Trang chủNewsKinh tếMẹ đơn thân có "của ăn của để" nhờ khởi nghiệp từ...

Mẹ đơn thân có “của ăn của để” nhờ khởi nghiệp từ nông sản địa phương


Nhờ nguồn vốn chính sách, chị Vi Thị Lượng (thôn Hổ Lao, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã “đổi đời” từ gánh hàng rong sang làm kinh tế nông nghiệp bền vững.

Vươn lên từ hai bàn tay trắng nhờ nguồn vốn chính sách

Năm 2001, khi 33 tuổi chồng mất, chị Vi Thị Lượng trở thành người mẹ đơn thân “gánh” trên vai 3 con thơ dại, đứa lớn 15 tuổi, đứa út mới lên 10. Cả 3 con đều đang tuổi ăn, tuổi học.

Mẹ đơn thân có "của ăn của để" nhờ khởi nghiệp từ nông sản địa phương- Ảnh 1.

Suốt một thời tuổi trẻ, chị Lượng đã mưu sinh, chăm chồng ốm, nuôi con nhỏ, trở thành một người thành công khi khởi nghiệp nông sản tại địa phương

Khó có thể diễn tả được những lận đận mà chị Lượng đã trải qua trong suốt chặng đường 20 năm ấy. Không chỉ thiếu thốn về kinh tế, chị còn phải đóng 2 vai, vừa làm cha, vừa làm mẹ để chăm sóc các con.

Cảm giác khi chỉ còn một mình của chị là “bơ vơ không biết bắt đầu từ đâu”, để giảm được gánh nặng nuôi con trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn.

Vật lộn mưu sinh bán từ vài cân hoa quả đến ít củi của nhà nhưng chị vẫn ao ước được làm giàu. Do học thức có hạn, bằng cấp cũng không có nên chị chẳng biết trông đợi vào đâu ngoài gánh hàng rong đi khắp nơi. Chị kể, lúc chồng mất nhà chỉ còn vỏn vẹn 4 tạ thóc. Chị mang thóc bán đi 2 tạ mua một gánh hàng rong để đi khắp thôn, xã, rồi đổi thóc lấy nhu yếu phẩm mưu sinh. Cái khó cứ quẩn quanh đeo bám mãi không thôi.

Thời gian đó, ngày nào chị cũng đi đóng hàng từ 4h chiều đến 11h đêm, ăn tạm chút gì đó rồi 2h sáng thuê xe đi Hải Dương, Hà Nội để giao măng, cam… Một tuần chỉ có 1 ngày chủ nhật chị nghỉ ở nhà. Khi đó, đứa con út không được gặp mẹ ban ngày vì khi chị về thì con đang đi học, mà đêm về thì con đã ngủ rồi. Nên ngày chủ nhật bạn bè rủ con đi chơi thì con cũng từ chối vì bảo phải ở nhà gặp mẹ. “Thấy mẹ từ đầu ngõ về là nước mắt con đã trào ra, nói mẹ ơi con nhớ mẹ. Tôi chỉ biết ôm con vỗ về, bảo tối nào mẹ cũng ôm con ngủ mà”- chị Lượng kể lại mà nước mắt vẫn đọng lại nơi khóe mắt.

Mẹ đơn thân có "của ăn của để" nhờ khởi nghiệp từ nông sản địa phương- Ảnh 2.

Nhờ Hội LHPN xã hỗ trợ, chị Lượng đã vay được vốn để làm kinh doanh

Làm giàu tại nhà mình

Rồi chị nghĩ, mình cứ đi làm khắp nơi mà mảnh vườn của nhà thì lại bỏ hoang hóa với vài cây nhãn không cho thu nhập. Trong đó, có 80 gốc nhãn khi xưa hai vợ chồng chăm bón giờ vườn đã pha tạp không còn phù hợp để nhãn cho năng suất. Thời gian đó, chị thấy nhiều người bắt đầu canh tác cây ăn quả với kỹ thuật công nghệ mới cho năng suất cao, chị mạnh dạn đề nghị Hội LHPN xã hỗ trợ cho vay vốn chính sách.

