Trang chủChính trịNgoại giao"Mang quà" tới Mông Cổ, Tổng thống Putin đã có cách "thông...

“Mang quà” tới Mông Cổ, Tổng thống Putin đã có cách “thông nút cổ chai” đường ống khí đốt Nga-Trung Quốc

Dự án “Power of Siberia 2” từ lâu đã bị sa lầy vào các vấn đề chính như giá khí đốt và mức cung cấp. Tuy nhiên, trước chuyến thăm Mông Cổ, Tổng thống Putin đã xác nhận công tác chuẩn bị, bao gồm nghiên cứu khả thi và kỹ thuật, đang được tiến hành theo đúng kế hoạch.

Tổng thống Putin tới Mông Cổ thảo luận về dự án khí đốt nối Nga-Trung Quốc
Tổng thống Putin của Nga tại Lễ đón ở sân bay Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 2/9. (Nguồn: Sputnik)

Điện Kremlin ngày 2/9 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ – quốc gia dự kiến nằm trên tuyến đường ống dẫn khí đốt mới nối Nga với Trung Quốc – Power of Siberia 2. Đây là chuyến thăm chính thức lần đầu tiên sau 5 năm của Tổng thống Nga tới Mông Cổ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Putin dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Ukhnaagiin Khurelsukh, vào ngày 3/9.

Nga đang cân nhắc khả năng cung cấp khí đốt giá rẻ cho Mông Cổ nếu đường ống Power of Siberia 2 tới Trung Quốc được xây dựng, Tổng thống Putin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Mông Cổ Onoodor.

Tổng thống Nga thông báo, các công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho một thỏa thuận liên chính phủ về việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Mông Cổ với mức giá ưu đãi. Ông Putin khẳng định, Moscow luôn “đáp ứng các yêu cầu của những người bạn Mông Cổ của chúng tôi để hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng của họ với mức giá ưu đãi”.

Ông nói thêm rằng, Nga và Mông Cổ “đã có nhiều thập kỷ hợp tác hiệu quả” và việc phát triển quan hệ đối tác này “đã và vẫn là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại của Nga”.

Trên thực tế, Nga đã đàm phán với Trung Quốc trong nhiều năm về dự án Dự án Power of Siberia 2 – xây dựng tuyến đường ống vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt thiên nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal của Nga đến Trung Quốc trung chuyển qua Mông Cổ.

Nếu mọi việc diễn ra như Tổng thống Putin tiết lộ, thì đây là những thông tin mới nhất liên quan Dự án Power of Siberia 2, sau động thái của chính phủ Mông Cổ – bỏ phiếu không đưa đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 2.594 km Power of Siberia 2 kết nối Nga-Trung Quốc qua lãnh thổ của mình vào kế hoạch chi tiêu trong 4 năm tới – một dấu hiệu cho thấy siêu dự án có thể bị hoãn. Và phía Mông Cổ không mong đợi dự án đầy tham vọng này sẽ bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian này.

Ngoài ra, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Power of Siberia 2 sẽ đưa khí đốt đến miền Bắc Trung Quốc, cũng không chắc chắn vì phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sự chuyển dịch ngày càng tăng sang năng lượng tái tạo và chiến lược rộng hơn của Bắc Kinh nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ nhà xuất khẩu nào.

Theo phân tích của chuyên gia Joseph Webster, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, “việc tiếp cận thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu của miền Bắc Trung Quốc đang mở rộng và thị trường LNG toàn cầu có khả năng sẽ vẫn dư cung trong phần còn lại của thập kỷ này. Ngoài ra, miền Bắc Trung Quốc có thể khai thác thêm khối lượng từ sản xuất trong nước và các tuyến đường ống hiện có từ Trung Á đến Trung Quốc”.

Việc phê duyệt đường ống dự kiến sẽ làm thay đổi vận may hiện tại của Gazprom bằng cách gắn chặt hơn nữa với một thị trường tiêu dùng lớn, nhưng lập trường cứng rắn của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến ông Putin mất đòn bẩy.

Việc ký kết một thỏa thuận về một dự án rộng lớn như Power of Siberia 2 vô cùng phức tạp, nhưng Trung Quốc rõ ràng tin rằng, họ đang nắm giữ những “quân bài” tốt hơn.

Trước đó, việc trì hoãn dự án Power of Siberia 2 khiến giới truyền thông quốc tế đặt nhiều câu hỏi, cho rằng “tình hữu nghị Bắc Kinh-Moscow có ranh giới”, bất chấp tuyên bố nổi tiếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, rằng quan hệ song phương “không có giới hạn”.

Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh được cho là đang “nới lỏng” hợp tác năng lượng với Nga và thắt chặt quan hệ với Turkmenistan, khi tuyến đường ống mới nối Trung Quốc-Turkmenistan dường như có một số lợi thế rõ ràng hơn. Cho đến nay, vào năm 2024, Turkmenistan đang vượt qua Nga về cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, xét về mặt doanh thu.

Một báo cáo do một hãng tin tức của Uzbekistan Spot.uz, công bố cho biết, Turkmenistan là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2024, xuất khẩu 5,67 tỷ USD khí đốt. Nga đứng thứ hai với doanh số 4,69 tỷ USD.

Tuy nhiên, như chuyên gia Webster lưu ý, Power of Siberia-2 và đường ống Trung Quốc-Turkmenistan cung cấp cho các khu vực khác nhau của Trung Quốc và không nhất thiết phải đặt ra lựa chọn phải hủy bỏ đường ống kia, mặc dù “nhu cầu khí đốt tự nhiên trong tương lai và thậm chí hiện tại của Trung Quốc vẫn là một điểm mù phân tích lớn”.

Dự án Power of Siberia 2 là một phần trong chiến lược của Nga nhằm bù đắp cho phần lớn nguồn doanh thu từ khí đốt bị mất tại châu Âu – nơi mà “ông lớn” dầu khí Nga Gazprom đã từng cung cấp hơn 150 tỷ m3 khối khí đốt mỗi năm, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đây là dự án kế tiếp của tuyến đường ống cùng tên hiện nay, vốn đã cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc và dự kiến sẽ đạt công suất theo kế hoạch là 38 tỷ m3 mỗi năm vào năm 2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/du-an-power-of-siberia-2-mang-qua-toi-mong-co-tong-thong-putin-da-co-cach-thong-nut-co-chai-duong-ong-khi-dot-nga-trung-quoc-284827.html

Cùng chủ đề

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc...

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Bài đọc nhiều

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Báo cáo niên vụ 2023 – 2024 cho thấy, xuất khẩu cà phê niên vụ này đã đóng góp hơn 5,4 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ngành cà phê từ trước tới nay, theo Vicofa.

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Theo tờ Economist, nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, mang lại doanh thu gần 4 tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi ra đời cách đây 50 năm, Hello Kitty đã tạo ra tổng doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD cho công ty.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Australia “thở phào” vượt qua lạm phát

Ngày 3/11, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lạm phát tại nước này đã qua.

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

Mới nhất

Quốc hội họp về phát triển kinh tế và công tác lập pháp

Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ Hai để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024-2025 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. ...

Bản tin Mặt trận sáng 4/11

Bản tin Mặt trận sáng 4/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Bạc Liêu: Gắn kết, chung vui cùng người dân qua Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư; Kinh nghiệm xóa nhà tạm từ Điện Biên; Từ 1/12/2024, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã. ...

Con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm CEO công ty mua bán, cho thuê xe điện

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Phạm Nhật Minh Hoàng (SN 2000) là người đại diện và là Tổng...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện...

Mới nhất