Trang chủNewsThế giớiMặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của...

Mặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ


Tháng 3/2022, ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá của Nga nhằm ngăn chặn quốc gia này rót thêm tiền vào cuộc xung đột.

Mặc dù lệnh cấm này cùng với các biện pháp trừng phạt của EU được cho là nguyên nhân khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt, nhưng các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng không phải chịu thiệt hại nặng nề nhất vì Nga chỉ cung cấp 3% lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ.

Tuy nhiên, giới quan sát nhanh chóng chỉ ra rằng một mặt hàng xuất khẩu đáng chú ý đã bị loại khỏi danh sách đó, chính là uranium.

Trong một thời gian dài, Mỹ đã phụ thuộc rất nhiều vào uranium của Nga. Quốc gia này nhập khẩu khoảng 14% uranium và 28% uranium được làm giàu từ Nga vào năm 2021.

Dễ bị tổn thương

Mặc dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ và cộng đồng quốc tế cấm nhập khẩu uranium của Nga sau vụ Nga pháo kích gần nhà máy điện Zaporizhzhya của Ukraine, các công ty của Mỹ vẫn đang chi trả khoảng 1 tỷ USD mỗi năm cho Rosatom, cơ quan hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga, và nhập khẩu thêm 411,5 triệu đô la uranium được làm giàu chỉ trong quý đầu tiên của năm 2023.

Số tiền 1 tỷ USD chiếm một phần đáng kể thu nhập từ nước ngoài của Rosatom, khoảng 8 tỷ USD/năm, theo The Washington Post. 

Thế giới - Mặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ

Rosatom, cơ quan hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga, vẫn đang bán cho Mỹ khoảng 1 tỷ USD uranium mỗi năm. Ảnh: Washington Post

Đây là một trong những dòng tiền quan trọng nhất còn lại từ Mỹ đến Nga, và nó vẫn tiếp tục chảy, bất chấp những nỗ lực của các đồng minh Mỹ nhằm cắt đứt quan hệ kinh tế với Moscow. Các khoản thanh toán uranium đã làm giàu được thực hiện cho các công ty con của Rosatom, do đó, công ty này có mối liên hệ chặt chẽ với bộ máy quân sự của Nga.

Tự loại bỏ uranium của Nga là một lời kêu gọi khó khăn đối với Mỹ, bởi Nga là nơi có một trong những nguồn tài nguyên uranium lớn nhất thế giới với ước tính 486.000 tấn uranium, tương đương 8% nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, Nga còn là quê hương của tổ hợp làm giàu uranium lớn nhất thế giới – chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.

Trong khi đó, khoảng một phần ba uranium làm giàu được sử dụng ở Mỹ hiện được nhập khẩu từ Nga, nhà sản xuất rẻ nhất thế giới. Phần lớn còn lại được nhập khẩu từ châu Âu. Phần cuối cùng, nhỏ hơn được sản xuất bởi một tập đoàn Anh-Hà Lan-Đức hoạt động tại Mỹ. Quốc gia này hiện cũng không có kế hoạch phát triển hoặc tìm đủ năng lực làm giàu uranium để trở nên tự cung tự cấp trong tương lai.

Sự phụ thuộc này khiến các nhà máy hạt nhân hiện tại và tương lai của Mỹ dễ bị tổn thương nếu Nga ngừng bán uranium đã làm giàu. Các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Vladimir Putin rất có thể sẽ sử dụng chiến lược này bởi ông thường sử dụng năng lượng như một công cụ địa chính trị.

Gốc rễ sâu xa

Mặc dù cuộc xung đột đã bước sang năm thứ hai và chưa có hồi kết, chính phủ Mỹ không có vẻ sốt sắng trong việc khởi động hoạt động làm giàu uranium trong nước.  

James Krellenstein, giám đốc của GHS Climate, một công ty tư vấn năng lượng sạch gần đây đã phát hành sách trắng cho biết: “Thật không thể giải thích được là hơn một năm sau xung đột Nga – Ukraine, chính quyền Biden dường như không có kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc này.

