Trang chủNewsThế giớiMặt trận vô hình trên chiến trường Ukraine

Mặt trận vô hình trên chiến trường Ukraine


Những cuộc chạm trán và khắc chế lẫn nhau trên mặt trận tác chiến điện tử giữa Nga và Ukraine cũng không kém phần khốc liệt như đạn pháo, tên lửa.

Tại một chốt trinh sát ở tiền tuyến miền đông Ukraine, binh sĩ với bí danh Alain, thành viên trong một đội tình báo điện tử Ukraine, quyết định thay đổi vị trí. Anh cho rằng quân đội Nga có thể đã phát hiện ăng-ten của đội và đang tiến gần đến vị trí của họ.

Với binh sĩ làm nhiệm vụ tình báo điện tử như Alain, “vô hình” trước đối thủ là điều kiện tiên quyết. Công việc của đội Alain bao gồm phát hiện sóng điện tử từ các loại khí tài của Nga, như máy bay không người lái (UAV), hệ thống phòng không, máy gây nhiễu, pháo và bệ phóng rocket.

Đội của Alain sẽ tìm ra nguồn phát tín hiệu từ những khí tài trên, sau đó chuyển tọa độ cho các đơn vị làm nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu. Thông tin thu thập được cũng giúp các chỉ huy có cái nhìn bao quát về tình hình chiến trường.

Đại tá Ivan Pavlenko, chỉ huy Cục Tác chiến mạng và Điện tử thuộc Bộ Tổng tham mưu Ukraine, nói rằng xung đột lúc này như “cuộc đối đầu về công nghệ”.

“Nếu tôi thấy nhiều trạm phát sóng tại cùng một điểm, tôi sẽ biết đó là sở chỉ huy. Nếu các trạm phát sóng di chuyển, đó sẽ là dấu hiệu đối phương chuẩn bị tấn công hoặc phản công”, ông nói thêm.





Đài thu phát và gây nhiễu thuộc hệ thống Pole-21 (trái) của Nga. Ảnh: TASS

Đài thu phát và gây nhiễu thuộc hệ thống Pole-21 (trái) của Nga. Ảnh: TASS

Không được nhắc đến nhiều trên truyền thông như những vụ nổ hay các đợt pháo kích, song tác chiến điện tử có vai trò quan trọng việc “bày binh bố trận” giữa các bên. Những cuộc giằng co trong lĩnh vực tác chiến điện tử diễn ra trên mặt trận hầu như vô hình, nhưng không kém phần quyết liệt.

Gần như mọi khí tài hiện đại, từ tổ hợp pháo đến tên lửa chính xác cao, đều sử dụng các loại sóng vô tuyến, vi sóng hoặc tín hiệu hồng ngoại để thu nhận dữ liệu. Chính những tính hiện đại này đôi khi khiến chúng bị khắc chế bởi hệ thống gây nhiễu.

“Nếu thất bại trong tác chiến điện tử, quân đội của bạn sẽ trở nên lạc hậu và bị đối thủ bỏ xa”, Yaroslav Kalinin, giám đốc Infozahyst, công ty sản xuất những hệ thống tác chiến điện tử cho quân đội Ukraine, nói.

Đại tá Pavlenko cho biết vào thời điểm Nga phát động chiến sự ở Ukraine, lực lượng tác chiến điện tử của nước này có 18.000 quân, nhưng hiệu quả tác chiến của họ không như dự đoán ban đầu.

“Nga lúc đó tìm cách phá hủy radar của chúng tôi nhằm xuyên thủng hệ thống phòng không. Họ đã thành công một phần trong mục tiêu này, nhưng không hạ gục được hoàn toàn lực lượng phòng không của chúng tôi”, ông nói.

Các tổ hợp tên lửa phòng không Ukraine vẫn có khả năng bắn hạ chiến đấu cơ Nga, khiến Moskva không thể giành quyền kiểm soát bầu trời, yếu tố quan trọng khiến họ thất bại trong chiến dịch kiểm soát Kiev.

Lực lượng tác chiến điện tử của Nga cũng không thể vô hiệu hóa hệ thống thông tin liên lạc của Ukraine, cho phép quân đội nước này tổ chức tuyến phòng thủ hiệu quả. Người Ukraine lúc đó vẫn có thể sử dụng điện thoại di động để báo tin cho quân đội về di biến động của lực lượng Nga.

Bryan Clark, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson, Mỹ, cho rằng vấn đề lớn nhất với Nga trong giai đoạn đầu chiến sự là các đơn vị tác chiến điện tử không thể bắt kịp với đà tiến của bộ binh và tăng thiết giáp.

“Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga chủ yếu được thiết kế để phòng thủ, nên không linh hoạt, không có khả năng cơ động nhanh và số lượng cũng không nhiều”, ông nói.

Nhưng khi chiến sự kéo dài, Nga đã dần rút được kinh nghiệm. Thay vì sử dụng các khí tài tác chiến điện tử cồng kềnh, dễ bị phát hiện, họ đang tăng cường triển khai các thiết bị nhỏ gọn hơn, có khả năng cơ động và ẩn mình cao hơn.

