Trang chủNewsDu lịchMiệt mài góp sức cho du lịch cộng đồng

Miệt mài góp sức cho du lịch cộng đồng


Trương Thị Bích Ngọc sinh năm 1986. Tốt nghiệp thạc sĩ tại Australia với chuyên ngành “rất Tây” là Quản trị du lịch quốc tế và nhà hàng khách sạn, đồng thời từng nghiên cứu, công tác trong ngành du lịch nước này suốt 5 năm (2009-2013), ít ai nghĩ chị lại về nước để lăn lộn với du lịch cộng đồng-loại hình còn khá mới, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức trong triển khai. Hỏi ra mới biết, chính quá trình học tập, trải nghiệm, quan sát tại những nước có ngành du lịch phát triển hơn Việt Nam đã khiến chị nhận ra dù là ở đâu thì cộng đồng bản địa cũng mới chính là chủ thể quyết định sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của du lịch địa phương.

Du lịch cộng đồng còn là giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và cảnh quan, môi trường tự nhiên. Vì thế, với mong muốn tạo ra những đóng góp ý nghĩa, thiết thực cho nền kinh tế xanh nước nhà, bên cạnh công việc hằng ngày của một giảng viên kiêm Chủ nhiệm bộ môn Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh), chị còn trở thành chuyên gia tư vấn, thiết kế, đào tạo phát triển du lịch dựa trên nền tảng cộng đồng cho nhiều địa phương trên cả nước.

Hiện tại, Thạc sĩ Trương Thị Bích Ngọc đang đồng thời tham gia các dự án phát triển du lịch tại Giang Biên (Hà Nội), Duy Tiên (Hà Nam) và Tri Tôn (An Giang). Ở Giang Biên thiên về khai thác thế mạnh du lịch nông nghiệp dựa trên tài nguyên nông sản sạch của nông dân, còn tại Duy Tiên lại hướng tới khai thác du lịch về nguồn dựa trên những lợi thế về văn hóa lịch sử, làng nghề. Trong khi đó, dự án ở Tri Tôn được định hướng sẽ phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe trên cơ sở nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đội ngũ lương y lành nghề.

Ðây đều là những dự án mà chị và các cộng sự đã phải dành nhiều năm để nghiên cứu, khảo sát tiềm năng, xây dựng hướng phát triển phù hợp, bởi trong du lịch cộng đồng, không thể đem mô hình có sẵn ở nơi này áp dụng cơ học cho nơi khác, đặc biệt là khi mỗi vùng, miền sở hữu những đặc tính về tự nhiên, văn hóa khác nhau. Ðơn cử, để phục dựng lại một lễ hội từ thời Lê ở Hà Nam, các chuyên gia không những cần tìm hiểu các tư liệu cần thiết về cách thực hành lễ hội, mà còn cần có sự khảo cứu sâu sắc về nhiều yếu tố khác như trang phục, nhạc cụ thời Lê…

Hay để khắc phục tính mùa vụ trong phát triển du lịch nông nghiệp ở Giang Biên, các chuyên gia cũng phải tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi, sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết tới nông sản để đưa ra những phương án dự phòng hợp lý.

Thạc sĩ Trương Thị Bích Ngọc chia sẻ, yếu tố tiên quyết làm nên thành công trong phát triển du lịch cộng đồng là huy động được sự vào cuộc, tham gia quản lý, vận hành dịch vụ của người dân địa phương, tuy nhiên quá trình này không hề đơn giản. “Sai lầm thường thấy của các chuyên gia là cho rằng mình có kiến thức, kỹ năng về du lịch nhiều hơn nên hay áp đặt ý kiến cho bà con mà không tính tới sự tương thích với cộng đồng.

Do đó, sau khi hết thời hạn triển khai dự án, chuyên gia rời đi thì mô hình du lịch cũng không thể duy trì do năng lực tự vận hành của cộng đồng không đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra”, chị Ngọc phân tích. Chị rút ra bài học, đến với địa phương nào trước hết cũng cần tìm ra phương thức tiếp cận phù hợp nhất với dân cư bản địa, hiểu được họ thật sự mong muốn điều gì khi tham gia hoạt động du lịch. Bởi trên thực tế, có những nơi người dân không quá khó khăn đến mức phải chờ du lịch vào để phát triển kinh tế.

Chẳng hạn như ở Giang Biên, điều mà gần 20 nông hộ tham gia phát triển du lịch nông nghiệp quan tâm hàng đầu chưa hẳn đã là lợi nhuận, mà là niềm vui, sự tự hào khi được trò chuyện, giới thiệu với du khách về lịch sử Giang Biên, về góc ruộng, mảnh vườn đang được họ ứng dụng công nghệ sạch để chăm sóc mỗi ngày.

