Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM mang lại hiệu quả kinh tế cao

Việt NamViệt Nam17/09/2024


Ngày 17/9, Sở NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình đã tổ chức đánh giá kết quả mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM trên giống lúa thuần chất lượng cao TBR 97, vụ Mùa năm 2024 tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM mang lại hiệu quả kinh tế cao

Lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng các đại biểu đánh giá năng suất, khả năng chống đổ của giống lúa thuần chất lượng cao TBT 97 của Tập đoàn Thái Bình Seed tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

Mô hình được triển khai có diện tích 5ha với 122 hộ nông dân tham gia. Các đối tượng tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón hữu cơ và hướng dẫn kỹ thuật áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh theo phương pháp IPM/IPHM. Theo đánh giá, mô hình thâm canh lúa TBR 97 áp dụng phương pháp này thân cứng, cây đẻ khỏe, thoát cổ bông tốt, ít sâu bệnh, hạt chắc mẩy đồng thời chất lượng gạo dẻo thơm ngon, sản lượng đạt gần 63 tạ/ha. Cùng với đó, thâm canh theo phương pháp này giúp cho người dân ít phải tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM mang lại hiệu quả kinh tế cao

Dù bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, song diện tích lúa TBR 97 ít bị đổ gẫy hơn so với một số giống lúa khác.

Đánh giá thực tế mô hình cho thấy, giống lúa TBR 97 phù hợp với điều kiện vụ Mùa ở khu vực Bắc Bộ, chống đổ tốt (được khảo nghiệm tại Thái Bình qua cơn bão số 3 Yagi); số dảnh hữu hiệu/khóm đạt cao; tỷ lệ chắc bông đạt trên 90%; tỷ lệ gạo/lúa đạt xấp xỉ 70%. Tổng thu bình quân đạt trên 65 triệu đồng/ha; cho lợi nhuận trên 18 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng...

Sau khi tham quan mô hình, lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục thử nghiệm mô hình thâm canh giống lúa thuần chất lượng cao TBR 97 áp dụng kỹ thuật thâm canh quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM trong các vụ tiếp theo, nhằm tiết giảm chi phí về nhân công, giống, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Phan Cường



Nguồn: https://baophutho.vn/mo-hinh-quan-ly-cay-trong-tong-hop-ipm-iphm-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao-219204.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available