Trang chủDestinationsHà NộiMang hơi thở đương đại đến nghề thủ công truyền thống

Mang hơi thở đương đại đến nghề thủ công truyền thống


(HNMO) – Sáng 7-4, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển”. Sự kiện nhằm tìm kiếm sáng kiến, giải pháp khơi nguồn sáng tạo trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghề thủ công truyền thống; tôn vinh, quảng bá tinh hoa làng nghề, từ đó đóng góp tích cực cho quá trình phát triển công nghiệp văn hóa; xây dựng, củng cố thương hiệu “Thành phố sáng tạo” cho Thủ đô Hà Nội.

Đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội hay còn gọi là khu “36 phố phường” nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm, là quần thể kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Từ thuở được chọn là kinh đô đất nước hơn một ngàn năm trước, nơi đây đã mang trong mình những đặc trưng nổi bật, hiếm nơi nào có được. Một trong số đó chính là tính chất “làng nghề – phố nghề”, đặc trưng đem lại sự phồn vinh cho Kinh kỳ – Kẻ Chợ năm xưa, nguồn lực văn hóa dồi dào cho Hà Nội hôm nay.

​​Quang cảnh Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển”.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: Hoàn Kiếm là phần “thị” của kinh thành Thăng Long, nơi hội tụ nhân tài bách nghệ, mà đến giờ dấu ấn đó vẫn còn đậm nét trên từng con đường, tuyến phố, trở thành một phần quan trọng, không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận nói riêng. “Nghề thủ công truyền thống trên địa bàn đang cần sự kết nối và tiếp sức để mỗi sản phẩm luôn chứa đựng những thông điệp sáng tạo từ nền tảng di sản, nơi lưu giữ ký ức và là sứ giả cho hoạt động giao lưu văn hóa”, ông Phạm Tuấn Long nói.

Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển” thu hút hơn 30 tham luận và ý kiến thảo luận đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà quản lý văn hóa cơ sở, đại diện các hiệp hội làng nghề, thủ công mỹ nghệ, cùng đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà thiết kế sáng tạo…

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trần Quốc Hoàn, ngành nghề thủ công truyền thống thời gian qua đứng trước rất nhiều thách thức, như: Sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu; thiếu nguồn nhân lực kế thừa; nguồn nguyên liệu thiếu và giá thành cao, thị trường tiêu thụ hạn chế… Phố nghề, nghề trên phố cổ, các sản phẩm kinh doanh, du lịch của quận cũng không đứng ngoài các vấn đề này.

Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm Đoàn Quang Cường nêu: “Bên cạnh những giá trị nghề truyền thống, các tuyến phố chuyên doanh chứa đựng nhiều tiềm năng để trở thành một nhân tố quan trọng về bảo tồn và phát huy giá trị khu “36 phố phường”. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi không gian, cảnh quan, kiến trúc và thu hẹp hoạt động trên nhiều tuyến phố, thể hiện rõ nhất qua số cửa hàng kinh doanh kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã giảm từ 90 xuống còn 40 cửa hàng; cửa hàng làm nghề thuốc truyền thống trên phố Lãn Ông giảm từ 85 xuống 35 cửa hàng, và cửa hàng kinh doanh tơ lụa trên phố Hàng Gai giảm từ 91 cửa hàng xuống còn 40 cửa hàng”.

Triển lãm nghề làm tranh dân gian Hàng Trống.

Trong khi đó, từ thực tế bảo tồn, phát huy nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Đặng Minh Tuấn cho biết: “Do những khó khăn từ việc nguồn lực kế cận còn mỏng, chính sách hỗ trợ và nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động này còn thiếu tập trung… mà các hoạt động khôi phục, phát huy giá trị dòng tranh mới dừng lại ở tính chất quảng bá, mà chưa thực sự có hoạt động về bảo tồn, khôi phục di sản mang tính bền vững”.

