Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMiệt mài gieo yêu thương

Miệt mài gieo yêu thương


Ấn tượng rõ nét về ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp – Trường ĐH Tài chính – Marketing TP HCM (UFM), là người có nguồn năng lượng dồi dào, tràn đầy lạc quan và ấm áp.

Hết lòng dìu dắt thế hệ trẻ

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cô Kim Phụng cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa lúc ấy rời miền quê thân thương khi bước qua tuổi 18 để theo đuổi việc học. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM là nơi cô miệt mài đèn sách, dệt ước vọng tương lai.

Những ngày đầu xa nhà đến một đô thị lớn và năng động, Kim Phụng gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Song, cũng chính khoảng thời gian ấy là lúc cô gặp được những giảng viên tài năng và tâm huyết, dành bao yêu thương cho học trò. Tình thương mà Kim Phụng đón nhận trên giảng đường lúc bấy giờ đã trở thành hành trang quý giá, trở thành hạt mầm mạnh mẽ mà cô ấp ủ, gieo trồng qua năm tháng và mang quả ngọt trao tặng cho biết bao sinh viên sau đó.

Kim Phụng bắt đầu những bước chân đầu tiên trên con đường giáo dục bằng công việc của một nhân viên tại Trung tâm Quản lý đào tạo của UFM. Những đầu việc tưởng chừng rất giản đơn của giai đoạn thực tập như sắp xếp giấy tờ, nhập dữ liệu… cũng được cô thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc, càng vun bồi tính kiên nhẫn, cẩn thận.

Từ công việc văn phòng, bằng sự quan sát, học hỏi và nỗ lực không ngừng, cô gái trẻ ngày ấy hoàn thiện bản thân từng ngày và đóng góp cho ngành sư phạm bằng những vai trò khác nhau: khi thì là giảng viên đứng lớp giảng dạy, lúc là một người quản lý. Dù ở vị trí nào, sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp của cô luôn là trái tim giàu yêu thương, luôn đặt niềm tin và hết lòng dìu dắt thế hệ trẻ.

Hiện giờ, ThS Nguyễn Thị Kim Phụng phụ trách công tác tuyển sinh, hợp tác doanh nghiệp và hỗ trợ truyền thông tại UFM. Lịch trình công việc bận rộn, thường đi công tác đó đây… nhưng cô vẫn luôn dành thời gian thường xuyên trao đổi, trò chuyện, tiếp xúc với người trẻ để thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em. Cô có những lời khuyên bảo, định hướng kịp thời, giúp ích cho bạn trẻ trên hành trình hoàn thiện bản thân.

Cô Kim Phụng là gương mặt thân thuộc, gắn bó với các chương trình tuyển sinh, tư vấn giáo dục suốt thời gian dài. Nổi bật trong đó, không thể không nhắc đến là chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” do Báo Người Lao Động tổ chức. Cô không ngần ngại đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Hình ảnh quen thuộc thường thấy là dù thời lượng dành cho chương trình đã kết thúc song các cô cậu học trò vẫn nấn ná chưa chịu về ngay. Các em vây quanh cô Kim Phụng hỏi thêm bao điều còn băn khoăn. Một cách nhẫn nại và dịu dàng, cô lần lượt giải đáp băn khoăn cho từng thí sinh, giúp các em vững tin bước vào kỳ tuyển sinh quan trọng trong đời.

Luôn có “truyền nhân”

Mỗi sinh viên bước vào ngưỡng cửa đại học đều có gia cảnh khác nhau. Có những bạn may mắn đủ đầy điều kiện thuận lợi song cũng có bạn xuất phát điểm cực kỳ khó khăn.

Không muốn cái nghèo là rào cản ngăn cách các em chinh phục mục tiêu học vấn, cô Kim Phụng cùng cộng sự nỗ lực vận động được nhiều suất học bổng, thu hút nguồn lực tài trợ từ phía doanh nghiệp; vận động quyên góp để kịp thời giúp các em đi qua cơn ngặt nghèo. Có sinh viên còn được giúp đỡ xây nhà, thoát khỏi tháng ngày cả gia đình khổ sở không có nơi trú mưa, che nắng cho đàng hoàng.

