Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMinh bạch với lớp học mở

Minh bạch với lớp học mở

Giáo dục mầm non, tiểu học tại TP.HCM thời gian qua có nhiều đổi mới, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển. Một trong số đó là mô hình trường học mở, lớp học mở.

PHỤ HUYNH TIN TƯỞNG, HỌC TRÒ THÍCH THÚ

Một buổi sáng tháng 11.2024, học trò lớp lá và các giáo viên (GV) Trường mầm non 19/5 Thành phố (Q.1, TP.HCM) cùng ra sân tập yoga dưới sự hướng dẫn của chị Thái Thị Kim Anh, một phụ huynh có con học tại trường.

Chị Kim Anh là huấn luyện viên yoga và đây là lần đầu tiên được vào trường của con mình hướng dẫn cho cô giáo và các em bé khác. “Một trong những điểm khiến tôi luôn cảm nhận được sự hạnh phúc trong trường học của con mình là sự chân thành của các thầy cô giáo, nhân viên nuôi dưỡng trẻ. Trường học mở, công khai, minh bạch tới phụ huynh từ bữa ăn bán trú, chương trình học tập cũng như luôn mời phụ huynh tới đồng hành cùng trường trong nhiều hoạt động như ngày hội dinh dưỡng, tiết học của con, ngày hội cha mẹ và các con cùng pha chế cà phê và bây giờ, tôi được dạy yoga cho các cô giáo và các bé”, chị Kim Anh bày tỏ.

Minh bạch với lớp học mở- Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM trong tiết học tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Cũng trong một tiết học mở khác tại Trường mầm non 19/5 Thành phố, phụ huynh được vào học cùng con trong hoạt động “In hình lên chậu cây”. Ông bà, cha mẹ cùng các bé tham gia các bước như chụp hình gia đình, in ảnh, “rửa ảnh”, in hình lên chậu và cùng trồng một chậu cây. Bà Nguyễn Thị Trà My, giáo viên dạy toán đã nghỉ hưu, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ chỉ thông qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói của thầy cô giáo với các bé ở một tiết học, bà cảm nhận được sự ấm áp, tin cậy của thầy cô và các trẻ. “Trường học mở, tiết học mở giúp giáo dục được minh bạch, phụ huynh thêm tin tưởng trường lớp. Gia đình và nhà trường có thêm sự gắn kết, từ đó, quyền lợi thuộc về chính người học”, bà Trà My nói.

SÁNG TẠO ĐỂ THU HÚT CÁC EM

Trăn trở làm sao để mỗi bài giảng không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng và xây dựng tình yêu học tập cho các học sinh (HS), để mỗi em được phát huy năng lực của bản thân là động lực của các GV tiểu học tại TP.HCM trong thời đại mới. Điều này buộc họ phải bước ra khỏi vùng an toàn, thay đổi cách giảng dạy truyền thống, tìm tòi các phương pháp mới, áp dụng công nghệ hiện đại hay lồng ghép hoạt động học tập trải nghiệm, giúp HS học qua thực hành và khám phá.

Tại Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1, ngày 12 và 14.11 vừa qua, HS lớp 5 được học tiết lịch sử – địa lý tích hợp giáo dục địa phương tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Q.1). Trong không gian bảo tàng, HS được GV tổ chức nhiều hoạt động, như tìm hiểu cơ bản về nước Văn Lang, Âu Lạc, Vương quốc Phù Nam, Chămpa.

Cách làm của cô Nguyễn Thị Bích Duyên, GV Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.Tân Phú, TP.HCM – người vừa được Bộ GD-ĐT tuyên dương là Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 – cũng là một ví dụ. Nhiều năm qua, cô Duyên tổ chức các hoạt động mở như mời cha mẹ HS đến tham dự, đồng giảng một tiết học; cùng phụ huynh đưa HS trải nghiệm các lớp học bên ngoài đời sống…

Minh bạch với lớp học mở- Ảnh 2.