Sản phẩm du lịch cộng đồng ở một điểm đến chỉ có thể tồn tại lâu dài khi được triển khai bởi chính người dân bản địa. Do đó, khâu hướng dẫn, đào tạo kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng là vô cùng quan trọng, cũng vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, khéo léo cao độ của những chuyên gia du lịch.

Sản phẩm du lịch cộng đồng ở một điểm đến chỉ có thể tồn tại lâu dài khi được triển khai bởi chính người dân bản địa. Do đó, khâu hướng dẫn, đào tạo kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng là vô cùng quan trọng, cũng vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, khéo léo cao độ của những chuyên gia du lịch.

Chị Ngọc cho hay, đa phần người dân đều chưa có kiến thức, kỹ năng làm du lịch, nên nếu tập huấn theo kiểu đưa ra những bài giảng, tài liệu hướng dẫn chuyên ngành nhiều chữ sẽ rất dễ khiến họ nản, bỏ cuộc, đó là chưa kể có những người ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn không biết chữ.

“Do đó, chúng tôi buộc phải thay đổi cách đào tạo theo phương pháp trực quan hóa, biến các kiến thức thành quy trình, hình ảnh dễ thuộc, dễ nhớ để bà con dễ tiếp thu nhất. Thí dụ, với dịch vụ lưu trú, chúng tôi cụ thể hóa thành quy trình 4S (sẵn sàng khi khách đặt phòng, sâu sát khi khách nhận phòng, săn sóc khi khách lưu trú, sạch sẽ khi khách rời đi); hay với vận hành tour du lịch nông nghiệp, chúng tôi xây dựng thành quy trình 7T (tận tình chào đón khách, tự tin khi giới thiệu, thành thạo khi hướng dẫn, thân thiết khi cùng khách nấu món ăn, thuần thục khi cùng khách đóng gói rau củ, thủ thỉ khi hướng dẫn tham quan di tích, thương nhớ khi tạm biệt khách)…”, chị Ngọc phân tích.

Từ thực tế triển khai các dự án, chị đúc kết muốn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng bền vững, cùng với sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư, còn cần sự định hướng của các chuyên gia, sự hỗ trợ về chính sách của chính quyền địa phương, cũng như sự “bắt tay” của những nhà đầu tư, quỹ tài trợ, công ty du lịch vận hành phù hợp.

“Lâu nay, có nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng đã được ra mắt nhưng nhanh chóng “đứt gãy” vì thiếu tính liên kết chặt chẽ, thiếu sự cộng tác hài hòa giữa các yếu tố chủ thể, khách thể trong phát triển du lịch. Nhiều nơi nhìn thấy tiềm năng du lịch nhưng chỉ làm kiểu manh mún, nhỏ lẻ với tính cá nhân cao dẫn đến sự đứt quãng giá trị trong hành trình trải nghiệm của du khách, làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm. Ðây cũng là điểm hạn chế nói chung của du lịch Việt Nam”, chị Ngọc chia sẻ.

Qua nhiều lần công tác, trải nghiệm du lịch Thái Lan với vai trò vừa là người khảo sát, vừa là khách du lịch, đồng thời tham gia giảng dạy những khóa ngắn hạn về du lịch tại nước này, Bích Ngọc nhận thấy tài nguyên du lịch của Việt Nam không hề thua kém nước bạn về sự phong phú, giàu có, nhưng rõ ràng, cách họ làm du lịch tốt hơn Việt Nam. Ðẩy mạnh tính liên kết trong chuỗi cung ứng du lịch, Thái Lan áp dụng công thức “giảm đầu vào và tăng đầu ra”.

Các dịch vụ du lịch cơ bản như lưu trú, di chuyển của họ có mức giá khá thấp, nhưng họ lại có sự tính toán rất kỹ trong tạo ra sự liên tục trong hành trình trải nghiệm của du khách để mang đến những điểm chạm về cảm xúc, đa dạng hóa nhiều sản phẩm du lịch khiến du khách không ngần ngại trong chi tiêu. Ðây là điều mà du lịch Việt Nam cần nghiêm túc nghiên cứu để có những chiến thuật phát triển hiệu quả hơn thời gian tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tìm cách đánh thức tiềm năng du lịch Quốc Oai

Kinhtedothi - Để Quốc Oai trở thành điểm đến hút khách đòi hỏi chính quyền địa phương nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch với doanh nghiệp lữ hành. Đó là “hiến kế” của các doanh nghiệp với UBND huyện Quốc Oai tại cuộc khảo sát điểm đến du lịch Quốc Oai (15/11). Vùng đất giầu tiềm năng Huyện Quốc Oai với lợi thế địa hình bán sơn địa, đồng bằng xen lẫn đồi...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết:...

Kon Tum đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời với 7 thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, đây cũng được coi là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. ...

