Trang chủKinh tếNông nghiệpMô hình nuôi cừu đem lại thu nhập cho phụ nữ Raglay...

Mô hình nuôi cừu đem lại thu nhập cho phụ nữ Raglay nghèo


Chị Kadá Thị Kim bổ sung thức ăn viên, tăng dinh dưỡng cho đàn cừu nuôi sinh sản.
Chị Kadá Thị Kim bổ sung thức ăn viên, tăng dinh dưỡng cho đàn cừu nuôi sinh sản.

Trao đổi với chị Chamaleá Thị Duy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phước Chính, chúng tôi được biết, Dự án nuôi cừu sinh sản theo chuỗi giá trị có nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, là 1.490 triệu đồng và vốn đối ứng của người dân 413 triệu đồng. Triển khai thực hiện từ tháng 10/2023, Chương trình hỗ trợ kinh phí giúp 32 gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở các thôn Suối Khô, Núi Rây, Suối Rớ tạo sinh kế vươn lên thoát nghèo bền vững.

 Bà con được hỗ trợ tấm lợp làm chuồng và cung cấp 32 con cừu đực giống, 448 con cừu cái giống. Mỗi hộ được hỗ trợ 1 con cừu đực và 14 con cừu cái giống. Các gia đình tham gia Dự án được hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn cừu. Hợp tác xã Phát triển nông nghiệp Quang Khánh hợp đồng tiêu thụ ổn định sản phẩm thịt cho các hộ chăn nuôi cừu. Việc thực hiện nuôi cừu theo mô hình gia trại bán thâm canh phù hợp với điều kiện địa phương vừa nuôi nhốt bổ sung thức ăn tinh, vừa chăn thả trên đồng cỏ tự nhiên.

Chuồng nuôi cừu gia đình chị Kadá Thị Kim được làm chắn chắn, thông thoáng, hợp vệ sinh.
Chuồng nuôi cừu gia đình chị Kadá Thị Kim được làm chắn chắn, thông thoáng, hợp vệ sinh.

Chị Chamaleá Thị Duy dẫn đường đưa chúng tôi đến thăm các gia đình tham gia thực hiện mô hình nuôi cừu ở thôn Núi Rây. Chúng tôi thật sự ấn tượng với chuồng trại nuôi cừu được làm cao ráo, chắc chắn, thông thoáng. Ngừng tay bổ sung thức ăn cám viên vào máng cho đàn cừu, chị Kadá Thị Kim phấn khởi cho biết, gia đình chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận quan tâm hỗ trợ 15 con cừu giống. Qua gần một năm chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, đàn cừu sinh sản 6 con cừu con, gồm 3 con đực và 3 con cái. Cừu con được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, đến nay trọng lượng đạt 10-12 kg/con. 

Chị Kim dự tính giữ lại 3 con cừu cái làm giống để bổ sung số lượng bầy, xuất bán 3 con cừu đực với giá trên 3 triệu đồng, giá cừu đực giống hiện nay là 75- 80 ngàn đồng/kg. Tính riêng nguồn bán phân cừu cho thương lái thu mua tại chuồng giúp chị có thêm thu nhập từ 500- 600 ngàn đồng/tháng. Tài sản lớn nhất của gia đình chị Kim, hiện nay là đàn cừu 21 con, chị cần mẫn chăm sóc sinh lợi để có thu nhập phát triển kinh tế gia đình, nuôi con ăn học, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Niềm vui của chị Pinăng Thị Tuệ khi nuôi cừu bước đầu cho thu nhập, nâng cao đời sống gia đình.
Niềm vui của chị Pinăng Thị Tuệ khi nuôi cừu bước đầu cho thu nhập, nâng cao đời sống gia đình.

Rời chuồng cừu của chị Kadá Thị Kim, chúng tôi đến thăm gia đình chị Pinăng Thị Tuệ ở cuối thôn Núi Rây. Người mẹ trẻ vừa bồng con nhỏ vừa chuẩn bị đưa đàn cừu đi chăn thả ngoài đồng cỏ dưới tán lá rừng quanh nhà. Chị Tuệ cho biết, cũng như chị em tham gia Dự án, gia đình chị được hỗ trợ 15 con cừu giống. Đàn cừu của gia đình chị Tuệ được nuôi dưỡng trong chuồng trại xây dựng căn cơ, có ô chứa rơm, có máng bổ sung thức ăn, nước uống. Đàn cừu sinh sản 11 con cừu con, chị xuất bán 6 cừu con được 7,5 triệu đồng. Kết hợp bán phân cừu, chị có thu nhập trên 800 ngàn đồng/tháng. 