Clark nói Nga đã triển khai hàng trăm khí tài tác chiến điện tử cơ động ở tiền tuyến, nhằm chặn đà phản công của Ukraine. Chúng bao gồm thiết bị gây nhiễu tín hiệu GPS, hay các hệ thống chế áp radar và ngăn trinh sát cơ Mỹ thu thập thông tin mục tiêu cho Ukraine tấn công.

Khí tài di động linh hoạt như Zhitel và Pole-21 tỏ ra hiệu quả trong việc đối phó với hệ thống định vị GPS và kết nối vệ tinh. Các vũ khí này có thể vô hiệu hóa UAV dẫn đường cho pháo binh, cũng như các UAV tự sát nhắm quân đội Nga.

Nhiều loại vũ khí tinh vi mà phương Tây chuyển cho Ukraine cũng dễ bị gây nhiễu, do chúng đều sử dụng tín hiệu GPS để dẫn đường.

“Tổ hợp Zhitel có thể gây nhiễu sóng GPS trong bán kính 30 km. Những vũ khí như bom dẫn đường JDAM do Mỹ sản xuất sẽ mất phương hướng và chệch mục tiêu, do chúng dùng GPS để định hướng”, Clark nói.

Trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), chuyên gia Thomas Withington cho rằng hệ thống gây nhiễu Nga không vô hiệu hóa được bom JDAM, nhưng sẽ tác động đến độ chính xác, vốn là tính năng tạo nên uy lực của vũ khí này.

Các khí tài gây nhiễu của Nga cũng là lý do Ukraine giờ đây ngần ngại sử dụng pháo phản lực HIMARS, vũ khí từng có đóng góp lớn trong các đợt phản công trước đây. Đạn rocket của HIMARS cũng sử dụng tín hiệu GPS để dẫn đường và dễ bị lực lượng tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa.





Quân đội Ukraine hồi tháng 9/2022 đăng hình ảnh lên website và nói rằng đã phá hủy tổ hợp tác chiến điện tử R-330Zh Zhitel của Nga. Ảnh: Quân đội Ukraine

Tổ hợp tác chiến điện tử R-330Zh Zhitel của Nga bị phá hủy trong bức ảnh được quân đội Ukraine công bố hồi tháng 9/2022. Ảnh: Quân đội Ukraine

Hồi tháng 3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống tác chiến điện tử Pole-21 đã vô hiệu hóa tín hiệu GPS của UAV Tu-141, khiến nó lao xuống đất trước khi đến được mục tiêu. Đến tháng 4, một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận nhiều quả bom dẫn đường JDAM không đánh trúng mục tiêu do bị gây nhiễu.

Đại tá Pavlenko không phủ nhận hệ thống của Nga đã làm giảm độ hiệu quả và chính xác của vũ khí mà Ukraine nhận được từ phương Tây. Ông cho rằng điều này khiến việc tấn công các hệ thống tác chiến điện tử của Moskva càng quan trọng hơn.

Song khí tài gây nhiễu của Nga vẫn có những điểm hạn chế. Một số chuyên gia RUSI cho hay những tổ hợp như Zhitel có thể bị lộ vị trí khi phát sóng gây nhiễu. Ngoài ra, tín hiệu chế áp mạnh của chúng cũng có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến và hệ thống radar của chính các binh sĩ Nga.

Để ứng phó với những “sát thủ vô hình” trên mặt trận tác chiến điện tử, cả Nga và Ukraine đều phát triển những biện pháp nhằm khắc chế hệ thống gây nhiễu của đối phương, trong đó có lập trình lại các loại vũ khí để chúng có thể vượt qua lớp phòng thủ gây nhiễu.

“Trước khi khai hỏa vũ khí dẫn đường chính xác cao, chúng tôi phải có thông tin tình báo về việc đối phương có hệ thống chế áp điện tử ở khu vực đó hay không. Nếu khu vực đó có tín hiệu gây nhiễu, chúng tôi phải tìm được nguồn phát và phá hủy nó, khi đó mới có thể sử dụng vũ khí dẫn đường”, ông Pavlenko nói.

Khi đó, trách nhiệm trinh sát được đặt lên vai đơn vị tình báo như đội của Alain. Tập kết tại địa điểm mới, Alain thông báo đã xâm nhập được vào đường dây liên lạc của quân đội Nga và đang nghe lén cuộc trò chuyện của lực lượng pháo binh đối phương.

Công việc tiếp theo của đội Alain là xác định tọa độ của các binh sĩ Nga. “Trong chiến tranh, bất cứ mẩu thông tin nào cũng có thể đóng vai trò quan trọng”, anh nói.

Anh Hoàng (Theo BBC)




Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(MPI) - Ngày 08/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng...

Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn”

(MPI) - Trong khuôn khổ các hoạt động của chuỗi sự kiện Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024, chiều ngày 08/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc đã diễn ra Diễn đàn “Hợp tác toàn cầu trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược...

TP.HCM bắt đầu phê duyệt 8 dự án cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất

Hiện đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được phê duyệt cho vay hỗ trợ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP.HCM. ...

Mới nhất