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam, đồng thời bảo đảm một tương lai tốt đẹp cho người dân và đất nước.

Nỗ lực cải thiện môi trường du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Sáng 25/10, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Hội thảo phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá cho du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong nước cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Quảng Bình. Hiện tại, sản phẩm du lịch nơi đây vẫn chưa tương xứng, chất lượng một số sản phẩm du lịch chưa cao và mang tính mùa vụ. Với đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng...

Triển lãm ảnh hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17/11

NDO - Hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17/11, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh trưng bày hình ảnh các hoạt động và kết quả đã đạt được trong công tác chăm sóc và điều trị trẻ sinh non của khoa Sơ sinh. Mỗi em bé sinh non là một chiến binh nhỏ bé. Sinh ra trước 37 tuần tuổi, những em bé sinh non mang trong mình...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình giao lưu “Hồ Chí Minh

NDO - Tối 15/11, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Du lịch âm nhạc ‘hút khách’ dịp cuối năm

Du lịch âm nhạc đã và đang trở thành một trong những sản phẩm du lịch có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đến Quảng Ninh. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 10...

Giới trẻ mê mẩn check-in “thiên đường” hoa dã quỳ ở ngoại thành Hà Nội

(Tổ Quốc) - Thời điểm cuối Thu, hoa dã quỳ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống tại Vườn quốc gia Ba Vì, thu hút du khách tới tham quan, chụp ảnh. ...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Lan toả tình yêu môi trường qua hành trình xuyên Việt của chàng trai người Nga

Sau hơn hai năm sinh sống và làm việc ở Việt Nam, Petr Koshel - một công dân Nga đã dành trọn tình yêu của mình cho dải đất hình chữ S. Petr đã quyết định thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam, đặc biệt hơn cả là mong muốn kết nối, lan tỏa lối sống xanh, tinh thần bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Hành trình đẹp trên dải...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của gạch, gốm đỏ Vĩnh Long

(NLĐO) - Tỉnh Vĩnh Long tổ chức festival không chỉ tôn vinh làng nghề sản xuất gạch, gốm đỏ mà còn khẳng định tầm nhìn phát triển du lịch đầy tiềm năng. ...

Hai điểm đến lý tưởng ở Bạc Liêu

(NLĐO) - Đến Bạc Liêu, du khách sẽ rất ấn tượng bởi Nhà hát Cao Văn Lầu (hay còn gọi là Nhà hát 3 nón lá) và quảng trường Hùng Vương. ...

Diều “khổng lồ” tung bay tại thị trấn biển lớn nhất ĐBSCL

(NLĐO) - Những con diều "khổng lồ" mang hình ảnh đặc trưng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL tung bay trong gió đã tạo nên sự phấn khởi cho người dân thị trấn biển. ...

Thừa Thiên Huế tổ chức tuần lễ quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe

(Tổ Quốc) - Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend được tổ chức sẽ mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm về các sản phẩm dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe của tỉnh Thừa Thiên Huế. ...

Tạo đột phá cho du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong nước cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Quảng Bình. Hiện tại, sản phẩm du lịch nơi đây vẫn chưa tương xứng, chất lượng một số sản phẩm du lịch chưa cao và mang tính mùa vụ. Với đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng...

Mới nhất

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao – dấu hiệu tốt cho sản xuất và xuất khẩu Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tính...

Sườn núi bị nứt dài 60m, Quảng Ngãi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Nhận định điểm sạt lở núi Mang Kà Muồng có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình và tài sản, tính mạng người dân, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. Ngày 16/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lớn gây ra...

Giá vàng nhẫn tăng đến bao giờ?

Giá vàng chiều nay 16/11/2024: Giá vàng nhẫn tăng từ 300.000 đồng đến gần 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua, trong khi đó, giá vàng miếng vẫn dậm chân tại chỗ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi...

Bị nghi ‘dao kéo’, Hoà Minzy nói xin lỗi: ‘Không thể lừa dối mọi người thêm nữa’

Những ngày qua, Hoà Minzy vướng nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ khi xuất hiện với diện mạo khác lạ. Cặp má căng tròn, môi mọng đầy đặn khiến nhiều khán giả cho rằng cô đã chỉnh sửa dẫn đến gương mặt có sự thay đổi. Hòa Minzy tên thật là Nguyễn Thị Hòa, sinh năm 1995. Năm 2014,...

Cận cảnh tháo dỡ công trình trên khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong, TP.HCM

Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong chính thức được tháo dỡ, di dời để trả lại mặt bằng cho Nhà nước sau nhiều năm "dùng dằng". Khu đất vàng 419 Lê Hồng Phong chính thức được tháo dỡ, di dời để trả lại mặt bằng cho Nhà nước sau nhiều năm "dùng dằng". ...

Mới nhất