Trang chủKinh tếNông nghiệpMai chiếu thủy, mai nu mặt khỉ-cây cảnh sức hút lạ kỳ,...

Mai chiếu thủy, mai nu mặt khỉ-cây cảnh sức hút lạ kỳ, trồng thành công, cả làng ở Tiền Giang trúng


Ấp Thạnh Lạc Đông, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) là nơi có nghề trồng mai nu (cây mai chiếu thủy, cây mai nu mặt khỉ) nổi tiếng của huyện. 

Nhiều nông dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa với mô hình trồng mai nu chiết cành, cây mai nu tạo hình, trong đó tiêu biểu có ông Huỳnh Văn Nghĩa. 

Ông Nghĩa đã gắn bó với nghề trồng mai nu hơn 50 năm. “Loại cây kiểng cổ u nần khắp thân, rêu phong có sức hút lạ thường”, ông Nghĩa thổ lộ.

Theo ông Nghĩa, những u nần trên thân cây mai nu có hình dáng như mặt khỉ. Vì vậy, dân chơi cây kiểng đặt cho mai nu là mai nu mặt khỉ. 

Ông Nghĩa cho biết, cây mai nu mặt khỉ rất dễ trồng. Người trồng chỉ cần chiết cành ghim xuống đất là cây tự phát triển.

Tuy nhiên, để tạo dáng, tạo hình cho cây mai nu thành sản phẩm nghệ thuật, người trồng phải có nghề. “Trồng mai nu rất công phu, từ cây nguyên liệu đến nuôi dưỡng, tạo hình, tạo dáng cho cây. 

Cây mai nu mặt khỉ đã tạo hình hoàn chỉnh, theo nguyên tắc chơi kiểng cổ có giá trị rất cao.Trung bình, một cặp mai nu mặt khỉ đã hoàn chỉnh có thế có giá 60 – 80 triệu đồng”, ông Nghĩa cho biết.

Mai chiếu thủy, mai nu mặt khỉ-cây cảnh sức hút lạ kỳ, trồng thành công, cả làng ở Tiền Giang trúng- Ảnh 1.

Vườn trồng cây cảnh-cây chiếu thủy (cây mai nu, mai nu mặt khỉ) của gia đình ông Nghĩa, nông dân ấp Thạnh Lạc Đông, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang).

Ông Nghĩa cho biết thêm, sản phẩm mai nu mặt khỉ giá trị ở chỗ có cây nhiều u nần và nốt u to.Theo ông Huỳnh Văn Nghĩa, để có những gốc mai nu u nần, người trồng mai nu rất kỳ công. 

Người chơi kiểng sành điệu sẵn sàng trả giá rất cao đối với những gốc mai nu được trồng lâu năm, được tạo hình đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa triết lý.

Để có những gốc mai nu như ý muốn, người trồng phải mất 3 – 5 năm để trồng cây nguyên liệu. Khi gốc cây mai nu đạt kích cỡ, người trồng cho cây vô chậu. 

Sau đó, người trồng mới chỉnh sửa, tạo dáng cho cây mai nu.Trong quá trình tạo hình, chỉnh dáng, người trồng định kỳ uốn cong thân để tạo hình, như: “Siêu phong bán nguyệt”, “Lá rụng về cội”, “Vô nữ bất thành mai” hay “Tam cương, ngũ thường”…

Ít nhất phải mất 5 năm người trồng cây cảnh đang hot này phải tỉ mỉ tạo hình, cây mai nu mới định hình dáng dấp.

“Tùy theo ý thích của người trồng mà tạo dáng cây. Tuy nhiên, phải đảm bảo nguyên tắc và triết lý tạo hình. Ví như, muốn thể hiện triết lý “Lá rụng về cội”, thì người trồng uốn ngọn cây mai nu chiếu thẳng xuống trùng với gốc mới đạt yêu cầu”, ông Nghĩa chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nghĩa, tuy dễ trồng nhưng cây mai nu dễ bị sâu bệnh, như sâu đục thân. Nên người trồng phải thường xuyên thăm vườn. 

