Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcMặt Trời có thể bắt hành tinh mới, thay đổi sự sống...

Mặt Trời có thể bắt hành tinh mới, thay đổi sự sống Trái Đất?

(NLĐO) – Một phân tích mới cho thấy Mặt Trời có khả năng “bắt giữ” các vật thể liên sao to hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy.

Viết trên tạp chí khoa học Celestial Mechanics and Dynamical Astronomy, hai nhà khoa học vũ trụ Mỹ đã phác thảo cách mà Mặt Trời có thể trở thành kẻ bắt cóc đáng gờm.

Trong vài năm qua, nhân loại đã phát hiện được 2 vật thể liên sao là tiểu hành tinh Oumuamua và sao chổi 2l/Borisov.

Mặc dù nhiều giả thuyết cho rằng chúng có thể được người ngoài hành tinh gửi đến, nhưng hầu hết các nhà khoa học tin rằng chúng là các vật thể lang thang bị hệ Mặt Trời của chúng ta bắt cóc tạm thời.

Thiết lập một mô hình mới, nhà nghiên cứu Edward Belbruno từ Đại học Yeshiva (Mỹ) và cựu Giám đốc khoa học NASA James Green đã tìm hiểu khả năng bắt cóc của Mặt Trời đáng gờm đến đâu.

Mặt Trời có thể

Một hành tinh lang thang, đối tượng có khả năng bị Mặt Trời bắt cóc vào bên trong hệ – Ảnh đồ họa: NASA/JPL-CALTECH

Các tác giả đã đã phân tích không gian pha của hệ Mặt Trời – một mô hình toán học mô tả trạng thái của một hệ thống động lực như hệ sao của chúng ta.

Không gian pha của hệ Mặt trời có các điểm bắt giữ mà vật thể liên sao có thể thấy mình bị ràng buộc về mặt hấp dẫn với Mặt Trời. Có 2 loại điều bắt giữ: Yếu và vĩnh viễn.

Các vật thể như Oumuamua và 2l/Borisov có thể chỉ bị bắt “yếu”, tức lọt vào vùng mà một vật thể có thể tạm thời bị kéo vào quỹ đạo bán ổn định. Những điểm này thường là nơi các cạnh ngoài của ranh giới hấp dẫn của vật thể gặp nhau.

Còn điểm bắt giữ vĩnh viễn là các vùng mà vật thể bị bắt cóc có thể bị kéo vào mãi mãi hoặc trong thời gian cực kỳ dài, với động lượng góc và năng lượng cho phép nó duy trì một quỹ đạo ổn định.

Nghiên cứu cũng cho thấy không chỉ các vật thể nhỏ, Mặt Trời của chúng ta đủ sức bắt cóc cả một hành tinh.

Trong bán kính 6 parsec xung quanh Mặt Trời, có 131 ngôi sao và sao lùn nâu, chưa kể một số hành tinh lang thang, bị đẩy khỏi hệ sao của nó trong một vụ va chạm không may nào đó.

Theo ước tính mới, 6 ngôi sao trong số đó sẽ lướt qua gần chúng ta trong 50.000 năm ánh sáng.

Chúng sẽ gây ra các vụ chạm trán ở khu vực Đám mây Oort bao vây hệ Mặt Trời và ít nhất cũng đẩy vài vật thể trong khu vực này vào bên trong nhật quyển, hoặc thậm chí là các hành tinh lang thang chẳng may quanh quẩn ở đó.

Các nhà nghiên cứu cũng tính toán ra rằng không gian pha của hệ Mặt Trời có thể tồn tại những “lỗ thủng”, tạo điều kiện cho các vụ xâm nhập nói trên. Các lỗ này cách Mặt Trời 3,81 năm ánh sáng theo hướng của trung tâm thiên hà hoặc đối diện với nó.

Trong kịch bản xấu nhất là cả một hành tinh đi vào Thái Dương hệ, nó sẽ làm xáo trộn các hành tinh khác và có thể làm thay đổi tiến trình sự sống Trái Đất.

Nhưng chắc chắn, điều đó chỉ có nguy cơ xảy ra trong một tương lai cực kỳ xa.

Tuy vậy, phát hiện về khả năng “bắt cóc” của Mặt Trời sẽ cung cấp nền tảng để các đài quan sát tìm kiếm các vật thể liên sao đến gần chúng ta trong tương lai gần, cũng là cơ hội tuyệt vời để nhân loại xem xét một mẫu vật từ hệ sao khác.



Nguồn: https://nld.com.vn/mat-troi-co-the-bat-giu-hanh-tinh-moi-thay-doi-su-song-trai-dat-196241206100242753.htm

Cùng chủ đề

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang “kéo giãn” độ dài ngày

(NLĐO) - Những "thế lực ngầm" đang liên tục kéo giãn hay làm co lại thời gian một ngày trên Trái Đất theo những chu kỳ khác nhau. ...

Khoa học có thể đã lạc lối?

(NLĐO) - Hành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ. ...

