Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiMinh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “báo cáo...

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF


Không ngừng hoàn thiện quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp, pháp luật

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, xem đây là vấn đề mang tính chiến lược, quan trọng trong tiến trình xây dựng, bảo vệ đất nước. Ngay từ buổi đầu thành lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Thực dân và phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào lương và đồng bào giáo để cai trị, tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” và điều này đã trở thành nguyên tắc trong chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử.

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF -0
Lực lượng chức năng thường xuyên thăm hỏi, vận động chức sắc tôn giáo tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương. Ảnh: Báo CAND

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước đến nay, quan điểm, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện, thể chế hóa trong các văn bản như: các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VII đến Đại hội XIII; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo… Tư duy, nhận thức về tôn giáo không ngừng được hoàn thiện khi Đảng, Nhà nước ta nhìn nhận tôn giáo là một nguồn lực trong xây dựng và phát triển đất nước.

Để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương Đảng, Nhà nước, hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được phát triển, hoàn thiện. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp sau này đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trọng những quyền cơ bản của con người.

Trong đó, tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và căn cứ vào đời sống thực tiễn về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/11/2016, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Xuất bản, Luật Đất đai sửa đổi (trong đó có nội dung đất đai liên quan đến tôn giáo). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…

Minh chứng thực tiễn về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam có hơn 27 triệu tín đồ (trong đó có khoảng 2,8 triệu người DTTS theo tôn giáo), chiếm khoảng 27% dân số cả nước; hơn 54.000 chức sắc; trên 144.00 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Việt Nam cũng là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có một số di tích đã được UNESCO ghi đanh là di sản thế giới.

Trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã ban hành quyết định công nhận tổ chức tôn giáo cho 2 tổ chức (Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Hội thánh phúc âm toàn vẹn Việt Nam); quyết định chấp thuận đề nghị thành lập Viện Thần học Báp tít Việt Nam. Như vậy, tính đến tháng 12/2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; có gần 4.000 điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin Lành, từ năm 2021-2023 ở các tỉnh phía Bắc đã chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó. Đến nay, ở Việt Nam có hơn 1,2 triệu người theo đạo Tin Lành, trong đó có khoảng 873.700 tín đồ là người dân tộc thiểu số.

Các chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đều được đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin. Trong năm 2023, Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản 2,4 triệu bản kinh sách, tài liệu liên quan bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và các tiếng dân tộc thiểu số. Nhà nước cũng đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới cơ sở tôn giáo. Tính đến nay, số lượng cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc đạt hơn 70%, nhiều cơ sở thờ tự được xây dựng, tôn tạo khang trang, quy mô để tín đồ các tôn giáo an tâm sinh hoạt tinh thần. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh đẫ giao 7.500 m2 cho Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Đắk Lắk đã giao hơn 11.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 ha đất cho giáo xứ La Vang…

Đối với các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống của các tôn giáo như: Lễ hội Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo, Tin Lành và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lớn diễn ra như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Cholth ChămthMây của đồng bào Khmer… đều được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm, tổ chức, thăm hỏi, tặng quà, động viên và thu hút đông đảo sự tham gia của tín đồ, quần chúng nhân dân.

Năm 2023, Ban Tôn giáo Chính phủ tạo điều kiện cho hơn 300 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài; tạo điều kiện cho 400 lượt người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Việt Nam cũng đã hỗ trợ cấp phép cho các tổ chức tôn giáo tổ chức đăng cai các sự kiện tôn giáo lớn như: Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak, Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu của Giáo hội Công giáo Việt Nam; Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo Châu Á vì hòa bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lễ hội “Xuân yêu thương” của các hội thánh Tin Lành Việt Nam…

Trên diễn đàn quốc tế, trong năm 2023, Bộ Nội vụ đã tiếp 14 đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, từ ngày 10-22/10/2023, đoàn liên ngành và chức sắc tôn giáo do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đứng đầu đã thăm Hoa Kỳ để trao đổi về chính sách tôn giáo và thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đoàn đã làm việc đã làm việc với các đại biểu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ…, thống nhất cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ và qua kênh đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ).

Về chính sách đối ngoại tôn giáo của Việt Nam từ năm 2023 đến nay, nổi bật là quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Tháng 7/2023, hai bên đã thống nhất Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú và Văn phòng Đại diện Thường trú ở Việt Nam. Ngày 23/12/2023, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm Tổng Giám mục Marek Zalewski làm đại diện Tòa thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Ngày 31/1/2024, Tổng Giám mục Marek Zalewski đã đến Việt Nam đảm nhiệm chức vụ này. Từ ngày 9-14/4/2024, Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và rất ấn tượng về những thành tựu phát triển kinh tế, đối ngoại của Việt Nam, tin tưởng vào mối quan hệ Việt Nam – Tòa thánh Vatican sẽ đạt được những thành tựu phát triển mới.