Mai chiếu thủy, mai nu mặt khỉ-cây cảnh sức hút lạ kỳ, trồng thành công, cả làng ở Tiền Giang trúng- Ảnh 2.

Ở xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang người trồng cây cảnh đem cây mai nu mặt khỉ (cây mai chiếu thủy) trồng dưới ruộng. Người dân đắp mô đất cao và trồng mai nu, xung quanh vẫn là nước.

Nếu cây mai nu bị bệnh phải phun xịt thuốc đặc trị. Ngoài ra, người trồng còn phải bón phân cân đối cho cây. Cây mai nu rất thích hợp phân hữu cơ, tro trấu, phân bò; cần tưới nước phù hợp, tránh cây bị mất nước.

Nhờ trồng mai nu, ông Huỳnh Văn Nghĩa, xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây đã có khu vườn với 6.000 m2 đất thu tiền tỷ.

Trồng mai nu trên nền đất ruộng

Hay như anh Trần Đông Liệt (45 tuổi), khu phố 3, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) đang sở hữu vườn mai chiếu thủy 5 năm tuổi, trị giá trên 2 tỷ đồng cho biết: Với diện tích gần 5.000 m2, hiện gia đình anh có khoảng 20.000 cây mai chiếu thủy lớn, nhỏ. 

Theo giá trị trường hiện nay, các cây mai chiếu thủy hơn 3 năm tuổi hiện anh bán với giá 300.000 đồng/cây. Mai 5 năm tuổi 500.000 – 700.000 đồng/cây… 

Theo anh Liệt, việc trồng mai chiếu thủy trên đất ruộng với quy mô lớn tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, giúp cây mai phát triển rất nhanh. Thông thường chỉ cần sau 1 năm, cây mai đã có nu và sau 3 năm đã đạt chuẩn cây nguyên liệu để đưa lên chậu tạo hình. Ngoài ra, anh còn bầu chiết nhánh bán cây giống.

Từ những gốc mai nguyên liệu trồng dưới ruộng, cùng với việc tìm mua các gốc mai chiếu thủy cổ thụ ở địa phương, anh đã uốn, tạo dáng, sửa rễ để tạo kiểng bonsai, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện anh còn khoảng trên 10 cặp mai chiếu thủy Bonsai đã thành hình, giá trị mỗi cặp giao động từ 30 – 50 triệu đồng.

Ở xã Long Vĩnh có anh Trần Trọng Tân (52 tuổi), sau khi xuất ngũ về địa phương, anh đã miệt mài lao động sản xuất, chọn cây trồng thích hợp trên đất lúa kém hiệu quả. 

Tích cóp được số vốn, anh mạnh dạn trồng cây mai nu. Từ học hỏi kinh nghiệm cùng với niềm đam mê, anh “bén duyên” với cây mai nu đã hơn 30 năm. Hiện nay, vườn mai nu của anh với diện tích trồng mai nu gần 2 ha, hàng trăm cặp kiểng đã thành hình có giá trị hàng tỷ đồng.

Giờ đây, cây mai chiếu thủy không chỉ để làm đẹp cho ngôi nhà, hay để ngắm nhìn cho vui mắt mà nó còn mang lại thu nhập cao giúp phát triển kinh tế. Một số nhà vườn chuyển sang chơi mai Bonsai có dáng thế độc lạ, giá trị cả trăm triệu đồng phục vụ khách chơi dịp Tết.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) ông Trần Văn Luông, các tác phẩm mai nu bán giá khá cao. Bởi đây là những gốc mai nu đã trồng lâu năm và được tạo dáng độc đáo.

Cũng theo ông Luông, hiện trên địa bàn huyện Gò Công Tây có khá nhiều nông dân trồng mai nu để kinh doanh. Các xã tập trung trồng mai nu mặt khỉ nhiều như: Thạnh Nhựt, Long Vĩnh, Bình Nhì, Vĩnh Hựu và thị trấn Vĩnh Bình.

