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh (đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận); Cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi; nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II… Đang hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Nghị quyết 108 của Chính phủ về vay 2,53 tỷ USD để đầu tư hệ thống đường ven biển và các dự án quan trọng của vùng. Các dự án còn lại đang được các Bộ, ngành và địa phương xây dựng lộ trình nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Qua 02 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với không ít rủi ro, giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; thiên tai, sạt lở diễn biến phức tạp nhưng tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Vùng có nhiều kết quả khả quan.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng trên kinh tế; cao gấp gần 1,3 lần so bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 72,32 triệu đồng/người, tăng 10,1% so với năm 2022 (65,69 triệu đồng/người).

Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng; khu vực dịch vụ tăng nhẹ. Cơ cấu của 3 khu vực năm 2023 lần lượt là 30,05%; 27,62%; 37,07% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 5,26%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 4,15%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (5,71%).

Môi trường kinh doanh được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất, trong đó, Long An là địa phương bứt phá mạnh mẽ, đứng thứ 2 về chỉ số PCI năm 2023 (sau Quảng Ninh).

Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Đối với công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng, các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho Vùng, cụ thể như Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó 07 dự án quan trọng của Vùng được áp dụng; Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 08 chính sách đặc thù; Luật Đất đai, trong đó phân cấp cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng, bãi bỏ thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển đổi rừng, đây là chính sách sẽ tháo gỡ rất nhiều cho các địa phương trong Vùng.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Về triển khai các hoạt động Hội đồng điều phối Vùng, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, qua 6 tháng thực hiện kế hoạch hoạt động Hội đồng vùng năm 2023, đến nay đã cơ bản hoàn thành 13/27 nhiệm vụ đạt tỷ lệ 48% đó là các nhiệm vụ về công tác quy hoạch, kiện toàn, xây dựng bộ máy điều phối vùng ở các cấp, các nhiệm vụ còn lại về rà soát cơ chế chính sách đặc thù, xây dựng các đề án về phát triển các ngành, lĩnh vực đang được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, thực hiện.

Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện các hoạt động liên kết, kết nối để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; đã phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết về hợp tác giữa các địa phương trong vùng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh; đã ký kết biên bản ghi nhớ liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau giữa 4 tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang, đã thay đổi rõ nét từ tư duy cho đến hành động cụ thể với phương châm “không thể đi xa nếu không đi cùng nhau”.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, mặc dù thời gian triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ không dài; Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập mới thay thế Hội đồng vùng được thành lập năm 2021 nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, địa phương trong vùng đã quán triệt nội dung, ban hành các kế hoạch hành động, phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Về cơ bản, kinh tế – xã hội từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực; Công tác điều phối, liên kết vùng dần nhịp nhàng, phát huy hiệu quả; Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; Công tác an sinh xã hội được quan tâm đầy đủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số hạn chế, khó khăn trong điều phối, phát triển Vùng. Liên kết hợp tác còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp; Chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân của những khó khăn trên là các nhiệm vụ, giải pháp đề ra có tính dài hạn, thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nguồn lực thực hiện chính sách dựa nhiều vào Ngân sách Trung ương trong khi nguồn vốn NSTW còn khó khăn. Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng và phát huy hiệu quả cần có thời gian và “độ trễ” nhất định, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về triển khai thực hiện quy hoạch vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, quy hoạch vùng này đã được ban hành sớm nhất so các vùng trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch Vùng tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07/7/2023, đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của Vùng trong thời kỳ quy hoạch. Với tổng số 363 chương trình, dự án của quy hoạch được xác định, đây là những dự án lớn, quan trọng, có tính chất dẫn dắt, có tác dụng lan tỏa sẽ ưu tiên tập trung đầu tư trước, đầu tư dứt điểm và đưa vào sử dụng để làm mồi dẫn thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách; trong đó hạ tầng giao thông được xác định là một trong những khâu đột phá chính cho phát triển kinh tế – xã hội vùng nói chung và thúc đẩy liên kết vùng nói riêng với tổng số 116 dự án.

Quy hoạch vùng đã định hướng từng bước thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa là chính sang mô hình thủy sản – trái cây – lúa gạo nhằm tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch Vùng, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới toàn vùng.

Về rà soát cơ chế, chính sách đặc thù Vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, trên cơ sở đề xuất của các địa phương trong vùng rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách dựa trên nguyên tắc các cơ chế, chính sách phải phù hợp với cấp có thẩm quyền, các chính sách thí điểm rõ đã phát huy trong thực tiễn, có hiệu lực, hiệu quả, lồng ghép một số địa phương có ý kiến chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Không thí điểm các chính sách đã có kế hoạch ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2024-2025.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, sau khi rà soát, ngoài các chính sách có thể áp dụng chung các vùng khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số chính sách áp dụng riêng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là, cơ chế, chính sách về cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch; Cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30ha/hồ) trữ nguồn nước ngọt dự phòng.

Thứ hai là, ban hành chính sách phát triển nông lâm ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước; chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ người nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép được chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang sang đất trồng hoa màu, trái cây,… với định mức ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Thứ ba là, cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển.

Thứ tư là, nâng mức đặc thù về suất đầu tư cho các công trình giao thông xây dựng mới hoặc bảo trì đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ năm là, chính sách đào tạo thu hút nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Các nội dung chính sách được rà soát, trong đó, tập trung làm rõ sự cần thiết đề xuất ban hành chính sách mới hoặc tính hiệu quả của các chính sách hiện hành. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, tích hợp, lồng ghép các cơ chế, chính sách và tập trung bố trí nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính nhất quán và hiệu lực, hiệu quả.