“Chúng ta có thể loại bỏ gần như toàn bộ sự phụ thuộc của Mỹ vào việc làm giàu uranium của Nga bằng cách hoàn thành nhà máy máy ly tâm ở Ohio”, ông Krellenstein cho biết. Tuy nhiên, Công ty vận hành nhà máy Ohio cho biết, có thể mất hơn một thập kỷ để nhà máy này sản xuất được số lượng uranium cạnh tranh được với Rosatom.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào uranium được làm giàu ở nước ngoài dẫn đến những bất lợi tương tự như sự phụ thuộc vào vi mạch và các khoáng chất quan trọng được sử dụng để sản xuất pin điện – hai thành phần thiết yếu của quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Thế giới - Mặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ (Hình 2).

Nhiều nhà máy làm giàu uranium của Mỹ đã phải đóng cửa sau khi Mỹ mua uranium từ Nga. Ảnh: NY Times

Tuy nhiên, trong trường hợp làm giàu uranium, Mỹ từng có lợi thế và đã chọn từ bỏ nó. Cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga có năng lực làm giàu gần như ngang nhau, nhưng có sự khác biệt lớn về chi phí sản xuất, bởi phương pháp dùng máy ly tâm của Nga được chứng minh là tiết kiệm năng lượng gấp 20 lần so với phương pháp khuếch tán khí của Mỹ.

Năm 1993, Washington và Moscow đã ký một thỏa thuận, được đặt tên là Megatons to Megawatts, trong đó Mỹ nhập khẩu phần lớn lượng uranium cấp độ vũ khí của Nga, sau đó được hạ cấp để sử dụng trong các nhà máy điện. Điều này cung cấp cho Mỹ nhiên liệu giá rẻ và cho Moscow tiền mặt, đồng thời được coi là một động thái giảm căng thẳng giữa 2 bên. 

Việc hợp tác này buộc các cơ sở làm giàu uranium kém hiệu quả của Mỹ cuối cùng phải đóng cửa. Thỏa thuận này kết thúc vào năm 2013, nhưng thay vì đầu tư vào máy ly tâm, Mỹ vẫn tiếp tục mua uranium làm giàu từ Nga.

Nếu Mỹ tiếp tục không tham gia vào quá trình làm giàu uranium, khoảng cách giữa Washington và các đối thủ của họ sẽ ngày càng lớn hơn, khi Nga và Trung Quốc đang chạy đua để giành được các hợp đồng hạt nhân dài hạn với các quốc gia mà Mỹ đang muốn đẩy mạnh hợp tác.

Nguyễn Tuyết (Theo Oil Price, NY Times, Washington Post)





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao doanh nghiệp khó tuyển lao động phổ thông?

Theo các doanh nghiệp, hiện việc tuyển dụng lao động phổ thông ở Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn. Ngoài thay đổi các chính sách tuyển dụng, doanh nghiệp cũng mong muốn chính quyền hỗ trợ, có chính sách thu hút nguồn nhân lực hiệu quả. ...

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Toạ đàm thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt...

Ngày 9/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Xã hội học và Phát triển phối hợp Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm Khí hậu với chủ đề “Sự tham gia của thanh niên trong quá...

Liên minh châu Âu gia hạn lệnh cấm vận quan chức Nicaragua

Các biện pháp gồm việc cấm những quan chức này đi qua các quốc gia thuộc EU và đóng băng bất kỳ tài sản nào họ nắm giữ trong các ngân hàng châu Âu. Ngoài ra, ba tổ chức Nicaraguan, bao gồm cảnh...

Triều Tiên tuyên bố tăng tốc để trở thành cường quốc hạt nhân

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 8/10 đưa tin, ông Kim cho biết nước này sẽ đẩy nhanh các bước để trở thành siêu cường quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân và sẽ không loại trừ khả năng sử dụng chúng nếu bị đối thủ tấn công.Ông Kim cáo buộc Hàn Quốc hợp tác với Mỹ để gây ra tình hình bất ổn trong khu vực. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp nào để “hạ nhiệt” giá nhà đang tăng thẳng đứng?

Xây dựng bảng giá đất hợp lý Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa...

