Trang chủSự kiệnTết Giáp Thìn 2024Mâm cỗ đón giao thừa ba miền Bắc - Trung - Nam

Mâm cỗ đón giao thừa ba miền Bắc – Trung – Nam

Lề thói mỗi miền mỗi khác, mỗi nhà mỗi khác, làm nên cái Tết phong nhiêu gợi lên một miền hoa trái, lễ lạt đắm say sẽ còn trở đi trở lại trong văn hóa Việt Nam.
Mâm cỗ cúng giao thừa - Ảnh: KIỀU ANH PHONG

Mâm cỗ cúng giao thừa – Ảnh: KIỀU ANH PHONG

Chuẩn bị Tết, cỗ giao thừa ba miền Bắc – Trung – Nam thật khác mà cũng thật giống bởi đều nằm trong cảm trạng chung. “Ai ra Trung, ra Bắc, vô Nam, dù đi đâu ai cũng nhớ / về chung vui bên gia đình”.

Cỗ phố cổ tỏ lòng son

Bà Vũ Thị Tuyết Nhung là tác giả của nhiều bài báo về ẩm thực Hà Nội. Bà cũng là người nấu ăn ngon có tiếng. Những ngày xuân Giáp Thìn sầm sập tới, lòng bà Nhung lại chộn rộn một mâm cỗ cúng giao thừa của phố cổ một thời xa.

Bà kể thời đó, phố mới chập choạng, vừa rửa xong chậu bát đĩa của bữa cơm tất niên chiều 30 Tết, chị em bà đã nghe tiếng mẹ cắt đặt chuẩn bị cỗ giao thừa.

Nào là đổ gạo nếp ngâm ra cho róc nước. Bổ gấc, đánh mấy hạt muối với thìa rượu trắng cho nhuyễn xóc vào gạo.

Ấp lá mỡ gà và cho đường vào chõ lúc xôi chín. Rồi thì chuẩn bị ấm nước sôi đặt sẵn để tối làm gà…

Dặn con là thế nhưng việc quan trọng nhất trong mâm cỗ cúng giao thừa thì phải do đích thân mẹ lo liệu.

Nhà bà Nhung đông chị em gái nên cứ giáp Tết, các rể bê con gà sống thiến béo múp và chai rượu nút lá chuối thơm lừng đến sêu Tết nhạc phụ, nhạc mẫu.

Tuy nhiên, gà đó chỉ để luộc, rán, ninh măng, nấu bún thang; còn gà cúng giao thừa, mẹ bà phải đích thân ra chợ Hàng Bè hoặc dặn các thím ở Vân Đình gửi ra.

Bà hay nói gà cúng giao thừa phải là gà trống hoa, chưa biết đạp mái, độ trên dưới 1kg. Gà ri ta thịt thơm mà mềm. Chân vàng rượi, mào phải đỏ tươi.

Bà dạy con gái trong nhà lấy chiếc đũa ăn cơm gác hai cánh gà lên, buộc lạt mềm dựng chiếc đầu gà lên cho thẳng, thả vào chiếc nồi to cho ngập nước và mấy hạt muối rồi đun sôi nước, hớt bọt, tắt lửa đậy vung một lúc lâu lâu là vớt ra, giội nước đun sôi để nguội cho sạch sẽ.

“Gà non mà luộc lâu quá là toác da, tụt cánh không có được đâu đấy” – bao năm rồi mà giọng của mẹ vẫn còn in trong tâm trí.

Bà Nhung nói tiếp: “Lúc bấy giờ, mẹ tôi mới lấy bông hồng quế hàm tiếu đỏ hồng, cành lá xanh biếc gài vào mỏ gà bày lên đĩa. Con gà vàng rượi, đôi cánh dang sang hai bên như đang bay lên cao…”.

Thiếu đĩa gạo, đĩa muối các con ơi. Cúng giao thừa nhất thiết không được thiếu gạo với muối. Bà chỉ từng li từng tí như thế”, bà Tuyết Nhung nói mẹ bà giống như linh hồn của Tết. Có bà, con cái vâng phục, hiểu biết lễ nghi được khởi đi từ lòng thành tâm, hiếu kính nhất mực của con cháu dành cho tổ tiên.

