Tránh cảm lạnh
Ăn vài lát mứt gừng, ngâm chân nước ấm, uống ly trà ấm hay chén súp nóng, mang tất khi ngủ giúp cơ thể ấm hơn, tránh cảm lạnh.
Ngâm chân nước ấm
Lòng bàn chân có nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân vào nước ấm giúp khí huyết lưu thông, cơ thể ấm lên và thải độc hiệu quả.
Tập trung vào hơi thở
Luyện tập kỹ thuật thở có thể giúp cơ thể ấm lên. Hít sâu bằng mũi, từ từ thở ra bằng cách hóp bụng và cơ xương chậu đẩy không khí ra bên ngoài thật nhẹ nhàng. Kỹ thuật hít thở này giúp xây dựng nội nhiệt giúp thân nhiệt ấm lên.
Ăn mặc thông minh
Mặc nhiều lớp ấm hơn là 1-2 chiếc áo dày. Chẳng hạn, bắt đầu mặc lớp khô sát người bằng vải polyester, len, lụa, hoặc vải tổng hợp. Tiếp theo, thêm bên ngoài chiếc áo sơ mi dài tay, áo len cardigan tiếp theo.
Len là chất cách điện tốt nhất. Có thể mặc vào giữa chiếc áo len trước khi khoác áo ấm ngoài cùng để cơ thể được giữ ấm tốt nhất.
Chiếc giường ấm cúng
Để giường ấm, sử dụng nhiều lớp chăn để giữ nhiệt. Kéo chiếc giường vào giữa nhà giúp giữ ấm hơn là kê giường sát tường.
Bảo vệ phần trung tâm cơ thể
Giữ cho phần thân của bạn được cách nhiệt là điều thông minh nhất bạn có thể làm để giữ ấm phần còn lại của cơ thể trong mùa đông. Điều này là do nhiệt độ trung bình phần trung tâm là 37 độ C và hiện tượng hạ thân nhiệt xảy ra khi vùng này giảm xuống dưới 35.
Có một lý do tại sao ngón tay ngón chân lại bị tê cóng trước các bộ phận khác. Đó là hình thức tự tự vệ tự nhiên của cơ thể, khi ngừng đưa máu đến các khu vực này để bảo vệ các cơ quan quan trọng. Chính vì vậy, cách hiệu quả nhất để giữ ấm ngón tay và ngón chân là giữ ấm cho phần trung tâm.
Ăn chút gì ấm
Nếu có kế hoạch ra ngoài, hãy bổ sung một ít thực phẩm tiêu hóa lâu để đủ năng lượng cho hoạt động. Khi cơ thể tiêu hóa, bạn cảm thấy cơ thể ấm áp dần lên.
Uống nhiều nước
Tất cả các vận động viên leo núi dày dạn kinh nghiệm đều chứng thực rằng nước là một cách tuyệt vời để giữ nhiệt cơ thể. Bạn càng có nhiều nước trong cơ thể càng dễ giữ ấm. Với điều này, hãy đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước trong mùa đông cũng như mùa hè, đặc biệt nếu bạn phải ra ngoài trời lạnh.
Hạn chế rượu, bia
Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể do sẽ gây dãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm. Bởi rượu có thể làm tăng chất béo trung tính trong máu, gây thừa cân và béo phì.
Đặc biệt, với người tăng huyết áp cần hạn chế rượu bia, vì khi uống sẽ làm tăng huyết áp theo thời gian, gây ra nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim) và làm suy tim. Từ đó, tim sẽ không thể bơm máu hiệu quả.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/meo-giu-am-co-the-hieu-qua-nhat-trong-thoi-tiet-lanh-gia.html