Con trai Phó Chủ tịch SeABank không bán hết 1,5 triệu cổ phiếu SSB

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - HoSE: SSB) vừa công bố thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.Theo đó, ông Lê Tuấn Anh, con trai bà Nguyễn Thị Nga...

Eximbank bổ nhiệm thêm Phó Tổng Giám đốc

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HoSE: EIB) vừa có văn bản gửi Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo về việc thay đổi nhân sự.Theo đó, ngân hàng bổ nhiệm ông Phạm Đăng Khoa làm Phó Tổng Giám đốc kể...

FPT là động lực chính giúp VN-Index thoát khỏi phiên giảm điểm

Tiếp nối đà thăng hoa, chỉ sau ít phút mở cửa VN-Index đã bật tăng gần 10 điểm lên mốc 1.290 điểm. Sắc xanh chiếm thế trên bảng điện tử, hầu hết các cổ phiếu đều tăng điểm tốt. Nhóm ngân hàng và các cổ phiếu...

Ông Zelensky bắt đầu công du châu Âu khi Ukraine đối mặt với những ngày tháng khó khăn

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa khởi động chuyến công du tới một loạt quốc gia đồng minh châu Âu của Kiev trong nỗ lực đảm bảo viện trợ quân sự và tài chính bổ sung cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga vẫn...

Bài đọc nhiều

Mỹ là đồng minh duy nhất hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ sự tự do của chúng tôi

Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, cũng như tầm nhìn về thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Nobel Hóa học 2024 vinh danh nghiên cứu về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho 3 nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein, công cụ hóa học độc đáo của sự sống. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2024 gồm: David Baker, 62 tuổi, Giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ; Demis Hassabis, 48 tuổi, hiện là...

Hezbollah nhắm vào quân đội Israel ở biên giới Lebanon, Trung Đông “căng mình” chờ phản ứng của Tel Aviv

Lực lượng Hezbollah ngày 9/10 đã sử dụng đạn pháo và tên lửa nhắm vào binh sĩ Israel ở gần làng Labbouneh tại biên giới Lebanon. Vụ việc diễn ra một ngày sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt 2 nhân vật do Hezbollah bổ nhiệm thay thế cho lãnh đạo mới bị sát hại - Hassan Nasrallah.

Bộ đôi Inokhodets, tên lửa Kh-BPLA đối đầu pháo tự hành Caesar

Hôm thứ Ba (ngày 8/10), quân đội Nga cho biết trong một tuyên bố rằng pháo tự hành Caesar được phát hiện tại vị trí bắn ở một khu rừng thuộc vùng Sumy của Ukraine.Trong vụ tấn công này, máy bay không người lái tầm trung...

Cùng chuyên mục

Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tổng thống Ukraine thăm một loạt nước châu Âu trước bầu cử Mỹ, Trung Quốc kêu gọi xây dựng một châu Á hòa bình, cởi mở, Iran sẵn sàng cho mọi kịch bản ở Trung Đông, Colombia đàm phán gia nhập Vành đai và Con đường, Nga công bố bằng chứng Ukraine sử dụng vũ khí hóa học… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ “nhường” vũ khí cho Ukraine

Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ ngày 9/10 cho biết nước này đã đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này có thể được chuyển đến Ukraine.

Mới nhất

Khám phá TP. Hồ Chí Minh qua từng bước chạy Marathon

TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng chào đón 15.000 vận động viên đến tham gia Marathon, một sự kiện không chỉ tôn vinh tinh thần thể thao mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp của thành phố. ...

thúc đẩy từ chính sách tới hành động

Những chính sách cần thiết Tại khuôn khổ Diễn đàn: “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp”, được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhận định, việc phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh là tất yếu. Trong đó,...

Cô giáo Nghệ An: ‘Muốn tôn vinh nhà giáo, xin đừng miễn học phí cho con chúng tôi’

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo, đề xuất miễn học phí với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự...

Người Hà Nội xuống phố hòa vào không khí 70 năm giải phóng Thủ đô

10/10/2024 | 23:36 TPO - Tối 10/10, hàng nghìn người dân đã đổ về Hồ Gươm, hòa mình vào không khí đặc biệt thiêng liêng trong...

Mới nhất