Khơi nguồn sáng tạo từ vốn di sản nghề truyền thống

Từ những thảo luận, trao đổi, Tọa đàm đã cho thấy nghề thủ công truyền thống của Hà Nội nói chung, trong Khu phố cổ nói riêng rất cần sự kết nối, tiếp sức của cộng đồng sáng tạo, mà đại diện tiêu biểu là các nhà đầu tư, nhà thiết kế, đội ngũ doanh nhân sáng tạo… qua đó mang đến sức sống mới, hơi thở đương đại cho các sản phẩm dựa trên nguồn vốn di sản hay nền tảng tri thức dân gian, phục vụ phát triển kinh tế đô thị nói chung; khôi phục, phát triển hoạt động các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu phố cổ Hà Nội nói riêng.

Theo Giám đốc sáng tạo Thương hiệu “Tired city” Nguyễn Việt Nam, cần đặt khách hàng làm trung tâm trong việc phát triển và gìn giữ sản phẩm thủ công truyền thống, từ đó quan tâm tới nhu cầu của khách hàng khi tiếp cận một sản phẩm văn hóa. Chẳng hạn như, sản phẩm dùng làm gì, dành tặng ai, có phù hợp không, mang về thế nào, sử dụng, bảo quản ra sao và đặc biệt là câu chuyện phía sau sản phẩm chứa đựng giá trị, niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

Đề xuất giải pháp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đại diện Thương hiệu “Hanoia” Đinh Công Tài gợi ý xây dựng phố cổ Hà Nội trở thành “làng nghệ thuật truyền thống”, liên kết chuỗi các làng nghề, hộ kinh doanh…, tạo nên một không gian văn hóa và nghệ thuật làng nghề trải dài các mô hình trải nghiệm, từ “gallery” nghệ thuật, không gian ca phê, mua sắm đến thử nghiệm sáng tạo dựa trên những chất liệu truyền thống…

Còn theo nhà thiết kế Nguyễn Khánh Huyền, thuộc Dự án Họa sắc Việt, giải pháp khai thác tiềm năng ứng dụng nghệ thuật truyền thống lên thiết kế hiện đại chính là kết nối với các nhà thiết kế trẻ, có tư duy thẩm mỹ, phong cách đương đại, nhằm tạo nên những tác phẩm hòa quyện tinh hoa truyền thống với hơi thở nghệ thuật đương đại.

Nghề làm đàn truyền thống nhằm quảng bá tinh hoa nghề thủ công truyền thống trên đất Thăng Long – Hà Nội.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh những việc cần làm ngay, là xây dựng cơ sở dữ liệu di sản một cách khoa học, với phương thức quản lý thống nhất, tiếp cận dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng sáng tạo thể nghiệm, thực hành những sáng tạo mới, mang lại những giá trị mới cho di sản. Tạo nguồn quỹ phục vụ bảo tồn, lưu giữ tri thức dân gian nghề truyền thống, cũng như hỗ trợ khơi nguồn thiết kế sáng tạo từ giá trị di sản. Chú trọng giáo dục di sản, trang bị kiến thức, sự hiểu biết cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ để nuôi dưỡng tình yêu, niềm tự hào dành cho di sản. Xây dựng các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với đời sống hiện đại…



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống. EU ban hành lệnh cấm mới Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương sáng 22/12, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Chiều ngày 20/12, tại Hà Giang, Cụm thi đua số 1 (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào Hrê ở...

Đoàn tàu lửa hạng sang của Đường sắt Việt Nam chở khách du lịch xuyên Việt đến Huế

Sau khi đoàn tàu lửa hạng sang dừng lại tại ga Huế, du khách đi tour xe Vespa tham quan Đại Nội Huế, làng nghề đúc đồng, Hổ Quyền, lăng Minh Mạng, làng hoa giấy Thanh Tiên và trải nghiệm ẩm thực Huế. ...

Nhìn những ngày xưa cũ

Tháng cuối năm, trời trở lạnh. Mùa đông làm nhịp sống thành phố bớt chút ồn ào, nhiều phần tĩnh mặc. Những cơn gió rét thổi ngang thị thành làm ai nấy chợt muốn dậy trễ vài giây, đi chậm vài phút, kỳ kèo...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, TX Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đã đầu tư trồng 4.000m2 măng cụt và hằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá

Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu, hấp dẫn, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024 góp phần đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá hàng Việt. Đồng thời, hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủ đô, nhất là trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tháng kích cầu tiêu...