Trẻ em, phụ huynh cùng tham gia tiết học mở tại Trường mầm non 19/5 Thành phố

Cô Duyên chia sẻ: “Mỗi năm học có 1 – 2 cha mẹ HS tham gia đồng giảng với tôi về các đề tài liên quan đến ngành nghề của họ, khoảng 10 – 20% cha mẹ HS tham gia giờ học mở tại lớp và khoảng 50 – 60% cha mẹ HS tham gia hoạt động trải nghiệm với HS bên ngoài lớp học. Qua các hoạt động mở, tôi nhận được những phản hồi tích cực từ cha mẹ HS, qua đó làm tăng thêm sự tín nhiệm của cha mẹ HS dành cho tôi. HS thì rất hào hứng khi tham gia các lớp học mở. Từ đây các em được bổ sung, được trải nghiệm những kỹ năng cần thiết trong thực tế bên cạnh kiến thức được học từ sách vở…”.

Các tiết học mở cũng khiến chính phụ huynh HS tham gia cảm thấy bất ngờ. Tại Trường tiểu học Thuận Kiều, Q.12, để dạy học trò môn hoạt động trải nghiệm về chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cô Ngô Thị Hoa tổ chức lớp học ở căn tin trường, để các em HS lớp 3/5 được cầm tận tay, quan sát tận mắt từng bịch bánh, chai sữa và thực hành cách phân biệt thực phẩm an toàn. Trong một tiết học khác, GV Trương Thị Thùy Dương, lớp 4/5, mở không gian lớp học ở sân bóng đá của trường, tuy nhiên, đây không phải là tiết giáo dục thể chất mà là tiết toán, bài học “Số lần lặp lại của một sự kiện”. Việc ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược, thay đổi không gian lớp học khiến các phụ huynh HS tham gia tiết học cảm nhận được sự sáng tạo, tâm huyết với nghề của GV hiện nay.

“MỞ” LỚP HỌC, KHÔNG ĐÓN THÊM ÁP LỰC

Cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.1, cho biết mô hình trường học mở, lớp học mở hiệu quả trước tiên với chính người học. Chẳng hạn như với tiết học lịch sử – địa lý ngoài bảo tàng, HS được đi thực tế, bước ra khỏi không gian lớp học truyền thống, nhìn tận mắt các hiện vật, được nghe thuyết minh trực tiếp từ những người có chuyên môn với giọng kể hay, thu hút. Đồng thời, HS được trao đổi, thảo luận về những gì đã tham quan, từ đó khiến các em có thêm hứng thú học tập và ghi nhận nhiều kiến thức ý nghĩa. Cô Hương cho rằng đổi mới, sáng tạo của mỗi GV là yêu cầu tất yếu trong công việc hằng ngày, điều này không làm phát sinh thêm áp lực cho thầy và trò.

“Khi GV yêu nghề, các thầy cô sẽ luôn tâm huyết, tìm tòi những phương pháp sáng tạo trong quá trình giảng dạy, để tiết dạy hiệu quả nhất với học trò và các em cũng được truyền tải niềm vui, cảm hứng từ mỗi tiết học”, cô Hương chia sẻ.

Minh bạch với lớp học mở- Ảnh 3.

Mô hình “trường học mở”, “lớp học mở” sẽ mang đến nhiều lợi ích cho học sinh, gia đình, trường học và xã hội

Chuyên gia Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cũng cho rằng khi trường học được tăng cường các mô hình “trường học mở”, “lớp học mở” sẽ mang đến nhiều lợi ích cho HS, gia đình, trường học và xã hội. Đầu tiên, trường học minh bạch, phụ huynh hiểu về chương trình giáo dục của nhà trường cũng như sự gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường trở nên chặt chẽ hơn. Kế đó, HS có thêm hứng thú với kiến thức trong không gian lớp học mở, từ đó các em được phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, phát triển tư duy. Và tiếp theo, sự đổi mới sáng tạo của các GV cũng góp phần khơi dậy và truyền cảm hứng cho sức sáng tạo của học trò.