Chị Tuệ phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, kinh tế gia đình em rất khó khăn, nhờ có nguồn thu nhập từ đàn cừu, cuộc sống ngày càng ổn định. Em trồng 2 sào cỏ, cung cấp thêm nguồn thức ăn xanh và bổ sung cám viên tăng dinh dưỡng, tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của thú y cơ sở”.

Chị Chamaleá Thị Duy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phước Chính thăm hỏi động viên chị em hội viên thực hiện hiệu quả mô hình nuôi cừu.
Chị Chamaleá Thị Duy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phước Chính thăm hỏi động viên chị em hội viên thực hiện hiệu quả mô hình nuôi cừu.

Chị Chamaléa Thị Duy, Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Chính cho biết thêm, mô hình nuôi cừu của hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Phước Chính, bước đầu phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Các gia đình đều có thu nhập ổn định từ bán cừu con và bán phân cừu. Hội Phụ nữ xã tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước thực hiện mô hình nuôi cừu; Vận động các hộ tham gia dự án thực hiện tốt việc tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, trồng cỏ, bảo đảm cung cấp đủ nguồn thức ăn xanh do đàn cừu, đồng thời liên kết với Hợp tác xã Phát triển nông nghiệp Quang Khánh tiêu thụ ổn định sản phẩm cừu bảo đảm giá cả ổn định, nâng cao chuỗi giá trị cho các hộ chăn nuôi. 

Kỹ thuật chăn nuôi cừu





Nguồn: https://baodantoc.vn/mo-hinh-nuoi-cuu-dem-lai-thu-nhap-cho-phu-nu-raglay-ngheo-1728961487715.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diện mạo mới trên vùng cao Bắc Kạn

Còn ở xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Chương trình MTQG 1719, dự án nuôi dê đã tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS tại địa phương.Là người được cấp 7 con dê từ dự án hỗ trợ sản xuất năm 2023, đến nay, gia đình chị Nông Thị Thơm, ở thôn...

Hà Giang: Hiệu quả từ thực hiện chính sách dân tộc ở Xín Mần

Cùng với các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, an sinh xã hội; công tác bảo tồn văn hóa của đồng bào các dân tộc được huyện đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đồng bào giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Phục dựng các lễ hội truyền thống; đầu tư, xây dựng thiết chế văn hóa, nhà văn hóa; hỗ trợ hoạt động đội...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV: Lãnh đạo tỉnh sẽ đối thoại với đại biểu DTTS

Tại họp báo, thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội đã giải đáp nhiều vấn đề phóng viên các cơ quan báo chí quan tâm.Phát biểu kết luận họp báo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Đại hội đại biểu các DTTS là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, được tổ chức hết sức trang trọng, công tác...

Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Đặc biệt, khuyến khích và hỗ trợ thanh niên DTTS tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế thông qua các chương trình “ Khát vọng khởi nghiệp, bừng sáng bản làng”. Cung cấp các khoản vay nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kỹ năng để giúp họ khởi đầu kinh doanh. Khi thanh niên trở thành những doanh nhân thành công, họ có thể thách thức các định kiến về vai trò...

Bắc Hà (Lào Cai): Hội thi Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ truyền thông về bình đẳng giới xã Thải Giàng...

Đồng thời, cũng là dịp để các tuyên truyền viên trao đổi, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyên truyền,phố biến giáo dục pháp luật; đánh giá được kỹ năng của đội ngũ tuyên truyền viên các Tổ truyền thông cộng đồng để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ tuyên truyền viên tại cơ sở. Liên hoan các mô hình...

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh: Khôi phục sản xuất nông lâm nghiệp sau bão số 3 từ vạch xuất phát

Tại cuộc họp ngày 30/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh -  Nghiêm Xuân Cường nhấn mạnh: UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tiễn về những thiệt hại về nông - lâm nghiệp tập trung hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thành thủ tục hỗ trợ theo chính sách hiện hành; rà soát kỹ lưỡng, tổng hợp bất cập, vướng mắc, có văn ban đề xuất giải pháp, cơ...

