Trang chủNewsThời sựMặc "áo giáp" cho vựa lúa - Bài 3: “Trở bộ” trước...

Mặc “áo giáp” cho vựa lúa – Bài 3: “Trở bộ” trước khó khăn, thách thức


Nông dân Hậu Giang thu hoạch khóm. Ảnh: LÝ ANH LAM
Nông dân Hậu Giang thu hoạch khóm. Ảnh: LÝ ANH LAM

Chủ động lên kế hoạch ứng phó

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt xâm nhập mặn theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020. Điều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai cả nhân tai (như vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn…) ngày càng cực đoan, gay gắt.

Để chủ động phòng chống và thích ứng với hạn mặn, thiếu nước, xâm nhập mặn, thành phố đã tập trung làm tốt công tác dự báo, truyền thông thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ đến chính quyền các cấp, để người dân chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Thành phố cũng tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý; xây dựng các kịch bản về ứng phó và thích ứng với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế của từng quận, huyện…

Nhiều địa phương khác cũng đã xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước, các công trình ngăn mặn lớn như hệ thống thủy nông Quản Lộ – Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai, kênh Cái Lớn – Cái Bé, hệ thống đê biển… Bên cạnh đó, tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.

Mô hình sản xuất lúa tôm được xem là mô hình nông nghiệp thông minh, thuận thiên, thích ứng với biển đổi khí hậu. Theo đó, ở vùng sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị xâm nhập mặn, bà con nông dân tận dụng 6 tháng mùa mưa (nước ngọt) để sản xuất luân canh mô hình lúa tôm. Hiện diện tích sản xuất lúa tôm tập trung nhiều tại tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Một số nơi, người dân đã chủ động mua túi bạt trữ nước mưa; nạo vét các kênh, mương, ao, đìa và lót bạt… tích trữ nước. Những mô hình này vừa sống chung được với hạn mặn, vừa gia tăng thu nhập.

Những kiến nghị tâm huyết

Ở góc độ khoa học, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu sâu về hiện trạng, đồng thời đề xuất giải pháp giải quyết thách thức cho ĐBSCL. PGS-TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, đưa ra hướng sử dụng nước mặt hiệu quả, đảm bảo chất lượng thay cho khai thác nước ngầm quá mức như hiện nay. Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, việc chuyển đổi dần từ khai thác nguồn nước ngầm sang nước mặt để phục vụ sinh hoạt là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào chuyển đổi, cần xem xét nguồn nước mặt phải lấy từ đâu, công nghệ xử lý là công nghệ gì? Vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến giá thành cũng như khả năng chi trả của người dân.

“Bên cạnh đó, cũng cần xem xét tính dung hòa, linh hoạt trong tiếp cận 2 nguồn nước mặt và nước ngầm. Nếu vào mùa mưa, nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng tốt thì ưu tiên dùng nước này; còn vào mùa khô, hạn mặn gay gắt, nước mặt bị nhiễm mặn, ô nhiễm thì mới sử dụng nước ngầm ở mức hạn chế nhất có thể”, PGS-TS Lê Anh Tuấn nói.

Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Tháp Hồ Thanh Phương cho biết, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng lộ trình chuyển đổi khai thác từ nước ngầm sang nước mặt. Tỉnh đặt ra mục tiêu, tất cả trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh sẽ không còn khai thác nước ngầm. Việc chuyển đổi này phải đảm bảo 2 tiêu chí là nhà máy cấp nước sử dụng nước mặt và cấp nước đủ số lượng, chất lượng cho người dân sử dụng. Còn theo bà Dương Thị Ngọc Tuyền, Trưởng phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn (Sở TN-MT tỉnh Cà Mau), địa phương đang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương sớm triển khai dự án dẫn nước mặt từ sông Hậu về các tỉnh ven biển và bán đảo Cà Mau, để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân và từng bước thay thế nguồn nước ngầm.

PGS-TS Nguyễn Thị Hồng Điệp (ĐH Cần Thơ) đề xuất, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thích ứng với hạn mặn. Theo đó, hướng dẫn người dân trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong gia đình. Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho người dân canh tác phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng, nghiên cứu, lai tạo giống cây mới chịu hạn, chịu mặn mang lại giá trị kinh tế cao. Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi linh hoạt, vừa đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, trữ ngọt, vừa thực hiện nhiệm vụ tiêu thoát nguồn nước bị ô nhiễm… Cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, địa phương trong hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề ứng phó với tình trạng hạn mặn, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đang rất cấp bách.

Trồng rừng để bảo vệ đất và nước ngầm

Là một trong những địa phương bị sạt lở nhiều nhất, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, 13 năm qua, hơn 350km bờ biển của tỉnh bị sạt lở, hơn 5.200ha đất bị mất, tương đương diện tích của một xã. Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài bờ biển đang tiếp tục bị sạt lở là trên 105km; trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm trên 43km (bờ biển Tây 11km, bờ biển Đông hơn 32km); sạt lở nguy hiểm hơn 62km (bờ biển Tây 22km, bờ biển Đông hơn 40km).