Tại Phiên họp cấp cao khóa 55 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố Việt Nam tái ứng cử vao Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2026 -2028. Với những kinh nghiệm, nỗ lực của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016, 2023 – 2025, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 – 2021) đã tạo tiền đề, cơ sở để củng cố niềm tin của bạn bè quốc tế trong việc ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028.

Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhiều nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là đánh giá, nhận xét của các nước tham gia phiên đối thoại về báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người dân nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều 18, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã nêu rõ quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội hay tinh thần hoặc các quyền liên quan và quyền tự do của người khác.

Vậy nên, việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam để tuyên truyền, phát triển các tà đạo, tổ chức hoạt động trái pháp luật như “Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ”, “Tân Thiên Địa”, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, “Tin lành Đấng Christ”… cần phải đấu tranh, ngăn chặn. Điều này cũng phù hợp thực tế chung của các nước nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc.



Nguồn: https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/minh-chung-phan-bac-cac-nhan-dinh-sai-lech-trong-bao-cao-tu-do-ton-giao-quoc-te-2024-cua-uscirf-i734402/

Cùng chủ đề

Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt khoảng 27,85 triệu bao

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm Thời gian qua, giá cà phê trong nước liên tục tăng cao, nhiều nông dân đã đầu tư trồng mới hoặc phá bỏ cây khác để trồng cà phê. Điển hình như ở tỉnh Gia Lai, hiện có khoảng 100.600 ha cà...

Tổng thống Nga một lần nữa đưa ra sáng kiến hòa bình tại Ukraine

Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng tải, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã nêu các điều kiện để ngừng bắn và bắt đầu đàm phán hòa bình tại Ukraine. Nhà lãnh đạo nước Nga tuyên bố: “Hôm nay một “đề xuất hòa bình thực sự, cụ thể” khác đã được đưa ra cho Kiev. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, nếu các điều kiện hòa...

Giá gạo, giá lúa đều giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/6 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa giảm 200 đồng/kg với mặt hàng Lúa OM 18 và Lúa Đài thơm 8. Giá gạo thành phẩm giảm nhẹ 50 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/6: Giá gạo giảm nhẹ, giá lúa giảm Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu...

Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

Tham dự chương trình có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt...

Lễ hội Ẩm thực Yến sào Khánh Hòa

Lễ hội có 22 đội thi tham gia đến từ mọi miền đất nước, cùng nhiều món ăn mới lạ, sáng tạo, hấp dẫn, đạt chuẩn dinh dưỡng được đưa vào thực đơn các nhà hàng cao cấp. Trong thời gian 90 phút, mỗi đội thi gồm 3 thành viên sẽ chế biến 2 món ăn, với nguyên liệu chính là yến sào Khánh Hòa Sanvinest cùng những sản vật phong phú đặc trưng của Khánh Hòa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2024 “Kết nối toàn cầu – Rạng rỡ năm châu” chính thức khai mạc

Tối qua 8/6, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 đã chính thức khai mạc, khuấy động thành phố biển bằng những màn trình diễn pháo hoa đỉnh cao của pháo hoa trên bầu trời sông Hàn từ đương kim vô địch Pháp và đội chủ nhà Việt Nam.  Mang chủ đề “Tinh hoa văn hóa”, đêm khai mạc đã mở màn cho chuỗi 5 đêm pháo hoa kéo dài từ ngày 8/6 đến 13/7,  được xem...

Báo cáo nhân quyền của EU thiếu khách quan về Việt Nam

Ngày 6/6, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của EU trong đó có nội dung về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao...

Việt Nam luôn nghiêm túc tham gia vào các chu kỳ UPR trong suốt 18 năm qua

Ngày 31/5, tại Phú Yên, Cục Đối ngoại, Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Phú Yên tổ chức tọa đàm về Cơ chế UPR với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các đơn vị, địa phương trong Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao và...

Những quan điểm sai trái, chống phá việc công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam

Đánh giá thiếu căn cứ, lợi dụng để xuyên tạc chống phá  Những ngày qua, một số chính khách, học giả Hoa Kỳ thiếu thiện chí đã có đánh giá không đúng về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phát biểu trên các trung tâm truyền thông phương Tây, hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith phản...

Nhận diện thủ đoạn bôi lem công tác đối ngoại nhân quyền của Việt Nam

Tái diễn những trò lố Mới đây, ngày 7/5/2024, tại trụ sở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu...

Bài đọc nhiều

Những BST làm “bùng nổ” đêm khai màn Tuần lễ thời trang quốc tế VN Xuân Hè 2024

“Gã ngông” của làng thời trang Việt – nhà thiết kế Võ Công Khanh đã khai màn Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2024 vừa diễn ra tối qua, ngày 13/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Võ Công Khanh đã cùng với Adrian Anh Tuấn và Maria Giovanna Costa đến từ Italy, mỗi người mang đến một sắc màu, một câu chuyện nhưng đã “ghép” nên một bức tranh ấn tượng và...