Tuy nhiên, để sinh viên nhận được các khoản tài trợ hay quyên góp cũng cần có thời gian nhất định. Vì vậy mà cô Kim Phụng đã nhiều lần sẵn sàng bỏ tiền túi của mình giúp đỡ các em.

“Nhiều lần số dư tài khoản cạn kiệt, tôi cũng có những suy nghĩ, đắn đo nhưng cuối cùng vẫn không nỡ để các em chịu cảnh mỗi ngày cầm cự cơn đói bằng mì tôm nên phải ráng giúp được gì là giúp” – cô Kim Phụng bày tỏ.

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng trong một lần tham gia hướng nghiệp cho học sinh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng trong một lần tham gia hướng nghiệp cho học sinh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Suốt nhiều năm tháng miệt mài như thế, cô Kim Phụng không nhớ xuể bao nhiêu sinh viên cô từng giúp đỡ. Cô cũng không mong đợi bất kỳ sự hồi đáp nào, chỉ hy vọng những điều mình làm đã góp phần tiếp sức cho các sinh viên vượt qua những giai đoạn khắc nghiệt, gian nan để an tâm đèn sách và ngày càng trưởng thành hơn, mạnh dạn bước vào đời.

Hơn 2 thập kỷ qua, đối với rất nhiều thế hệ trẻ của “đại gia đình” UFM, cô Kim Phụng được nhớ đến như hình ảnh một nhà giáo tận tụy, một nhà quản lý trách nhiệm, một người bạn lớn đong đầy tình thương với sinh viên. Đó là lý do rất nhiều sinh viên lâu nay gọi cô Kim Phụng bằng “má” một cách đầy gần gũi và thân thương.

Rất nhiều bạn đã tốt nghiệp vẫn thường xuyên quay về thăm cô Kim Phụng. Có những bạn nối tiếp ý chí của cô, mang tình thương trao lại cho cộng đồng và thế hệ trẻ. Đó cũng là lòng tin yêu và sự kính trọng mà các bạn dành cho cô giáo đã thay thế vai trò mẹ hiền, quan tâm và lo lắng cho họ trong quãng đời sinh viên nhiều thử thách.

Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp vẫn luôn một lòng tri ân, giữ liên lạc với “má” Phụng, lâu lâu lại gửi cô ít bánh trái hay mấy món quà nhỏ, khiến cô xúc động. Quan trọng hơn là khi đã có chỗ đứng vững vàng trong xã hội, các em quay về cùng đóng góp, hỗ trợ cô trong việc đỡ đần cho các thế hệ sau này, theo đúng tinh thần “Pay it forward” – Đáp đền tiếp nối. Vậy là tình thương nối lấy tình thương, tạo nên sức mạnh kỳ diệu nâng bước cho bao bạn trẻ khó khăn đi tiếp hành trình tri thức, trở thành công dân có ích.

Bên cạnh những trợ giúp thiết thực về mặt vật chất lẫn tinh thần, cô Kim Phụng còn tích cực kiến tạo tương lai cho các sinh viên. Từ sự hợp tác, kết nối chặt chẽ của trung tâm với các doanh nghiệp, nhiều sinh viên tìm được việc làm, được tạo điều kiện tìm hiểu và tiếp cận dần với môi trường lao động chuyên nghiệp. Các em vừa có thu nhập để trang trải vừa tích lũy vốn sống, có thêm nhiều cơ hội để khởi tạo một tương lai ổn định.