Mặt Trăng có thể không phải do Trái Đất sinh ra

(NLĐO) - Các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Đức vừa tìm thấy bằng chứng có thể lật đổ giả thuyết về "gia đình" Trái Đất - Theia - Mặt Trăng. ...

Các bản đồ thế giới từ trước đến nay đều không chính xác

(Dân trí) - Một bản đồ mới giải quyết được vấn đề của các bản đồ cũ, thể hiện chính xác kích thước và tỷ lệ tương quan giữa các lục địa và các nước. Tất cả các bản đồ thế giới bạn từng thấy đều không chính xác. Nói như vậy, có thể bạn sẽ đồng tình rằng "vì Trái Đất tròn còn bản đồ thì phẳng, làm sao có thể hoàn toàn chính xác được." Đúng vậy, nhưng...

Phát hiện ‘đường hầm’ bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh tra Chính phủ “điểm tên” 18 dự án có hạn chế, vi phạm tại TP Hải Phòng

(NLĐO)- Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều dự án tại TP Hải Phòng chậm tiến độ, phải gia hạn thời hạn sử dụng đất do chậm tiến độ ...

Tối 23-12, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 biến động bất ngờ

(NLĐO) - Ngược với đà giảm mạnh của thế giới, giá vàng nhẫn 99,99 lại tăng vào cuối ngày bằng với mức giá vàng miếng SJC. ...

Khởi công Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm | Dự án | Tài Chính

Ngày 22-12, CTCP Mebi Farm tổ chức lễ khởi công xây dựng Trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm. Mebi Farm tọa lạc tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận.Trạm trộn thức ăn là...

Chi từ 5 – 15 triệu đồng để đăng kiểm làm khống hồ sơ cải tạo xe

(NLĐO) - Giám đốc và Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 81-05D đã nhận từ 5 - 15 triệu đồng của chủ xe, tài xế để làm thủ tục nghiệm thu khống ...

Loài thực vật trong suốt lần đầu ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam

(NLĐO) - Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa ...

Bài đọc nhiều

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

HTP D-Day 2024 chia sẻ các giải pháp công nghệ tiên tiến trong chuyển đổi số

NDO - Ngày 20/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (HPT) tổ chức sự kiện công nghệ HPT D-Day: "Hợp tác hướng đến tương lai". Sự kiện hướng đến việc chia sẻ các sản phẩm, giải pháp công nghệ tiên tiến và các bài học kinh nghiệm nhằm giải quyết những thách thức hiện nay khi các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Trái Đất có bao nhiêu mảng kiến tạo?

Số lượng mảng kiến tạo trên Trái Đất nằm trong khoảng từ 10 đến 100 và phần lớn thậm chí không xuất hiện trên bản đồ chính thức. <img itemprop="contentUrl" style="position: absolute;width:100%;left:0;" loading="lazy" intrinsicsize="680x0" alt=" Source link

Cùng chuyên mục

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 nằm trong các lĩnh vực được bình chọn gồm cơ chế chính sách; khoa học, công nghệ ứng dụng; khoa học xã hội và nhân văn; tôn vinh nhà khoa học. Ngày...

Khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

(ĐCSVN) - Năm học 2024-2025, 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học. Ngày 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức khai mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định: Lãnh đạo...

Loài thực vật trong suốt lần đầu ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam

(NLĐO) - Một loài thực vật trong suốt (không có diệp lục) lần đầu tiên được ghi nhận sống ở vĩ độ cao nhất Việt Nam tại một khu rừng ở Thanh Hóa ...

Phát hiện “vua bầu trời” kỷ Jura, đến từ siêu lục địa đã mất

(NLĐO) - Sinh vật quái dị tên Melkamter pateko là thành viên cổ xưa nhất của nhánh dực long Monofenestrata, sống vào đầu kỷ Jura. ...

Tạo môi trường thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Mới đây, Thành ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Hội nghị đón tiếp 289 đại biểu trí thức tiêu biểu trên địa bàn TPHCM. ...

Mới nhất

Nguồn cung căn hộ cao cấp chỉ có thể trông chờ vào các dự án cải tạo chung cư cũ

(CLO) Trong tương lai, nguồn cung căn hộ cao cấp tại khu vực trung tâm chỉ có thể “trông chờ” từ các dự án căn hộ dịch vụ hoặc các dự...

Tài chính thông minh: ‘Lá chắn’ rủi ro trước mọi biến cố

Một khoản chi bất ngờ cho gia đình, một biến cố ảnh hưởng đến công việc hoặc một chi phí lớn từ những rủi ro khó lường trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và các mục tiêu lớn của cả gia đình. Với các gia đình trẻ thành đạt, việc tích lũy tài chính...

Thi công cao tốc Cao Lãnh

Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua tỉnh Đồng Tháp còn vướng mặt bằng dẫn đến việc thi công của nhà thầu gặp khó. ...

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do...

Tối 23-12, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 biến động bất ngờ

(NLĐO) - Ngược với đà giảm mạnh của thế giới, giá vàng nhẫn 99,99 lại tăng vào cuối ngày bằng với mức giá vàng miếng SJC. ...

Mới nhất

Thi công cao tốc Cao Lãnh