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Những nụ hoa vươn mình trong dông bão

Đó là cô học trò Nguyễn Huyền Anh - lớp 6/2 Trường THCS An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và cậu học trò Trương Hoàng Trung - lớp 6A4 Trường THCS Mỹ Thới (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).Bị bệnh hiếm, vẫn là học sinh giỏiTừ lúc sinh ra, Nguyễn Huyền Anh đã mang trong mình bệnh thiếu máu...

VIB đồng hành cùng show truyền hình mới Anh Trai ‘Say Hi’

Riêng dòng thẻ Travel Élite, chủ thẻ sẽ được tận hưởng những trải nghiệm chi tiêu không tiền mặt vượt trội khi đi du lịch với như sử dụng miễn phí dịch vụ phòng chờ thương gia tại hơn 1.000 sân bay trên khắp thế giới, đồng thời có phí chuyển đổi ngoại tệ thuộc nhóm thấp nhất thị trường và đi kèm nhiều ưu đãi tích điểm, hoàn tiền đa dạng, hấp...

Cuộc thi sáng tác âm nhạc Bài ca thống nhất chú trọng chất lượng

Ngày 14/6, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình TP HCM phát động cuộc vận động sáng tác âm nhạc chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đây là cuộc vận động sáng tác ca khúc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống...

Lan tỏa yêu thương với mô hình “Con nuôi Công an xã” tại Đắk Nông

Với phương châm “gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với Nhân dân”, thời gian qua, cùng với việc làm tốt công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTT vững mạnh ngay tại cơ sở, lực lượng Công an Đắk Nông đã thể...

Cùng chuyên mục

Hà Nội xem xét thu hồi 3 khu ‘đất vàng’ quận Hai Bà Trưng để xây trường học

TPO - Ba khu "đất vàng" trên địa bàn quận Hai Bà Trưng của các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... sử dụng không hiệu quả, được Hà Nội đề xuất chuyển đổi xây trường học. UBND TP Hà Nội thông tin: Trong khi đất xây dựng trường học trong nội đô khó khăn thì hiện nay vẫn còn các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã... trước đây được Nhà nước giao đất...

Điểm chung của Châu Dã và nữ chính “Mặc vũ vân gian” Ngô Cẩn Ngôn

Tối 14.6, tài khoản Douyin của Châu Dã bị "tấn công" sau biểu cảm lạnh lùng, thái độ với nhân viên của đài CCTV6. Theo đó, trong buổi tham dự sự kiện, khi nhân viên nhà đài chào hỏi, nữ diễn viên bất ngờ tỏ thái độ, quay mặt đi và không đáp lại.Hành động của học trò Lý Băng Băng khiến phía CCTV6 và dư luận không hài lòng. Sau vụ việc, công chúng đã để lại...

Cha mẹ nên làm gì khi con nói tục?

Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, 86% cha mẹ đồng ý rằng trẻ em từ 2 đến 12 tuổi ngày nay nói tục, chửi bậy nhiều hơn so với khi họ còn nhỏ. Trong đó, 54% cha mẹ nói rằng con họ đã nói tục ngay trước mặt phụ...

Đời sinh viên tất tả vừa học vừa làm ở Sài Gòn

Không lạ khi sinh viên đi làm thêm, vừa học vừa làm. Nhưng nhiều bạn thừa nhận thật khó để vừa học tốt lại vừa làm thêm hiệu quả để nuôi giấc mơ học hành nếu không muốn nói đang phải gánh áp lực lớn.Ngày đến trường, đêm ra đường mưu sinhLần gặp Ngọc Khánh - sinh viên năm hai một trường...

Cây cổ thụ cả làng trầm trồ chu vi gốc 14m bên sân miếu cổ ở Long An, đó là loài cây gì?

Miếu Đăng Mỹ nằm sâu cuối con đường nhỏ thuộc ấp Bình Tây, xã Tân Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Ngôi miếu nhỏ nằm ngay bên cạnh ngã ba rạch Đăng Mỹ, từ đó có thể về TP.Tân An và thị trấn Tân Trụ bằng đường thủy. Trên sân miếu là cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi.Cây đa lớn, có chu vi gốc lên đến 14m, cành lá xòe rộng che mát cả khu...

Mới nhất

Nhà đầu tư bị “hớ” với cách tính tiền sử dụng đất

Không thống nhất được mức giá; tính tiền sử dụng đất không sát với thực tế, quá cao hoặc tính sau thời điểm giao đất đang khiến nhiều dự án bị “đứng hình” vì doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. ...

Bộ Nội vụ kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ và công tác thanh niên tại Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Sáng 12/6, tại Hà Nội, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đồng chủ trì Hội nghị Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, kết hợp kiểm...

Động viên, khuyến khích văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo tác phẩm có giá trị

Chiều 14/6, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong chủ trì cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập về việc triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 21/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhuận...

Trải nghiệm hàng trăm món ăn độc đáo tại liên hoan du lịch biển Nha Trang

Trải nghiệm hàng trăm món ăn độc đáo tại liên hoan du lịch biển Nha Trang ...

Mới nhất