Về tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng, các dự án cao tốc, quốc lộ trên địa bàn hiện đang triển khai tại các địa phương trong Vùng như Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Long An; Dự án đầy tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án liên kết vùng khác đang gặp một số khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại một số đoạn; nguồn vật liệu cát đắp nền đường khan hiếm do nhu cầu rất lớn trong khi thủ tục mở các mỏ cát mới rất chậm, khó đáp ứng được tiến độ dự án./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-7-1/Mo-ra-cac-co-hoi-phat-trien-moi-va-dinh-hinh-cac-ga252y9.aspx

Cùng chủ đề

Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Chuyến làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh dấu 1 năm hai nước thông qua Tuyên bố chung, nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc...

Bầu cử Mỹ 2024: Ba bang bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Virginia, Minnesota và South Dakota đã mở cửa vào ngày 20/9 theo giờ địa phương, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Các điểm bỏ phiếu tại 3 bang của Mỹ gồm Virginia, Minnesota và South Dakota đã mở cửa vào ngày 20/9 theo giờ địa phương, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ...

Bà Harris chi vận động tranh cử gấp gần 3 lần ông Trump

(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris đang thúc đẩy ưu thế tài chính trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump ở giai đoạn nước rút của cuộc đua vào Nhà Trắng. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump tranh luận trực tiếp hôm 10/9 (Ảnh: Reuters). Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Mỹ, trong tháng 8, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala...

Phim Mắt biếc gây ấn tượng tại Liên hoan phim ASEAN 2024 ở Hong Kong

Chan Choi Hi - giám đốc chiến lược của Hong Kong Airlines - nói rất ấn tượng với một câu trong phim, đó là có hai thứ mà đời người không được bỏ lỡ: Một là chuyến tàu cuối cùng về nhà, hai là người thật lòng yêu thương ta. Trailer phim Mắt biếc Phim Mắt biếc dù gây nhiều tranh cãi khi chuyển thể vẫn mang về doanh thu 180 tỉ đồng Liên hoan phim ASEAN lần thứ hai đang diễn...

Đề xuất mở rộng đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh

 Dòng xe xếp hàng dài để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng

(MPI) - Để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BT chuyển tiếp tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật đấu thầu, ngày 19/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức...

Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Quy trình, thủ tục lựa chọn...

Thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

(MPI) - Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3000 km đường bộ cao tốc, tạo tiền đề phấn đấu đến năm 2030 đưa vào khai thác 5000 km đường bộ cao tốc theo tinh thần...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản

(MPI) - Chiều ngày 20/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát và ông Takebe...

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện sau. ...

Bài đọc nhiều

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

(Bqp.vn) - Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.Hướng di chuyển của bão số 4.Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210 km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260 km về...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với lãnh đạo Tập đoàn BP

(MPI) - Thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 18/9/2024, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có buổi làm việc với ông Sumeet Wadhwa, Giám đốc phụ trách lĩnh vực xe máy điện toàn cầu của Tập đoàn BP. Toàn cảnh...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên, chiều 19/9, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến chào xã giao Đại tướng Kang Sun Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Đại tướng Kang Sun Nam và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến.Tại buổi tiếp, Đại tướng Kang Sun bày tỏ vui mừng tiếp Đoàn đại biểu Bộ...

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”

(Bqp.vn) - Sáng 20/9, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.Quang cảnh chương trình.Tại chương trình, Thượng tá Lê Văn Khải, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) đã thông tin về tình hình biển, đảo thời gian qua; một số quy định mới của pháp...

Lữ đoàn 84 kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

(Bqp.vn) - Sáng 19/9, Lữ đoàn 84, Cục Tác chiến điện tử (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống (19/9/1984 - 19/9/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba tặng Lữ đoàn 84.Các đại biểu tham...

Cùng chuyên mục

Huyện U Minh ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Nhằm phát triển du lịch thông minh theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiện đại, thời gian qua, các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, hỗ...

Thái Lan thành lập nền tảng số mới hỗ trợ du khách quốc tế

Phó Thư ký thường trực Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan Mongkon Wimonrat hôm qua (18/9) cho biết, Bộ này đã thành lập cổng thông tin điện tử mới, tích hợp hàng chục dịch vụ du lịch trực tuyến nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế. ...

Bộ Công Thương chung tay ủng hộ, chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lụt gây ra

 Trong những ngày qua, cơn bão số 3 mang tên Yagi và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân ở các tỉnh thành phía Bắc. Mặc dù mưa bão đi qua, song hậu quả của bão và hoàn lưu bão còn rất nặng nề, tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, sinh mạng và tài sản của người dân; nhiều địa phương và người dân đang cần...

Bảo tồn, trùng tu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Đình Túy Loan

Thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỷ đồng. Đây là di tích có tuổi đời hơn 500 năm. ...

Mới nhất

Giới trẻ Việt tại Mỹ kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm không chỉ góp phần nâng cao vị thế vững chắc của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế mà còn mở rộng các cơ hội hợp tác song phương và đa phương. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,...

Vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 lần thứ 11

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ công bố, vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 lần thứ 11.

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam

Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Trong một năm qua, hai bên đã tiếp tục làm việc cùng nhau trong những vấn đề...

Mới nhất