Trang chủNewsNhân quyềnMở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

ngoại giao nhân dân
Đại sứ Eugenie Anderson ký Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa Mỹ và Đan Mạch vào ngày 1/10/1951. (Nguồn: NMAD)

Tháng 10/1949, bà Eugenie Moore Anderson (1909-1997) được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của xứ cờ hoa. Sau đó, bà Anderson còn công tác tại phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Bulgaria và Liên hợp quốc, nỗ lực xây dựng phong cách cá nhân mà bà mô tả là “ngoại giao nhân dân”.

Chia sẻ trên trang ShareAmerica, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết, trong bối cảnh nghề ngoại giao lúc bấy giờ do nam giới thống trị, bà Anderson đã “bất chấp mọi khó khăn để tạo dấu ấn lâu dài trong quan hệ Mỹ-châu Âu sau Thế chiến II”.

ngoại giao nhân dân

Vào tháng 1/1952, trang bìa của tạp chí Quick đăng bức ảnh Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch Eugenie Anderson với chú thích: “Ngoại giao có phải là công việc của phụ nữ không?”. Bài báo nhắc đến công việc của bà Anderson cùng với sự nghiệp ngoại giao của cựu Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt với tư cách là đại biểu tại Liên hợp quốc, Đại sứ Mỹ tại Luxembourg Perle Mesta, cùng với tên tuổi và chức danh của những người phụ nữ giữ các vị trí tương tự từ Ấn Độ, Chile và Brazil.

Câu trả lời dứt khoát cho độc giả của Quick là: Có, ngoại giao thực sự là công việc của phụ nữ. Đơn cử như bà Eugenie Anderson, người phụ nữ Mỹ đầu tiên giữ chức Đại sứ, gặt hài nhiều thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp ngoại giao kéo dài hơn 30 năm, với tư cách là một nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ Minnesota, Đại sứ tại Đan Mạch (1949-1953), ứng cử viên Thượng viện Minnesota năm 1958, Đại sứ tại Bulgaria (1962-1964) và đại biểu tại Liên hợp quốc (1965-1968).

Từ quan tâm vấn đề quốc tế…

Sinh ra và lớn lên tại Adair, bang Iowa, bà Anderson theo học ngành âm nhạc tại trường Cao đẳng Stephens ở Columbia, bang Missouri và Cao đẳng Simpson ở Indianola, bang Iowa trước khi chuyển đến trường Cao đẳng Carleton ở Northfield, bang Minnesota. Tại đây, bà đã gặp và kết hôn với ông John Anderson vào năm 1931.

Bắt đầu quan tâm đến các vấn đề quốc tế, bà đã đến châu Âu vào năm 1937, trong bối cảnh Hitler lên nắm quyền ở Đức. Sau đó, bà trở về nhà và gia nhập Liên đoàn nữ cử tri ở Minnesota, nhanh chóng trở thành người ủng hộ mạnh mẽ đối với ngoại giao quốc tế và tiếp đó là sự thành lập của Liên hợp quốc.

Sau khi được Tổng thống Harry Truman (1884-1972) bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch vào tháng 10/1949, bà Anderson đã học tiếng Đan Mạch để có thể đi khắp đất nước và trò chuyện với người dân sở tại. Bà thành lập chương trình trao đổi Fulbright với Đan Mạch để mở rộng sự hiểu biết và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Chính Đại sứ Anderson đã đàm phán một thỏa thuận phòng thủ chung và ký Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa hai nước, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên ký một hiệp ước như vậy.

ngoại giao nhân dân
Đại sứ Eugenie Anderson gặp gỡ những người làm nông ở Bulgaria. (Nguồn: NMAD)

Năm 1960, Tổng thống John F. Kennedy (1917-1963) bổ nhiệm bà Anderson làm Đại sứ Mỹ tại Bulgaria. Bà cũng là người phụ nữ Mỹ đầu tiên đứng đầu một phái bộ ngoại giao tại một nước thuộc khối Liên Xô. Bà cũng là nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên phát biểu trên truyền hình và đài phát thanh Bulgaria.

Tại đây, nhà ngoại giao Mỹ đã dán giấy dán tường các cửa sổ của phái đoàn Mỹ bằng các hình ảnh giới thiệu về cuộc sống và văn hóa Mỹ cho những người Bulgaria đi ngang qua… Trong thời gian này, chính bà Anderson đã đàm phán giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của Bulgaria với Mỹ từ Thế chiến II.

Kết thúc nhiệm kỳ tại Bulgaria vào tháng 12/1964, một năm sau, bà Anderson được bổ nhiệm làm đại biểu Mỹ tại Hội đồng Ủy thác của Liên hợp quốc và hỗ trợ các quốc gia mới giành được độc lập ở châu Phi và châu Á. Bà cũng được xem là người phụ nữ đầu tiên ngồi vào ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

ngoại giao nhân dân
Người dân Bulgaria đang xem ảnh của bà Anderson và cuộc sống của người Mỹ qua cửa sổ của Đại sứ quán Mỹ. Nguồn: NMAD)

Di sản mãi vẹn nguyên

Kể từ thời bà Anderson, hàng trăm phụ nữ đã đảm nhiệm cương vị Đại sứ Mỹ. Ngày nay, một phần ba trong số Đại sứ Mỹ ở các nước trên thế giới là phụ nữ.