Năm 2010, chị vay 10 triệu rồi 20 triệu để cải tạo đất vườn, mua giống. Đợi đáo hạn, chị lại vay thêm lên mức 100 triệu đồng để nâng cao kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Trước đây, chị có 5 mẫu vườn trồng nhãn, mỗi năm cho thu hoạch từ 30-40 tấn nhãn quả. Đến hiện tại chị đã tăng lên 2ha với 1.000 gốc nhãn. Mỗi vụ thu hoạch vài chục tấn. Kết quả này đã giúp chị Lượng “đổi đời”.

“Có những loại cây lâu năm như bạch đàn, keo phải 4 đến 5 năm mới cho lại doanh thu, trong thời gian đó, tôi lại trồng dưới đất những cây ngắn ngày như bí, gừng và cả các loại cây theo mùa… Mỗi năm thu hoạch nông sản cũng cho tôi từ 300-400 triệu đồng “- chị Lượng chia sẻ.

Từ mô hình kinh tế nông nghiệp này, chị đã có điều kiện kinh tế để chăm sóc con cái ăn học, thành đạt, mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống và mua được nhà mặt đường lớn để kinh doanh. Nhưng chị vẫn làm vườn và phát triển kinh tế theo đam mê, sở thích, cuộc sống gắn với nông nghiệp. Hiện nay các con của chị đã có cơ ngơi riêng và làm kinh tế cùng với mẹ.

Mẹ đơn thân có "của ăn của để" nhờ khởi nghiệp từ nông sản địa phương- Ảnh 3.

Chị Lượng (bên phải) và cán bộ Hội LHPN xã Lục Sơn

Để có được ngày hôm nay, chị Lượng đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm, thành công có, thất bại có, nhưng quan trọng là tinh thần “thua mà không nản”. Hơn nữa, khi được hỗ trợ vay vốn làm kinh tế, chị tự nhủ phải thành công bằng mọi giá. Điều đó không chỉ giúp cho bản thân chị mà còn có trách nhiệm với xã hội, bởi đồng vốn vay được không thể bỏ phí, bỏ lỡ.

Từ kinh nghiệm của mình, chị Lượng cho biết, bà con dân tộc thiểu số ở Lục Sơn có nhiều cơ hội làm giàu từ nguồn vốn chính sách. Tuy nhiên, bà con cần có tinh thần làm chủ mảnh đất của mình chứ không nên để mảnh đất làm chủ mình. Nếu đất không năng suất thì cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khi trồng cây này không được thì trồng cây khác để có thu nhập liên tục. Khi đã vay vốn phải có trách nhiệm, nỗ lực để có lãi và trả được vốn. Chị Lượng cũng hiến kế, bà con có thể trồng bí, ngô, đu đủ, gừng xen canh cho thu nhập quanh năm.

Trong thời gian tới, chị Vi Thị Lượng vẫn tiếp tục phát huy giá trị kinh tế của các loại cây trồng bản địa như nhãn, vải và các loại cây nông nghiệp khác. Chị mong muốn bà con dân tộc thiểu số tại địa phương biết vươn lên làm giàu, làm chủ cuộc sống và thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao đời sống. Từ đó, bà con sẽ đóng góp cho kinh tế địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/me-don-than-co-cua-an-cua-de-nho-khoi-nghiep-tu-nong-san-dia-phuong-20240616162611699.htm

Cùng chủ đề

Kết nối kinh doanh bền vững và bình đẳng thông qua mua sắm có trách nhiệm giới

Ngày 20/6, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Kết nối kinh doanh với chủ đề "Đa dạng nhà cung cấp và mua sắm có trách nhiệm giới'.

Mẹ đơn thân đêm livestream ở bệnh viện, sáng cùng con chiến đấu với ung thư

Rơi xuống vực thẳmHơn 20h, chị Lê Thị Thu Hòa (27 tuổi) ngồi bệt dưới đất, ngay giữa lối đi của khuôn viên bệnh viện Truyền máu huyết học 2 (huyện Bình Chánh, TPHCM). Nhìn xung quanh không có ai, chị bắt đầu mở điện thoại, phát trực tiếp (livestream) rồi bắt đầu giới thiệu các sản phẩm mình bán.Mỗi lần kết thúc phiên livestream, chị Hòa lại trầm ngâm, cảm giác cơ thể vô cùng nặng nề,...