Nghề trồng mai nu đang phát triển mạnh tại huyện Gò Công Tây. Hiện, tại xã Thạnh Nhựt đã thành lập Tổ hợp tác kinh doanh hoa kiểng làng mai nu Thạnh Nhựt. Ngoài cung cấp cây mai nu giống, tổ hợp tác còn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng hoa, cây kiểng cho nông dân.

Hiện nay, UBND huyện Gò Công Tây đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép cho UBND huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) làm chủ sở hữu thương hiệu “Cây mai chiếu thủy nu Gò Công”.

Qua việc đăng ký thương hiệu cây mai thiếu thủy nu Gò Công giúp cho người dân trồng mai chiếu thủy nu được bảo vệ chính đáng và góp phần quảng bá, nâng cao giá trị cây mai chiếu thủy vùng đất Gò Công.





Nguồn: https://danviet.vn/mai-chieu-thuy-mai-nu-mat-khi-cay-canh-suc-hut-la-ky-trong-thanh-cong-ca-lang-o-tien-giang-trung-20240712182519695.htm

Cùng chủ đề

Lươn đồng Tiền Giang, con động vật chui rúc ngoài ruộng, đem nuôi ở chuồng heo, toàn con to bự

Chỉ hơn 500 m2 đất sản xuất, nhưng với cách nuôi lươn không bùn khoa học, sau 4 năm nuôi lươn trong bể xi măng thả các chùm dây nilon, gia đình anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi...

Con động vật hoang dã tên sâu đầu đen phá cây dừa ở một huyện của Tiền Giang, dân đang diệt trừ

Trước tình hình sâu đầu đen phát triển mạnh gây hại ở một số vườn dừa tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, ngành Nông nghiệp huyện phối hợp các xã có vườn dừa bị phá hại khẩn trương triển khai kế hoạch...

Chào mào đột biến, con động vật quý hiếm, hotboy Tiền Giang nuôi thành công, bán 200 triệu/con.

Sở hữu trang trại nuôi chim chào mào đột biến được xem là trang trại nuôi chim chào mào đột biến đầu tiên và quy mô lớn bậc nhất miền Tây, chàng trai Trần Hữu Vinh (30 tuổi, ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có doanh thu...

Cả làng ở Tiền Giang làm tuyến đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm, dân tha hồ chụp hình

Xây dựng tuyến đường hoa nông thôn mới ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm nâng chất các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là việc duy trì, nâng chất tiêu chí 17 về môi trường và an...

Một tỷ phú Tiền Giang trên làm chuồng nuôi chim tiền tỷ, dưới đào hồ nuôi tôm tiền tỷ, hóa lại hay

Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng bị nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp nhiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề nuôi cá điêu hồng trên lòng hồ đã mang lại thu nhập tốt cho nhiều nông dân. Đặc biệt loại...

Xây tường, đắp bao cát ngăn nước

Liên quan đến bài viết: "Mới đầu tư 2 trạm bơm 30 tỷ đồng, vì sao bến Ninh Kiều ở Cần Thơ vẫn ngập nặng?" đăng tải trên Dân Việt ngày 23/10, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt hôm nay (4/11), bến Ninh Kiều đã được xây thêm tường,...

Ca sĩ Ngọc Châm thấm thía sự thiệt thòi của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Ca sĩ Ngọc Châm sẽ tổ chức liveshow Giai nhân 2 kỷ niệm chặng đường hơn 20 năm ca hát và 10 năm sản xuất chuỗi chương trình "Vàng son một thuở" tôn vinh các nhạc sĩ Việt Nam vào ngày 1/12 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nữ ca...

