Trang chủUncategorizedMẹ bầu bị ngứa toàn thân làm thế nào để giảm ngứa...

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân làm thế nào để giảm ngứa hiệu quả



Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ trải qua hàng loạt thay đổi về hormone, thể chất và cả tâm lý. Trong đó, một trong những triệu chứng mẹ bầu thường gặp là bị ngứa toàn thân, gây cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị ngứa toàn thân? Liệu ngứa toàn thân có nguy hiểm không và mẹ cần làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa toàn thân

1.1. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Trong thai kỳ, nội tiết tố progesterone và estrogen tăng cao. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng đến cấu trúc da, làm da khô hơn và dễ bị kích ứng, từ đó gây ra ngứa.

1.2. Da căng giãn quá mức

Khi thai nhi phát triển, bụng mẹ sẽ ngày càng lớn, da bị căng giãn nhiều, làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô và ngứa. 

1.3. Bệnh lý về gan (Ứ mật trong thai kỳ)

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại gây ngứa toàn thân ở mẹ bầu là ứ mật trong thai kỳ. Đây là tình trạng dịch mật không được lưu thông bình thường trong các ống dẫn mật ở gan mà ứ lại, tràn vào trong máu và gây ra triệu chứng ngứa toàn thân, đi kèm với các triệu chứng khác như vàng da, mệt mỏi, ăn uống kém,… . Ngoài ra, ứ mật trong thai kỳ còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nên cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

1.4. Dị ứng

Mang thai có thể khiến làn da của mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, bụi, hay một số loại thực phẩm, hóa chất trong mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng,…. khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân.

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân

1.5. Bệnh về da

Một số mẹ bầu có thể gặp phải các bệnh về da như viêm da cơ địa, mề đay thai kỳ. Đây là các tình trạng viêm da liên quan đến sự thay đổi nội tiết và hệ miễn dịch của cơ thể khi mang thai. Các bệnh lý này thường xuất hiện trong 3 tháng cuối và có thể đi kèm với các mảng phát ban đỏ, ngứa, khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu.

2. Ngứa toàn thân khi mang thai có sao không?

Phần lớn trường hợp mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không được quá chủ quan mà cần chú ý nếu hiện tượng ngứa kèm theo những triệu chứng bất thường. 

– Ngứa toàn thân kèm theo vàng da: Đây có thể là dấu hiệu của ứ mật trong gan khi mang thai. Khi dịch mật không được bài tiết ra ngoài đúng cách, nó tích tụ trong máu và gây ra hiện tượng ngứa khắp người.

Ngứa toàn thân kèm theo vàng da có thể là dấu hiệu của ứ mật trong gan khi mang thai

Ngứa toàn thân kèm theo vàng da có thể là dấu hiệu của ứ mật trong gan khi mang thai

– Ngứa kèm theo tổn thương da, bong vảy: Nếu thấy da xuất hiện các mảng tổn thương, đóng vảy, mẹ bầu có thể đang gặp các vấn đề da liễu như vảy nến hoặc chàm cần thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

– Phát ban kèm sốt: Nếu ngứa đi kèm với phát ban và sốt, mẹ bầu cần cẩn trọng với các bệnh do virus gây ra như rubella, thủy đậu, sởi, hoặc sốt xuất huyết,… , mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.

3. Làm thế nào để khắc phục ngứa toàn thân khi mang thai?

3.1. Giữ cho da luôn ẩm

Da khô là một trong những nguyên nhân chính gây ngứa da. Vì vậy, mẹ bầu cần giữ cho da luôn ẩm bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc hóa chất gây kích ứng để đảm bảo an toàn, đồng thời giúp da giảm ngứa. Mẹ bầu nên thoa kem mỗi ngày sau khi tắm để giúp giữ độ ẩm cho da tốt hơn. 

Giữ cho da luôn ẩm là cách khắc phục ngứa toàn thân khi mang thai hiệu quả

Giữ cho da luôn ẩm là cách khắc phục ngứa toàn thân khi mang thai hiệu quả

3.2. Tắm bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ

Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm thay vì nước nóng để tránh làm khô da. Đồng thời, sử dụng các sản phẩm sữa tắm nhẹ nhàng, có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa các chất tẩy mạnh để giúp giảm tình trạng ngứa.

3.3. Mặc quần áo thoải mái

Việc lựa chọn trang phục cũng rất quan trọng. Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu cotton mềm mại để tránh kích ứng da. Hạn chế mặc các loại vải tổng hợp hoặc quần áo quá chật vì có thể làm tăng cảm giác ngứa.

3.4. Hạn chế gãi

Khi bị ngứa, mẹ bầu thường có xu hướng muốn gãi để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, việc gãi có thể làm tổn thương da, gây nhiễm trùng, mà còn có thể làm cơn ngứa trở nên dữ dội hơn. Thay vì gãi, mẹ có thể vỗ nhẹ lên vùng da ngứa hoặc dùng khăn mát đắp lên da để giảm ngứa mà không làm tổn thương da.