Theo Đại sứ Mỹ tại Sri Lanka Julie Chung, nhiều nhà ngoại giao nữ đã tiếp nối bà Anderson mang đến “sự đa dạng về ý tưởng, giải pháp và cách kết nối với công chúng”.

Là viên chức ngoại giao Mỹ, bà Chung từng công tác tại Đại sứ quán Mỹ ở các nước gồm Colombia, Iraq và Việt Nam. Bà thường xuyên gặp gỡ các nữ Đại sứ khác. “Chúng tôi nghĩ về những cách chúng tôi có thể trao quyền cho các nhà ngoại giao trẻ, các doanh nhân trẻ và phụ nữ Sri Lanka”, bà nói. “Tôi yêu công việc của mình”.

ngoại giao nhân dân
Tổng thống John F. Kennedy tiếp bà Eugenie Anderson tại Phòng Bầu dục năm 1962. (Nguồn: Thư viện và Bảo tàng Tổng thống John F. Kennedy)

Còn với Đại sứ Thomas-Greenfield, “tôi sẽ không ở vị trí hiện tại, hoặc không có con người như tôi nếu không có những người tiên phong như bà Eugenie Moore Anderson”.

Đại sứ Thomas-Greenfield cho biết, bà cũng thường nghĩ “về những nhà lãnh đạo như Madeleine Albright, Condoleezza Rice, Hillary Clinton, và trên hết là mẹ tôi — họ đã dạy tôi cách tiến về phía trước, táo bạo và mơ ước lớn”.

ngoại giao nhân dân
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield (giữa) trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Haiti Dominique Dupuy vào ngày 22/7 tại Haiti. (Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Port-au-Prince)





Nguồn: https://baoquocte.vn/nu-dai-su-my-dau-tien-mo-canh-cua-ngoai-giao-nhan-dan-291841.html

Cùng chủ đề

Tập đoàn TH tọa đàm về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An vừa tham gia tọa đàm “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới” để cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới từ gia đình tới nơi làm việc và trong cộng đồng. Ngày 11/12, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối nam giới...

Ông Trump chọn CEO mạng xã hội Truth Social làm cố vấn tình báo

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 14.12 đã chọn ông Devin Nunes, Tổng giám đốc Công ty mạng xã hội Truth Social, giữ chức chủ tịch hội đồng cố vấn tình báo. ...

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng vừa nhận được giải thưởng “Đầu tư sáng tạo bình đẳng giới”. Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Hành trình tiến tới Bình đẳng và Thịnh vượng & Lễ trao tặng UN Women WEPs Awards 2024” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và...

Tiên phong thực hành ESG, Nestle’ Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng. Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Nestlé Việt Nam chia sẻ về những nỗ lực của Nestlé nhằm thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt là nâng cao quyền năng...

Ông Trump chọn ứng viên đại sứ tại Trung Quốc, Mỹ tập trận chung ở Biển Đông

Mỹ có loạt động thái mới liên quan châu Á, bao gồm việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ứng viên đại sứ tại Trung Quốc và cuộc tập trận chung của Mỹ với Nhật Bản và Philippines tại Biển Đông. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu đón khinh hạm 3.600 tấn, chi hàng tỷ USD cho phi đội chiến đấu cơ

Ngày 18/12, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc thông báo, Hải quân nước này đã tiếp nhận khinh hạm 3.600 tấn đầu tiên với khả năng chống ngầm và phòng không được tăng cường.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Mới nhất

Hàng nghìn lượt khách tham dự “Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024”

(ĐCSVN) - Chương trình "Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024" góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út. Chuỗi sự kiện này không chỉ giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn thể hiện khát vọng hội nhập và phát triển của Việt Nam...

Tận tâm vì nước, vì dân

(ĐCSVN) - Một trong những đặc trưng nổi bật của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” chính là tinh thần tận tâm vì nước, vì dân; sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì “độc lập tự do cho Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”; sẵn sàng vượt qua thử thách, chủ động...

Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp

Ngày 17/12, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green i-P1), Công ty cổ phần Green i-Park tổ chức Tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội dành cho người lao động trong khu công nghiệp: Từ chính sách đến thực tiễn”. Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệpNgày...

Thay vì ‘dựng hàng rào’ với thần tượng của con, cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ đừng bao giờ đối đầu với thần tượng của con. Bởi như một quy luật tâm lý tự nhiên, điều gì chúng ta càng cấm cản thì càng có sức quyến rũ lạ thường. ...

Thay vì ‘dựng hàng rào’ với thần tượng của con, cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ đừng bao giờ đối đầu với thần tượng của con. Bởi như một quy luật tâm lý tự nhiên, điều gì chúng ta càng cấm cản thì càng có sức quyến rũ lạ thường. ...

Mới nhất