Trong một lần dẫn sinh viên đến thực tế tại doanh nghiệp, cô Kim Phụng gặp lại người học trò năm xưa mà cô từng giúp đỡ và giới thiệu cơ hội việc làm. Cùng sinh viên ôn lại chuyện cũ, cô hạnh phúc vô cùng khi em ấy bày tỏ mong muốn mai sau sẽ được giúp đỡ thế hệ trẻ, giống như cô đã từng. Một sự nâng đỡ đúng lúc, giúp người trẻ thay đổi không chỉ số phận của chính họ mà còn của gia đình, cho họ chìa khóa để đóng góp cho cộng đồng.

Tâm tình của bạn trẻ ấy càng khiến cô Kim Phụng yên tâm rằng luôn còn đó những “truyền nhân” tiếp nối ý chí của mình, để cùng chung sức làm vơi bớt nhọc nhằn cho những hoàn cảnh thiếu may mắn, cho họ được thỏa ước mơ chinh phục con chữ. Được thấy các em trưởng thành và phát triển là món quà vô giá đối với cô. Động lực đó như là dưỡng chất niềm tin mà cô dùng gieo trồng và chăm sóc cho các “hạt mầm tình thương” khác. 

Có dịp là về thăm “má” Phụng

Nhắc đến cô Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Trương Quốc Trinh luôn cảm thấy trong lòng đong đầy cảm xúc. Cô gái 9X này hiện làm kinh doanh tại Đà Lạt nhưng cứ có dịp là lại về TP HCM thăm “má” Phụng.

Trinh nhớ mãi hơn 13 năm trước, khi mới là tân sinh viên của UFM. “Hôm đó là buổi nhập học, cô thấy ba mẹ tôi dắt con gái đứng lơ ngơ sau khi làm thủ tục và không biết tìm nhà trọ ở đâu, liền đến hỏi thăm ngay” – Trinh kể. Cô Kim Phụng đã nhờ các sinh viên năm trên giới thiệu nhà trọ phù hợp cho Trinh, không quên dặn dò kỹ lưỡng: “Ai ở vùng sâu vùng xa thì lên văn phòng gặp cô làm hồ sơ xin học bổng nhé”.

Trinh đã nhận được học bổng đầu tiên – gần nửa số học phí học kỳ đầu năm đó. Thời điểm ấy, số tiền học bổng 2 triệu đồng thật sự giúp ích rất nhiều cho cô. Gia đình Trinh mừng lắm. Trinh hồi tưởng: “Kể từ lúc đó, tôi luôn dõi theo cô đến khi ra trường. Sự yêu nghề, chịu khó và nguồn năng lượng an lành, tích cực của cô đã cho tôi các bài học quý giá khi lập thân, lập nghiệp”.

Cuộc thi viết
Cuộc thi viết

 



Nguồn: https://nld.com.vn/cuoc-thi-viet-nguoi-thay-kinh-yeu-miet-mai-gieo-yeu-thuong-196241006211908456.htm

Cùng chủ đề

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”

Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó,...

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược...

Du lịch Việt Nam có thể vượt đỉnh

Tốc độ tăng trưởng cải thiện giúp ngành du lịch VN tự tin có thể phục hồi hoàn toàn thị trường khách quốc tế trong năm nay, thậm chí vượt "đỉnh" giai đoạn trước Covid-19. Mục tiêu 17 - 18 triệu khách trong tầm tay Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết sau 9 tháng kể từ đầu năm, khách quốc tế đến VN đạt 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,...

“Điểm tựa” của trẻ khuyết tật ở Đắk Nông

Vẫn biết, dạy học sinh khuyết tật sẽ vất vả gấp nhiều lần so với học sinh bình thường nhưng khó khăn không làm mai một tình yêu nghề của cô Nguyễn Thu Uyên (Trung tâm hỗ trợ...

Huỳnh Như ghi cú đúp ở giải AFC Champions League nữ

Tiền đạo Huỳnh Như tỏa sáng trong chiến thắng 3-1 của CLB nữ TP.HCM trước TXG Blue Whale (Đài Loan) ở lượt trận đầu tiên của bảng C AFC Champions League nữ 2024-2025. Huỳnh Như ăn mừng bàn thắng đầu tiên ở AFC Champions League nữ - Ảnh: NGUYÊN KHÔI Tối 6-10, CLB nữ TP.HCM ra quân lần đầu tiên ở AFC Champions League nữ 2024 - 2025. Đối thủ là đại diện đến từ Đài Loan TXG Blue Whale. Đội chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia...