Ngắm nhìn mâm cỗ tươm tất đẹp đẽ, mẹ bà Nhung mới mời chồng ra thắp hương mâm cúng trời đất, tiễn quan hành khiển năm cũ đi, đón quan hành khiển năm mới về cai quản nhân gian.

Bà Nhung nhớ những mùa Tết cũ “một đi không trở lại”, cả thành phố lặng yên nghe thư chúc Tết của Bác Hồ. Thật là thiêng liêng và xúc động. Mẹ bà khấn vái trời đất phù hộ cho quốc thái dân an, gia đình thịnh vượng, hạnh phúc rồi bà đốt tiền vàng, rắc gạo muối xuống đường.

Sau khi bưng mâm cỗ vào nhà, mẹ bà thường rót chén rượu mới và cha bà miếng tiết luộc, cắt cho các con mỗi đứa một miếng xôi gấc ăn lấy may cho năm mới.

Một mâm cỗ ngày Tết cổ truyền - Ảnh: Đ.DUNG

Một mâm cỗ ngày Tết cổ truyền – Ảnh: Đ.DUNG

Thơm thảo lễ Huế đón ông bà

Còn ở Huế, trong thời khắc giao năm thiêng liêng, chủ nhà thường bận bộ lễ phục áo dài đen khăn đóng thắp nhang khấn vái giữa đất trời.

Hình ảnh ấy hiện diện ở nhiều gia đình, thành dãy dài trên các phố ở đất cố đô trong giờ phút giao thừa. Giống như nhiều lễ nghi khác của người Huế, lễ đón giao thừa của người Huế cũng nghiêng hẳn về giá trị tinh thần.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thuận An lễ cúng giao thừa - Ảnh: THÁI LỘC

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thuận An lễ cúng giao thừa – Ảnh: THÁI LỘC

Lễ vật cúng giao thừa rất thơm thảo. Ngoài cau trầu rượu, hương đèn vàng mã, hoa quả, còn có thêm một số thứ đơn giản nữa để tiễn ông hành khiển năm cũ, đón ông hành khiển mới.

Kể từ giao thừa đến mùng 7 tháng giêng, người Huế tránh việc động chạm gì đến thiên nhiên, đất trời. Bởi vậy người Huế nguyên xưa không có xuất hành hái lộc, bẻ hoa như một số nơi.

Với người Huế, lễ cúng trong ngày cuối năm là quan trọng nhất, được xem khởi sự ngày Tết của người Huế. Lễ này chính là lễ rước tổ tiên ông bà về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Từ đó cho đến ngày cúng đưa, khoảng từ mùng 3 – mùng 4 Tết, bàn thờ luôn hương chong đèn rạng.

Mỗi bữa trong mấy ngày Tết, người Huế bày mâm cỗ và các loại bánh mứt lên bàn thờ, thắp hương mời ông bà như thể ông bà đang có mặt cùng con cháu trong những ngày này.

Bởi vậy, người Huế thường chỉ quanh quẩn đón Tết để lo chuyện cúng kiếng chứ ít đi xa, họ nghĩ đến bàn thờ luôn ấm cúng, tránh cảnh hương tàn bàn lạnh tội cho ông bà.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa nói hiện người Huế vẫn giữ nhiều truyền thống gắn liền với lễ nghi, ít phai nhạt, pha tạp, nhốn nháo.

Những lễ nghi trang trọng, gắn liền con người sống với gia tiên, với đất trời chứ không cầu đảo, dị đoan. Về cơ bản, mọi gia đình vẫn xem Tết là dịp sum vầy, đoàn tụ. Tết vẫn là dịp để xóm giềng viếng thăm nhau.

Tết nhứt nhớ chữ Nôm

Nhà văn trẻ Lê Quang Trạng quê An Giang, nơi mà cư dân đa số có gốc gác từ miền Trung. Trong những ngày xuân mới, anh lại nhớ về văn hóa chữ nghĩa của làng mình. Trạng kể ai trong làng mà biết chữ Nôm thì được cả làng coi trọng.