Khai mạc Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Thạch Thất

Ngày 19-12, tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, trung tâm huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024. Phát biểu tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội ông Nguyễn Văn Chí cho biết,...

Chủ động phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền. Từ đó, chủ động nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm OCOP, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ liên kết chuỗi để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Liên kết tạo vùng nguyên liệu Xã Đa Tốn (huyện...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Ứng Hòa phát triển sản phẩm OCOP từ vùng trồng lúa tập trung

Là vùng chuyên canh lúa gạo lớn của thành phố, huyện Ứng Hòa đã xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn với nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy”. Đặc biệt, với vùng sản xuất tập trung, chất lượng thơm ngon, từ năm 2019, sản phẩm gạo Japonica giống J02 của Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết (thôn Ngọc Động, xã Phương Tú) được công nhận trong...

Bài đọc nhiều

Các địa điểm vui chơi ở phố cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm Nằm ở trung tâm thành phố, hồ Hoàn Kiếm hay còn có cái tên gọi khác là Hồ Gươm, nơi được coi là trái tim của thủ đô Hà Nội, gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Bất cứ ai khi đặt chân đến thành phố vì hòa bình này đều phải một lần ghé qua nơi đây. Không chỉ thu hút du khách với cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ, đây còn...

Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức

(HNMO) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định “Về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn...

Cháy dãy nhà kho chợ đầu mối Đền Lừ

(HNMO) - Khoảng 7h55 sáng 23-5, tại dãy nhà kho chợ đầu mối Đền Lừ trên phố Tân Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xảy ra vụ hỏa hoạn. ...

Độc đáo ba ngôi đền cổ ở Bắc Ninh

(HNMCT) - Đền thờ Cao Lỗ Vương; Đền và lăng Kinh Dương Vương; Đền Sĩ Nhiếp có giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo, là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách. ...

Hoàng Anh Gia Lai chia điểm đáng tiếc trước SHB Đà Nẵng

(HNMO) - Tối 27-5, Câu lạc bộ (CLB) Hoàng Anh Gia Lai có chuyến hành quân làm khách trên sân nhà CLB SHB Đà Nẵng trong khuôn khổ vòng 9 Night Wolf V.League 2023. ...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Quận Cầu Giấy những năm 2000

Được thành lập tháng 9 năm 1997, Quận Cầu Giấy trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đã dành được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trên mọi lĩnh vực, xứng đáng đại diện cho diện mạo một quận phía Tây của thủ đô Hà Nội. Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của quận Cầu Giấy giai đoạn năm 2000 - 2010 qua thước phim dưới đây.

Mới nhất

Công ty bất động sản ở TP.HCM vay 6.900 tỉ trái phiếu trong 1 ngày: Ai đứng sau?

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Newco vừa hoàn tất phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.900 tỉ đồng chỉ trong 1 ngày. ...

Chuyện về cô giáo có tình yêu đặc biệt với trẻ đặc biệt

(Dân trí) - Cô Nguyễn Thị Tú Trân (sinh năm 1981) đã có hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Trước đây, cô Nguyễn Thị Tú Trân (Tây Ninh) có mong muốn được theo dạy bộ môn sinh học. Khi cố Tổng Bí thư Đỗ Mười về địa phương chỉ đạo...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu.Phút 61, sau...

VietinBank thông báo chào hàng “Gói mua sắm dịch vụ cho hoạt động thuê ngoài nhân sự công nghệ thông tin – đợt 6”

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có kế hoạch tổ chức “Gói mua sắm dịch vụ cho hoạt động thuê ngoài nhân sự công nghệ thông tin - đợt 6” sử dụng nguồn vốn chi phí của VietinBank. VietinBank kính mời các nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và quan tâm đối với...

Mới nhất