Quốc gia thất bại trong chính sách song ngữ dù từng là thuộc địa của Anh

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia từng là thuộc địa của Anh thường có trình độ tiếng Anh cao hơn do tiếp xúc lịch sử và hệ thống giáo dục được thiết lập trong thời kỳ cai trị của thực dân, minh chứng là Ấn Độ, Singapore và Nigeria. Tuy nhiên, điều này không đúng ở mọi trường hợp. Các yếu tố như quản trị hậu thuộc địa, đầu tư vào giáo dục và động lực chính trị...

Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi lớp 10, phụ huynh như ‘ngồi trên đống lửa’

Có con đang học lớp 9 tại Hà Nội, chị Hoàng Thảo Phương (38 tuổi, quận Thanh Xuân) cho hay "cảm giác như ngồi trên đống lửa" khi xem thông tin về việc Bộ GD&ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ 3 vào 10."Lướt mạng, tôi thấy các hội nhóm chia sẻ nhiều nhưng sợ là tin đồn nên gọi ngay cho hội trưởng phụ huynh lớp con tôi để hỏi, thêm vào đó là đọc hết...

Bộ GDĐT hướng dẫn chế độ, ưu đãi cho giáo viên dạy giáo dục quốc phòng an ninh

Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh năm học 2024-2025, yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh...

Tỉnh đầu tiên của cả nước áp dụng học 5 ngày/tuần thế nào sau 5 năm?

Số học sinh bỏ học giảm Sau 5 năm thí điểm việc cho học sinh nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, việc thực hiện chủ trương trên mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể, việc tổ chức dạy học 5 ngày/tuần học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần, giáo viên có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa...

Cùng chuyên mục

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”

Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó,...

“Điểm tựa” của trẻ khuyết tật ở Đắk Nông

Vẫn biết, dạy học sinh khuyết tật sẽ vất vả gấp nhiều lần so với học sinh bình thường nhưng khó khăn không làm mai một tình yêu nghề của cô Nguyễn Thu Uyên (Trung tâm hỗ trợ...

Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho ai?

Đầu năm tôi tham gia đủ cuộc họp phụ huynh của các con. Điểm chung của các cuộc họp này đó là trình tự thực hiện. Sau khi giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch giáo dục, các quy định liên quan của trường lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh là người trình bày cuối cùng và cũng chỉ...

Nam sinh Hà Nội thắng nghẹt thở vào chung kết Olympia: Sẽ chơi hết mình, để không hối tiếc

Nguyễn Nguyên Phú, lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (Hà Nội) vừa giành chiến thắng ở cuộc thi Quý 4 Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 với 215 điểm. Qua đó, em không chỉ có vòng nguyệt quế cho riêng mình mà còn mang cầu truyền hình trận chung kết năm về với Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hà Nội. Phú cho hay, đến giờ em vẫn ấn tượng với tình thế “tiến thoái...

Mới nhất

Bài toán xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhờ chênh lệch địa tô

(Dân trí) - "Cứ thu hồi đất quanh các nhà ga rồi đem đấu giá là sẽ có hàng tỷ USD". Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam liệu có thể huy động vốn theo cách này?   Khi câu hỏi "tiền đâu để xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam" được đặt ra, từng có...

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”. LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 7-13/10

Hội nghị cấp cao ASEAN 44 và 45, lãnh đạo các nước SNG họp ở Nga, công bố giải Nobel... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Có nên áp lực trước mốc 1.300 điểm?

Thị trường chứng khoán tuần qua đã hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, thổi bay mọi nỗ lực tăng điểm của tuần trước đó. Áp lực...

Mới nhất

Hà Nội mãi trong tim ta