3.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe làn da, từ đó giảm nguy cơ bị ngứa toàn thân khi mang thai. Các loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung để giữ làn da khỏe mạnh là thực phẩm giàu vitamin A, C, E . Tránh ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng hay đồ ăn quá nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng.

3.6. Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng

Việc tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, khói thuốc, và các chất hóa học có thể giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị kích ứng da, đồng thời ngăn ngừa ngứa nặng thêm. 

3.7. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Nếu tình trạng ngứa kéo dài và không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp tại nhà, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Đặc biệt, khi có nghi ngờ bị ứ mật trong thai kỳ, hay các bệnh lý da như vảy nến, chàm,…. mẹ cần được thăm khám và theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Tóm lại, mẹ bầu bị ngứa toàn thân khi mang thai là triệu chứng phổ biến Trong hầu hết các trường hợp, ngứa không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa dữ dội, kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần được hỗ trợ, mẹ bầu có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn sẵn sàng đồng hành và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.





Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/me-bau-bi-ngua-toan-than-lam-the-nao-de-giam-ngua-hieu-qua

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không và chữa trị như thế nào?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là một trong những vấn đề phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải, khiến mẹ vô cùng lo lắng vì những biến chứng có thể xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân bà bầu bị đau...

Cách điều trị và lưu ý để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Mang thai là giai đoạn mà sức khỏe của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chỉ một cơn sốt nhẹ ở mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức...

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục. Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình với tên miền https://tiepthigiadinh.vn/ (Trụ sở đóng tại số 8 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) -...

Nấm phổi là gì? Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

Nấm phổi không phải là một bệnh lý phổ biến nhưng biến chứng lại khá nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong cũng được ghi nhận ở mức cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một vài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài

Phổi là cơ quan đảm nhận chức năng cung cấp Oxy, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy cấu tạo phổi có gì đặc biệt? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích trong bài tổng hợp sau. ...

Bài đọc nhiều

Bisoprolol là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng Bisoprolol đúng cách

Bisoprolol là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Muốn biết Bisoprolol có những tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu những thông tin chi tiết về...

Các món canh tốt cho người tiểu đường thơm ngon và dễ chế biến

Nếu muốn kiểm soát tốt lượng đường máu, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì một chế độ ăn khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dưới đây là gợi ý về các món canh tốt cho người tiểu đường có hương vị thơm ngon và rất dễ nấu. ...

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu

Xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh, giúp phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi (nếu có). Tuy nhiên, vẫn không ít chị em băn khoăn về chi phí khi thực hiện kỹ thuật này. Vậy xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Lời giải đáp sẽ có trong bài...

Da nổi đốm trắng là dấu hiệu bệnh gì và điều trị như thế nào?

Da nổi đốm trắng hay những vùng da có màu sáng bất thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy đây là có phải là dấu hiệu của bệnh lý ngoài da không? Việc điều trị có khó...

Nâng mũi Surgiform là gì và đánh giá chi tiết ưu

Nâng mũi Surgiform là xu hướng mới được nhiều người lựa chọn để cải thiện dáng mũi toàn diện. Vậy phương pháp này có tốt không, ưu nhược điểm thế nào và cần lưu ý gì,... Những băn khoăn này có thể tìm thấy câu trả lời khi bạn tham khảo nội dung sau...

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không và chữa trị như thế nào?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là một trong những vấn đề phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải, khiến mẹ vô cùng lo lắng vì những biến chứng có thể xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân bà bầu bị đau...

Cách điều trị và lưu ý để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Mang thai là giai đoạn mà sức khỏe của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chỉ một cơn sốt nhẹ ở mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức...

Nấm phổi là gì? Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

Nấm phổi không phải là một bệnh lý phổ biến nhưng biến chứng lại khá nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong cũng được ghi nhận ở mức cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một vài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài

Phổi là cơ quan đảm nhận chức năng cung cấp Oxy, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy cấu tạo phổi có gì đặc biệt? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích trong bài tổng hợp sau. ...

Gặp mặt trao đổi hợp tác giữa Bệnh viện phía Đông

Chiều 31/10, tại trụ sở Tòa nhà MEDLATEC Cầu Giấy (số 2, ngõ 82 Duy Tân) diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi hợp tác về vấn đề chuyển bệnh nhân và đào tạo giữa đơn vị Bệnh viện phía Đông - Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản và Hệ thống Y...

Mới nhất

Con trai mua nhà rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, bố ruột lên chơi ở lại một đêm, hôm sau lặng lẽ...

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về. ...

Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh...

Tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, người trẻ tự hào vì nghìn năm giữ nước

"Suốt chiều dài phong kiến tới những đợt kháng chiến gian khổ, tôi tự hào khi thấy bóng hình cha ông nghìn năm dựng và giữ nước", Nguyễn Hồng Định (19 tuổi) nói khi tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt...

Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện theo

Những bí quyết sống khỏe đã được bà Gladys McGarey chia sẻ trong các buổi phỏng vấn với truyền thông. ...

Mới nhất