New Zealand góp phần cải thiện cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái bản địa ở Philippines

New Zealand sẽ đóng góp vào sáng kiến ​​cải thiện cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái bản địa trên hòn đảo lớn thứ hai của Philippines.

3.591 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM, Tiền Giang được hỗ trợ phát triển sinh kế

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Hội LHPN tỉnh Tiền Giang với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Australia đã chia sẻ kết quả, bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ 3.591 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương phục hồi, phát triển sinh kế, giảm thiểu rủi ro bị...

Hỗ trợ hơn 3.500 phụ nữ phục hồi sinh kế sau ảnh hưởng của Covid-19

Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Australia đã chia sẻ kết quả, bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ 3.591 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương phục hồi, phát triển sinh kế, giảm thiểu rủi ro bị bạo lực sau ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong

Với sự định hướng, tư vấn từ Hội LHPN địa phương sau cuộc thi khởi nghiệp, mô hình nuôi ong lấy mật của chị Trương Thị Thuy (47 tuổi, ở phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh...

“Mỗi lần sải bước trên sàn catwalk là một lần con được đến sân chơi trải nghiệm”

Trong thế giới người mẫu nhí ở Hà Nội, cô bé Tạ Thảo Hiền (SN 2012), học sinh trường THCS - THPT Newton, được các hãng thời trang trẻ em mời làm mẫu khá thường xuyên. ...

doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong...

Để con không đón Hè trong bốn bức tường

Trước nỗi lo con sẽ “ôm” điện thoại, máy tính trong những ngày nghỉ hè, nhiều phụ huynh lại “đau đầu” lên kế hoạch tìm chỗ học thêm văn hóa, trại hè kỹ năng, học tiếng Anh… cho...

Nhiều dự án xanh đoạt giải tại cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm 2024

Hội LHPN tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giải Cuộc thi khởi nghiệp của phụ nữ tỉnh năm 2024, các dự án đoạt giải đều hướng tới yếu tố bảo vệ môi trường, vì cuộc sống xanh. ...

Bài đọc nhiều

Tap & Pay: Giải pháp thanh toán cho cuộc sống an toàn và tiện nghi

DNVN - Bộ giải pháp thanh toán Tap & Pay của VPBank mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng, tiện lợi vượt trội với công nghệ bảo mật tiên tiến, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng trong mọi giao dịch. ...

Việt Nam cần đa dạng hoá nguồn cung để sử dụng hiệu quả năng lượng

Kể từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng. Năng lượng nhập khẩu có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2020 và đạt mức nhập khẩu kỷ lục vào năm 2020 với 53.605 KTOE Lễ công bố "Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2024." (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+) Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách then chốt cho phát triển năng lượng bền vững, tiến đến phát thải...

Khi nào thì đậu tương thoát cảnh “rớt giá”?

Khô đậu tương đột ngột tăng vọt, doanh nghiệp chăn nuôi bất an Trung Quốc ồ ạt nhập đậu tương, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ tăng mạnh? Tuy nhiên, vào cuối năm, tâm điểm chú ý của thị trường thường dần chuyển dịch sang việc đánh giá vụ mùa mới của Mỹ. Đây có thể là biến số khiến giá đậu tương đảo chiều xu hướng hiện tại. Xuất...

Giá vàng hôm nay 20/6/2024: Thế giới tăng cao, giá vàng nhẫn tiến sát vàng miếng

Giá vàng trong nước hôm nay 20/6/2024 Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được một số thương hiệu điều chỉnh tăng. Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn đắt hơn 100 nghìn đồng mỗi lượng so với chốt phiên hôm qua, niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ tại TP.HCM ở mức 73,55-75,15 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji mua -...