Và quan trọng, theo cô Quế Chi, đó là trường, lớp phải xây dựng được văn hóa học tập tích cực. “Việc đổi mới, sáng tạo chỉ thực sự hiệu quả khi được xây dựng trên nền tảng học tập tích cực. Đó là không chạy theo thành tích, khuyến khích tinh thần học tập thực chất, hiệu quả, hạnh phúc, tôn trọng sáng tạo của HS, GV”, cô Quế Chi trao đổi.

Sở GD-ĐT khuyến khích phát triển “lớp học mở”

Trong văn bản hướng dẫn một số hoạt động đầu năm học mới 2024 – 2025, cho HS chuẩn bị vào năm học, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trường tiểu học xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục; công khai chất lượng giáo dục đến từng cha mẹ HS, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình “lớp học mở”, mời cha mẹ HS đến lớp cùng tham gia hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt của HS tại lớp, tham dự các chuyên đề, các CLB, hoạt động giáo dục của nhà trường.

Sở cũng hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng khác. Như hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số theo Công văn số 3899/QĐ-BGDĐT 30.7.2024 của Bộ GD-ĐT. Việc triển khai phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát triển nhận thức của HS tiểu học và điều kiện của nhà trường; không gây áp lực, quá tải cho HS, GV.




Nguồn: https://thanhnien.vn/minh-bach-voi-lop-hoc-mo-185241122180619481.htm

Cùng chủ đề

Đổi mới giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non mới dự kiến sẽ được triển khai thí điểm tại 120 cơ sở giáo dục mầm non ở 40 huyện (thuộc 20 tỉnh đại diện các vùng miền) trong 3 năm học có nhiều điểm mới. ...

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Chính thức bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

11 thông tư, quyết định thuộc lĩnh vực giáo dục chính thức bị bãi bỏ từ năm 2025, trong đó có các quy định về hướng dẫn quản lý ngân sách giáo dục đào tạo, bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi,...

Giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết ...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tỉ phú Jeff Bezos sẽ chi 600 triệu USD tổ chức đám cưới?

Truyền thông loan tin tỉ phú Jeff Bezos sẽ tổ chức đám cưới với hôn thê Lauren Sanchez, có chi phí được đồn đoán lên đến 600 triệu USD. ...

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ

Làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối và làm rạng danh di sản ông cha để lại, đồng thời dung hòa với những giá trị văn hóa mới trong thời đại số? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029?   Đây là những trăn trở được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại tổ số 2 trong khuôn...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Trí thức góp ý chính sách phát triển TP.HCM trong kỷ nguyên mới

Ngày 22-12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Sẽ có chính sách tạo không gian thuận lợi cho đội ngũ...

Giả danh giảng viên lừa đảo sinh viên, chiếm đoạt tài sản

TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm rồi ngang nhiên chiếm.  TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá...

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh gặp gỡ trí thức năm 2024

(ĐCSVN) - “Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn thể hiện tinh thần gần gũi, cầu thị, lắng nghe trực tiếp ý kiến từ nhân dân và các trí...

10 năm tăng gấp đôi bài báo khoa học

Thông tin này được GS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra tại hội thảo "Phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế" diễn ra tại TP.HCM chiều 22-12. Hội thảo do do Viện Phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam phối...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong học tập và rèn luyện ...

Mới nhất

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

(Chinhphu.vn) - Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.   Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng giáo dân Giáo xứ Lào Cai nhân dịp Giáng...

Tai nạn trực thăng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 4 người thiệt mạng

(CLO) Sáng Chủ Nhật, một chiếc trực thăng cứu thương của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi đang cố gắng hạ cánh trên nóc...

Một thung lũng đẹp như phim ở Quảng Nam có người Cơ Tu thọ đã 80 tuổi, may áo bằng vỏ cây rừng

Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. ...

Mới nhất

Ký ức Trường Sơn

Giá cà phê phục hồi