Người miền Tây thờ nhiều vị phúc thần: Thần tài, Thổ địa, Sơn thần, Táo quân, Thần nông… Họ cũng theo nhiều nghề thủ công như thợ may, thợ hồ, thợ mộc, nghề tàu ghe, hạ bạc…, mỗi nghề đều có tổ nghề.

Khi chưa có tranh thờ, người dân đa số thờ bằng chữ, đề tên phúc thần và vài câu chúc tụng bằng mực Tàu viết trên tờ giấy hồng đơn. Nét chữ đậm nhạt ấy, thấy vậy mà “có thần”. Người ta nhìn chữ Nôm mà thấy cả hồn thiêng sông núi, tinh thần dân tộc một cách linh thiêng và cổ kính.

Cho chữ là một nét văn hóa đẹp mỗi dịp Tết đến xuân về - Ảnh: ĐỖ PHU

Cho chữ là một nét văn hóa đẹp mỗi dịp Tết đến xuân về – Ảnh: ĐỖ PHU

Lê Quang Trạng vẫn nhớ hồi nhỏ, khi Tết sắp về, anh hay theo bà nội đến chùa gần nhà để xin sư thầy Huynh Thành viết cho tấm biển thờ Ông Táo, Mẹ Sanh, Thổ Thần để thay cho tấm năm cũ đã phai, cùng vài câu liễn để treo ngày Tết.

Trạng nhớ có lần thầy viết sót một nét ngang trong chữ “Phúc” cho bà cụ xóm trên, thầy đã chân không chạy lẹ đến nhà bà đòi lại cho bằng được, thay bằng một tờ liễn khác.

“Sư phụ nói chữ nghĩa là thánh hiền, viết thiếu một nét cũng như thiếu một cái tay, tui thật là tội lỗi, thiện tai, thiện tai”…

Khi thầy Huynh Thành viên tịch, chùa không có ai theo học chữ Nôm để thay thầy viết liễn đối, liễn thờ… Từ đó, nhiều nhà trong làng cũng không thay liễn thờ có nét chữ Tết cuối cùng của thầy nữa.

Mấy tấm liễn thờ Mẹ Sanh, Ông Táo của nhà Trạng bao năm vẫn vẹn nguyên một nét mực của thầy. Vậy mà mỗi năm dọn dẹp nhà, nghĩ coi còn thứ gì mình cần thay mới hay không, ngó lên trang thờ thấy tấm liễn bạc màu, lòng lại xôn xao nhớ thương da diết.

Nam Bộ xưa phong nhiêu

Nhà nghiên cứu dân gian Huỳnh Ngọc Trảng từng kể trong một cuốn sách của ông, ở Nam Bộ có một tập tục xưa, chí ít tồn tại tới trước năm 1945, thậm chí tới 1960. Người dân thường chuẩn bị hai cỗ khác nhau.

Một cỗ trái cây tương tự như mâm ngũ quả hay mâm quả tử (được gọi là cái “chò chuối”, tức một cái “chưn chò” ba chân làm bằng gỗ, trên đặt một “đĩa bàn thang” để bày cỗ chuối).

Người ta chọn nguyên buồng chuối và cắt từng nải sắp lên, trên cùng nải nhỏ, tạo nên ngọn tháp ba tầng. Loại cỗ thứ hai đặt hai bên lư hương chính trên bàn thờ: dưới là trái dưa hấu, trên đỉnh dưa hấu là quả hồng rim/hồng khô, trên hồng là quýt.

Về sau, mâm trái cây chuẩn bị cho Tết cũng khác đi, phổ biến có mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài biểu ý “cầu vừa đủ xài”. Thêm vào đó, trái sung hoặc trái thơm cốt để “thơm tho, sung túc”.

Trong chuyên khảo viết về phong tục tập quán ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20 của Lê Văn Phát, ông cho biết Nam Kỳ xưa có tục vào khem, tức những điều kiêng kị, bắt đầu sau lễ rước ông bà và dựng nêu, tức suốt đêm 30 đến mùng 1 cho đến khi có người xông đất đầu năm.