Hiện trạng khu đất “vàng”, được đề xuất làm công viên dọc bờ sông Sài Gòn

Công viên chạy dọc 1,1km theo sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Hải Phòng có 97 xã nông thôn mới nâng cao, 61 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Tính đến hết tháng 10/2024, Hải Phòng có tổng cộng 97 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, 61 xã NTM kiểu mẫu. Theo kết hoạch, từ nay đến cuối năm, Hải Phòng tiếp tục xét, công nhận 40 xã NTM nâng cao, 31 xã NTM kiểu mẫu. ...

Bài đọc nhiều

Các “ông lớn” ký hợp tác chiến lược, đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Halal

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal. ...

Quảng Ngãi có gần 9.800 hộ cần hỗ trợ nhà ở

An cư cho người nghèo Sau bao năm ở trong ngôi nhà cũ nát, tạm bợ, tháng 6/2024, gia đình chị Lê Thị Kim Liên (43 tuổi, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã có ngôi nhà mới khang trang nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể. Gia đình chị Liên là một trong những hộ nghèo ở xã Đức Phong. Cả 2 vợ chồng đều xuất thân nghèo khổ, không có...

Thêm một hoàn lưu bão mới hình thành, đường đi của bão số 6 sẽ rất khó đoán

Tin bão số 6 (bão Trà Mi) mới nhất, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do chịu tác động cùng lúc của hệ thống không khí lạnh và hoàn lưu bão mới hình thành phía...

Đã có 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật được nhập về Việt Nam trong 9 tháng năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Khởi tố một chủ tàu cá đưa người ra vùng biển nước ngoài đánh bắt thủy sản

Vụ việc do Bộ đội biên phòng tỉnh và Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp điều tra, giải quyết.Bắt chủ tàu cá đưa người sang vùng biển nước ngoài đánh bắt thủy sản trái phépTheo hồ sơ...

Cùng chuyên mục

Hồ nước ngọt đẹp như phim ở Bình Định, nuôi cá đặc sản, cá điêu hồng kiểu gì mà bán sang Nhật Bản?

Cá điêu hồng thơm ngon được nuôi ở hồ Định Bình-một hồ nước ngọt nhân tạo cảnh quan đẹp như phim ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Nghề nuôi cá điêu hồng trên lòng hồ đã mang lại thu nhập tốt cho nhiều nông dân. Đặc biệt loại...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Xây tường, đắp bao cát ngăn nước

Liên quan đến bài viết: "Mới đầu tư 2 trạm bơm 30 tỷ đồng, vì sao bến Ninh Kiều ở Cần Thơ vẫn ngập nặng?" đăng tải trên Dân Việt ngày 23/10, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt hôm nay (4/11), bến Ninh Kiều đã được xây thêm tường,...

Hải Phòng có 97 xã nông thôn mới nâng cao, 61 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Tính đến hết tháng 10/2024, Hải Phòng có tổng cộng 97 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, 61 xã NTM kiểu mẫu. Theo kết hoạch, từ nay đến cuối năm, Hải Phòng tiếp tục xét, công nhận 40 xã NTM nâng cao, 31 xã NTM kiểu mẫu. ...

Heo rừng, con động vật hoang dã mõm dài hơn tai, nuôi thành công ở Kiên Giang, bán 150.000 đồng/kg

Với mong muốn tìm kiếm một hướng đi mới, ông Châu Văn Cuội, ngụ khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đã vay vốn đầu tư mô hình chăn nuôi heo rừng. Nhờ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm ông Cuội đã thu về...

Mới nhất

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO - Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh...

Giảm trừ gia cảnh lạc hậu mà Bộ Tài chính nói chưa thể nâng, quá chạnh lòng!

Tại sao cứ dựa vào biến động chỉ số giá tiêu dùng trong khi ai cũng thấy quy định này gây ra sự lạc hậu trong việc giảm trừ gia cảnh? ...

Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU

Các tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU để chuẩn bị đón đợt thanh tra lần thứ 5 của EC. Thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU (từ 2-12/11), Bộ đội biên phỏng tỉnh Quảng Bình triển khai 4 tổ công tác, các tàu, xuồng...

Mới nhất