Thương hiệu xa xỉ Dior vướng nghi vấn bán gấp 50 lần giá trị thật của những chiếc túi

Truy quét "vương quốc" hàng nhái Saigon Square: Các thương hiệu lớn như Chanel, Hermes,Gucci, Dior, Nike,...nói gì? Tạm giữ lượng lớn sản phẩm giả Gucci, Christan Dior, LV, Adidas... ở Hà Tĩnh An Giang: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, Louis Vuitton, Dior Đây là cuộc điều tra lớn tại Ý về việc các công ty thời trang lớn hợp tác với các nhà...

Cùng chuyên mục

Đà giảm mạnh tiếp diễn, mức giảm cao nhất 3.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 21/6/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 21/6/2024 giảm trên diện rộng và dao động trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thái Bình. Tại Tuyên Quang, sau khi giảm hai giá với giá 67.000 đồng/kg thương lái đang thu mua ngang bằng với Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình....

Duy trì “ngọn lửa” cải cách

Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, dường như vẫn còn tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" khi "ngọn lửa" cải cách ở Trung ương luôn hừng hực, nhưng tại một vài bộ, ngành, địa phương vẫn còn "hờ hững". Thực tế, tuy việc cắt giảm là có, nhưng quá trình cải cách bị đánh giá còn chậm, nặng tính hình thức; tình trạng "cài cắm" điều kiện kinh doanh trong các thông tư...

Tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Lào

Ngày 20/6, Đoàn công tác Xúc tiến thương mại của tỉnh Bình Thuận do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Xúc tiến Thương mại và Thủ công - Bộ Công Thương Lào. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Bình Thuận tại Thủ đô Viêng Chăn. Quang cảnh buổi làm...

Nỗ lực ổn định thị trường khi hàng trong dân vẫn còn

Cơn sốt giá tiêu lần thứ hai, lượng hàng trong dân vẫn còn Năm nay, giá tiêu bất ngờ tăng mạnh và bước vào cơn sốt giá lần thứ hai trong lịch sử. Các chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, hồ tiêu chính thức bước vào chu kỳ tăng giá mới sau một thời gian nằm đáy. Đáng nói, chu kỳ tăng giá có thể kéo dài hơn một thập kỷ và rất có thể mặt hàng...

Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự kiến tăng trưởng 8-10%

Nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp dệt may sẽ bớt áp lực tỷ giá Lợi thế cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ ra sao? Doanh nghiệp đang xúc tiến ký đơn hàng quý 4/2024 Chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí chiều 20/6, ông Cao Hữu Hiếu- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho hay, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may của...

Mới nhất

Chuyện chưa kể về nam sinh giành huy chương Vàng Olympic vật lý châu Á

(Dân trí) - Thân Thế Công - học sinh chuyên vật lý Trường THPT Chuyên Bắc Giang - là chủ nhân chiếc huy chương vàng duy nhất của đội tuyển Việt Nam tại Olympic vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm nay. Kết quả Olympic vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) được công bố...

Top 5 loại thuốc bổ thần kinh được nhiều người sử dụng và một số lưu ý

Đối với việc cải thiện các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, tập trung kém, đau đầu,... thì thuốc bổ thần kinh có vai trò hỗ trợ tương đối tốt. Bài viết dưới...

Những mốc son của báo chí Cách mạng Việt Nam sau 99 năm phát triển

Khách tham quan gian trưng bày của Thông tấn xã Việt Nam tại Hội Báo toàn quốc 2024, tổ chức hồi tháng Ba vừa qua ở TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN) 99 năm hình thành và phát triển, báo chí Cách mạng Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp...

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo chí phải thiết thực phục vụ quần chúng nhân dân

Với hàng nghìn bài báo, hàng chục bút danh đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều quan điểm cơ bản và sâu sắc về hoạt động báo chí. Một trong những nội...

Áp dụng công nghệ tại Bảo tàng Báo chí

Nhờ công nghệ số, khách tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 35.000 hiện vật và tiếp cận những câu chuyện nghề nghiệp của các thế hệ nhà báo lão thành, thông qua những cú chạm tay.   Nằm tại tòa nhà của Hội Nhà báo Việt Nam trên đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội),...

Mới nhất