Trong thời gian đó, ai cũng phải ở trong nhà, cửa chỉ mở hé, giữ im lặng, riêng trẻ con được dặn phải ngoan để có một năm mới tốt lành. Kiêng quét nhà, mở tủ và giấu hết các loại chổi…

Hai câu chuyện nhỏ cho thấy Nam Bộ xưa cũng có nhiều tập tục. Tuy nhiên, giờ đây, văn hóa sửa soạn đón Tết cũng đơn giản đi nhiều. Quan trọng nhất, người dân giữ cái tinh thần nghênh xuân vui vẻ, hiếu lễ với tổ tiên, anh em sum vầy.

Nghệ sĩ Hữu Châu

Nghệ sĩ Hữu Châu

Nghệ sĩ Hữu Châu sống với bà nội từ nhỏ tới 19 tuổi (bà nội ông là bà bầu Thơ nổi tiếng của đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga – PV) nên học được nhiều từ bà trong việc sửa soạn đón Tết.

Hữu Châu thường phụ trách trang trí bàn thờ và cúng kiếng chính ngày 30 và đêm giao thừa.

Ngày xưa nội làm sao, giờ ông cũng bắt chước làm y vậy. Với Hữu Châu, những khoảnh khắc này hết sức thiêng liêng.

Gia đình ông làm lễ cúng rước ông bà vào trưa 30. Trái cây lúc nào cũng có. Mâm cúng gồm thịt kho hột vịt, canh khổ qua, canh bắp cải cuộn…

Đêm giao thừa Hữu Châu bày mâm cúng ra một cái bàn ngoài sân. Có đĩa trái cây lớn, trái dừa, một trái dưa hấu, ba chung trà, ba chung rượu.

Ông kể, ông đốt nhang và khấn mong một năm mới bình an cho gia đình, công việc thuận lợi. “Tôi thật sự rất thích công việc sửa soạn, bài trí bàn thờ ngày cuối năm.

Tôi cố gắng làm thật đẹp, chỉn chu như bày tỏ tấm lòng của mình với tổ tiên, mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình. Trang trí xong cứ vậy mà ngồi ngắm và lắng lòng nhớ về những người xưa”, ông nói.

Mâm cỗ đón giao thừa ba miền Bắc - Trung - Nam- Ảnh 10.

Nghệ sĩ Kim Xuân

Ngày xưa tôi sống chung gia đình chồng hơn hai mươi năm, từ năm 2001 vợ chồng ra riêng thì một tay tôi sắp xếp mọi việc trong nhà cuối năm.

Tôi nhớ má tôi làm sao thì tôi cũng làm giống vậy. Má tôi không nặng nề chuyện cúng kiếng rườm rà. Bà quan niệm cái tâm, cách sống của mình ở đời mới quan trọng.

Bà nói khi cúng kiếng cần phải có sự thành tâm, tưởng nhớ thật sự tới ông bà. Mâm cúng trưa 30 nhà tôi cũng giản dị nhưng trang trọng. Có trái cây, bánh kẹo…

Vì thích hoa nên tôi chưng rất nhiều hoa đẹp. Đêm giao thừa tôi đặt bàn cúng hướng ra ngoài với mâm ngũ quả lớn, một trái dừa, tôi điểm thêm những viên kẹo sô cô la cho một năm mới ngọt ngào.

Đặc biệt, tôi cũng tránh không đốt giấy tiền, vàng mã. Cả năm mình chăm chỉ làm từ thiện giúp đời, giúp người là tốt rồi. Tôi thích khoảnh khắc cúng giao thừa.

Một mình tôi ngồi đó thấy lòng bình an, ngẫm nghĩ những chuyện của năm qua và chiêm nghiệm được mất của cuộc đời để biết cách lắng lòng, học sống an yên. (Nghệ sĩ Kim Xuân)

Mâm cỗ đón giao thừa ba miền Bắc - Trung - Nam- Ảnh 11.