Đại diện Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho rằng, với tốc độ sạt lở rất nghiêm trọng như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì thời gian tới, sạt lở ven biển sẽ tiếp tục làm mất thêm rất nhiều đất, rừng phòng hộ – đây là diện tích đất, cây rừng đã được hình thành qua hàng trăm năm. Nếu để sạt lở tiếp tục tiến sâu vào đất liền thì không chỉ mất thêm đất, mất rừng mà còn nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều công trình hạ tầng đã xây dựng bên trong, buộc phải thực hiện bảo vệ theo tình huống khẩn cấp; khi đó việc xây dựng công trình bảo vệ sẽ rất tốn kém, rất khó khôi phục diện tích đất và cây rừng đã mất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, hiện Cà Mau đã hoàn thành hơn 55km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 1.720 tỷ đồng, 9,2km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện 391 tỷ đồng. Tuy vậy, tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Hiện tỉnh Cà Mau đang xây dựng và triển khai Đề án Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng 177 công trình phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông với kinh phí hơn 31.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, đầu tư xây dựng 30 công trình, với kinh phí trên 6.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030, đầu tư xây dựng 147 công trình, với kinh phí hơn 24.000 tỷ đồng.

Mục đích của đề án nhằm khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng ven biển, rừng phòng hộ ven biển; đầu tư xây dựng tuyến đê biển vừa kết hợp làm đường giao thông, ngăn triều cường, chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở kết hợp trồng rừng, nhằm phục hồi đất rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế cho người dân, khai thác tiềm năng tín chỉ carbon; xây dựng các công trình chỉnh trị sông tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển…

Từ năm 2016 đến nay, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã xuất hiện tổng số 779 điểm sạt lở với tổng chiều dài 1.134km. Trong đó, bờ sông là 666 điểm với chiều dài 744km; bờ biển xuất hiện 113 điểm với 390km. Có 281 điểm với 528km sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần phải xây dựng công trình để bảo vệ; 155 điểm với 306km sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường là 343 điểm với 300km. Thống kê sơ bộ tại 5 địa phương (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau), trong 5 năm (2018-2022), sạt lở đã làm sập, cuốn trôi ít nhất 2.500 căn nhà, làm thiệt hại hơn 304 tỷ đồng, có trên 20.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cần phải di dời.

Nguồn: BỘ NN-PTNT

NHÓM PV





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/mac-ao-giap-cho-vua-lua-bai-3-tro-bo-truoc-kho-khan-thach-thuc-post739714.html

Cùng chủ đề

VATM điều hành an toàn tuyệt đối gần 12 triệu chuyến bay

Kể từ khi chính thức tiếp nhận quyền điều hành phần phía Nam vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (8/12/1994), Tổng công ty Quản lý bay VN (VATM) đã điều hành an toàn tuyệt đối gần 12 triệu chuyến bay. ...

Chạm vào ký ức từ những hoài niệm qua ngôn ngữ thời trang

Khi ta mặc một món đồ, có thể đó không chỉ là vì phong cách, mà còn bởi ý nghĩa và ký ức gắn liền với nó, đó là thông điệp từ bộ sưu tập ( BST) tiền xuân hè 2025 của Thyph Loungewear."Chạm tay vào ký ức" từ chất liệu, kiểu dángPhối đồ hiện đại với yếu tố hoài cổ, kết hợp áo sơ mi cổ điển với quần ống rộng hiện đại, hay sử dụng những...

Váy cưới lụa luôn được tìm kiếm bởi sự sang trọng, tối giản và mềm mại

Năm 2025 đánh dấu một kỷ nguyên mới trong thế giới thời trang váy cưới, đánh dấu bởi...

Cò lúa ở Bạc Liêu có vai trò gì trong trồng lúa, làm sao để cò lúa, thương lái, nông dân vui vẻ?

Thế nhưng, sự gắn kết, cộng đồng trách nhiệm giữa “cò lúa" và nông dân vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và lợi nhuận của nông dân.“Cò lúa" làm giáTheo lời ông Năm Nhỏ (xã Phong...

Cách nào để thu hút nông dân ĐBSCL tham gia trồng lúa phát thải thấp, thu lợi nhuận cao?

Tại hội thảo "Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường" do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp cùng Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Úc (VASEA) tổ chức ngày 17/9, các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện, ông Đặng Hoàng Anh, Chánh Văn phòng UBND huyện Ninh Sơn tiếp làm việc với Đoàn giám...

Nữ sinh chuyên Sư phạm đạt điểm tuyệt đối 1.600 SAT chỉ sau 3 tháng ôn

(Dân trí) - Phạm Đỗ Thái An, lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, vừa nhận kết quả điểm SAT tuyệt đối 1.600 vào tối 20/12. 7h tối, khi đang cùng bạn bè đến thăm thầy chủ nhiệm ốm, Phạm Đỗ Thái An nhận kết quả SAT qua email. Nhìn thấy số điểm 1.600 hiện lên, An run người vì bất ngờ và hạnh phúc. Bạn bè ôm lấy em chúc mừng và trấn an. Đây...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổng kết đợt thi đua

(NLĐO) – Vùng Cảnh sát biển 2 tổng kết đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân. ...

Diễn biến lạ trên thị trường giỏ quà Tết

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa; HLV Kim Sang-sik, thử nghiệm vậy đủ rồi và Giá đắt của tham vọng là 3 bài đáng chú ý ...

THĂNG HẠNG TRẢI NGHIỆM SỐNG TINH HOA CÙNG THẺ VIETCOMBANK VISA INFINITE

Trong những năm gần đây, các thuật ngữ “Quiet luxury” (sự sang trọng thầm lặng), “Unspoken class” (đẳng cấp chẳng cần phô trương) hay “Silent Millionaire” (triệu phú ít người biết đến) đang ngày càng phổ biến trong giới thượng lưu. Đây đều là các phong cách sống theo hướng thể hiện đẳng cấp một cách tinh tế, kín đáo. Thay vì chỉ tập trung chi tiêu cho các sản phẩm...

Mới nhất

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới...

Mới nhất