Bayer Việt Nam đồng hành cùng chiến lược quốc gia về phát triển cây trồng chủ lực

Dự án xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác công - tư lâu dài giữa Bayer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNGQ), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng nhiều đối tác hàng đầu trong lĩnh...

Rầm rộ trồng cây, dựng hàng rào trái phép, vì sao hàng chục hộ dân ở Kon Tum lại tháo gỡ đi rồi?

Ngày 17/10, ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết đã vận động, thuyết phục thành công 31 hộ dân ở thôn Đăk Ven và thôn 14A, xã Đăk Pét tự nguyện tháo dỡ...

Mưa lớn gây ngập lụt, một huyện của Bình Thuận di dời khẩn cấp hơn 20 hộ dân

Di dời dân trong vùng ngập đến nơi an toànTheo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Thuận Bắc( Bình Thuận), cơn mưa lớn chiều 16/10, đã gây ngập lụt ở một số nơi và UBND huyện Hàm...

Nông dân Sài Gòn than không còn tài sản thế chấp ngân hàng

Tại nghị đối thoại, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp do Sở NNPTNT TP.HCM và Agribank vừa diễn ra hôm 17/10, nhiều kiến nghị đã được nông dân gửi đến đại diện ngân hàng.Ông Lâm...

Cùng chuyên mục

Dân một xã ở Quảng Bình trúng đậm con li ti ngoài biển, cầm chắc 5 triệu/chuyến ra khơi

Ghi nhận của PV báo Dân Việt, những ngày này, tại bến sông Nhật Lệ xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) thuyền của ngư dân nơi đây vào, ra nhộn nhịp, mỗi lần cập bến đều mang theo những thùng ruốc tươi rói,...

Đến từng hộ dân trực tiếp hướng dẫn khôi phục sản xuất sau bão số 3

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công điện nêu: Bão số 3 đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cả về người, tài sản của Nhân dân và cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn đến sản...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Đông An, nhiều chỉ tiêu vượt ở mức cao

Lợi thế trong xây dựng nông thôn mới nâng caoĐông An là xã vùng I nằm ở phía Tây Bắc của huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), cách trung tâm huyện 16km. Xã nằm ở vị trí đắc địa có hệ thống giao thông thuận lợi,...

Cá đặc sản tên xấu xí, thịt cực ngon này ở Cà Mau dân bắt kiểu gì mà cứ đập nước sông ầm ầm?

Bà Đỗ Thị Hoá (ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) hành nghề đánh bắt cá vồ chó đã 40 năm. Thời gian bà ở trên xuồng, trên vỏ lãi giăng câu, thả lưới bắt cá còn nhiều hơn trên bờ nên tập...

Củ nâu, củ rừng có nơi vứt lay vứt lóc, ở Phú Thọ dân làm nộm thịt, nộm cá, nhà giàu vạn người mê

Đồng bào Mường ở vùng núi Thanh Sơn, Tân Sơn ngàn đời nay vốn gắn bó sâu nặng với thiên nhiên. Tập quán sinh hoạt trên những triền núi, gần những con sông, con suối nhỏ, trồng lúa dưới chân núi trũng nước, săn bắt hái lượm...

Mới nhất

Những nghề độc lạ: Thổi hồn vào kiểng thú

Đến nay, ông Nguyễn Văn Công (nghệ nhân Năm Công, 77 tuổi, ngụ xã Hưng Khánh Trung B, H.Chợ Lách, Bến Tre) đã có gần 50 năm làm kiểng thú từ cây sanh, cây si. Tác phẩm của ông xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vang danh với trâu vàng SEA Games 22 Năm 2003, vượt qua nhiều nghệ...

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris vật lộn để làm giảm lợi thế của ông Trump về kinh tế

Đảng Dân chủ cho biết Phó Tổng thống Harris cần thuyết phục cử tri rằng bà có thể giải quyết tốt hơn vấn đề hàng đầu của họ, trong khi một số chiến lược gia cho rằng bà Harris phải làm nhiều hơn nữa để chống lại lợi thế thăm dò của ông Trump về quản lý kinh tế.  Phó...

Nghị định mới sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Nghị định số 124/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định về liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đồng chủ trì, tổ chức nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư, hợp tác thương mại giữa Châu Âu và Việt Nam. Đây cũng là hoạt...

Mới nhất