Nghệ sĩ Hồng Ánh

Đêm giao thừa tôi cúng đơn giản: một đĩa trái cây, một đĩa mứt nhỏ, một đĩa muối nhỏ, một đĩa gạo, bình bông, bánh kẹo, ba chum nước, một bình trà…

Nhà tôi không cúng giao thừa đồ ăn mặn. Trái cây thì không nhất thiết phải năm loại, có xoài, thanh long, nhãn, na… Mỗi loại một trái.

Trên bàn thờ tổ tiên thì có mâm ngũ quả lớn hơn, có năm màu.

Khi cúng giao thừa, đứng giữa đất trời, tôi chỉ cầu mong những điều tốt lành đến với quê hương đất nước mình, rồi thiên nhiên khí hậu con người vì mình là một phần trong đó chứ không cầu mong điều gì riêng cho bản thân mình.

Một năm vừa rồi có nhiều biến cố không vui, mong năm mới mọi thứ thuận lợi hơn, mong mình có sức khỏe hoặc đủ tinh thần để dũng cảm vượt qua những khó khăn.

Tôi nghĩ quan trọng là mình có tấm lòng thành, cúng để khép lại một năm cũ, bước sang một năm mới sao cho bình yên. Bây giờ mọi thứ đều đơn giản hơn.

Không phải mình không có điều kiện và thời gian để bày biện phức tạp, nhưng tôi thấy năm nay nhiều người khó khăn quá, mình nên coi trọng phần nghĩa còn phần lễ tiết chế lại.

Nếu nấu nướng để cúng linh đình, ê hề mà gia đình không có nhiều người thì ngày hôm sau phải ăn lại đồ cũ không ngon, còn phải bỏ đồ ăn đi thì cực kỳ xót xa. (Diễn viên Hồng Ánh)

Đậu Dung – Tuotre.vn

Source link

Cùng chủ đề

Cách ăn trứng không lo cholesterol tăng

'Trứng có là món ăn lành mạnh hay không tùy thuộc vào cách bạn chế biến chúng, nhất là đối với người bị cholesterol cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

nguy cơ ngộ độc cao

Tuy nhiên, chuyên gia y tế cảnh báo, đây là trào lưu nguy hại, không tốt cho sức khỏe, bởi ăn loại trứng này có nguy cơ ngộ độc cao. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, cách tốt nhất là người dân nên ăn trứng tươi và sạch. Trứng có thể nhiễm khuẩn gây bệnh Mới đây, tài khoản TikTok M.B.T.N.A. đăng tải video chia sẻ về việc ăn trứng ung, thối của người này thu hút hàng triệu...

Những món ăn hấp dẫn được làm từ trứng có thể bạn chưa biết

Từ những bữa sáng đơn giản cho đến các món ăn phong phú, trứng luôn mang lại hương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố loại thuốc ‘uống vào bằng chạy bộ 10 cây số’

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch vừa công bố một loại thuốc có thể thay thế việc chạy bộ 10km ở tốc độ cao. Theo báo Guardian, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã giới thiệu loại thuốc tên LaKe, có...

10 tỉ phú thế giới có thêm 64 tỉ USD sau chiến thắng của ông Trump

Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng kỷ lục sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống. Báo Guardian ngày 7-11 cho biết tài sản của 10 người giàu nhất thế giới, trong đó phần lớn là tỉ phú...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. Tại sao tập thể dục vừa phải có thể giúp...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Thiếu kỹ năng, dễ tự chuốc họa

Bị trộm cướp, móc túi do bất cẩn đến một số vụ phát hiện camera quay lén trong nhà vệ sinh, khu vực công cộng gần đây, nhiều bạn trẻ có vẻ giật mình khi nghiệm lại dường như đang thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao...

Tiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát huy thế mạnh du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp được xem là định hướng quan trọng gắn với mô hình du lịch sinh thái sông nước và vườn cây ăn trái đặc sản mà địa phương đang nỗ lực khai thác hiệu quả. Trung bình mỗi năm, Đông Hòa Hiệp đón...

Mới nhất