Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLý do Úc và Canada là những điểm đến được du học...

Lý do Úc và Canada là những điểm đến được du học sinh yêu thích


Lý do Úc và Canada là những điểm đến được du học sinh yêu thích - Ảnh 1.

Trong 5 quốc gia nói tiếng Anh phổ biến, Úc và Canada là những điểm đến du học hàng đầu đối với sinh viên quốc tế, theo nghiên cứu mới nhất

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học

IDP ngày 11.10 công bố báo cáo “Emerging Futures 4” (Nghiên cứu về tương lai phiên bản thứ 4) được thực hiện từ 19.7 đến 21.8 với sự tham gia khảo sát của hơn 10.000 du học sinh tiềm năng, đã ứng tuyển, đang học và đã tốt nghiệp đến từ 98 quốc gia. Nghiên cứu tập trung vào các thị trường du học nói tiếng Anh phổ biến là Mỹ, Úc, Canada, Anh và New Zealand.

Kết quả khảo sát cho thấy, Úc và Canada dẫn đầu về lựa chọn du học với tỷ lệ đều ở mức 25%. Điều này đồng nghĩa cứ 4 sinh viên quốc tế, sẽ có 1 người chọn Úc hoặc Canada làm điểm đến đầu tiên khi quyết định “cất cánh” du học. Những quốc gia xếp sau lần lượt là Anh (22%), Mỹ (19%) và New Zealand (4%).

Cũng theo dữ liệu nghiên cứu, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của du học sinh, gồm giáo dục chất lượng cao (chiếm tỷ lệ cao nhất là 62%); cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp (47%); môi trường an toàn với sinh viên quốc tế (45%); hỗ trợ sinh viên quốc tế (43%); cơ sở giáo dục thu hút (40%); đất nước chào đón người nước ngoài (40%).

Trong đó, Mỹ dẫn đầu về chất lượng giáo dục còn New Zealand ở vị trí cuối trong 5 quốc gia được xếp hạng. Mặt khác, Canada đứng nhất về chính sách thị thực sau khi tốt nghiệp, xếp sau là Úc, cuối cùng là Mỹ. Úc được sinh viên quốc tế đánh giá là có nhiều cơ hội việc làm nhất sau khi tốt nghiệp, đồng hạng 2 là Mỹ và Canada trong khi đó Anh bị xem là có ít cơ hội nhất.

Lý do Úc và Canada là những điểm đến được du học sinh yêu thích - Ảnh 2.

Thứ hạng và điểm số của các quốc gia nói tiếng Anh ở từng hạng mục, lần lượt từ trái qua: cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, chính sách làm việc sau khi tốt nghiệp và chất lượng giáo dục

Lý giải về ngôi đầu của Úc về cơ hội làm việc, bà Catriona Jackson, Giám đốc điều hành Universities Australia, cho biết quốc gia này đang cần nhiều sinh viên quốc tế hơn trước để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra ở mọi mặt của nền kinh tế. “Chính phủ Úc cần có thêm chính sách nhằm tạo điều kiện cho nhiều nhân tài hơn nữa ở lại Úc”, bà Jackson nói với trang The PIE News.

Ông Simon Emmett, Giám đốc điều hành IDP Connect, thì nhìn nhận kết quả khảo sát cảnh báo các quốc gia không nên chỉ dựa vào các bảng xếp hạng ĐH thế giới để thu hút tuyển sinh. “Những thay đổi về chính sách, sự chuyển dịch năng động của các tổ chức giáo dục hay tình hình kinh tế toàn cầu đều có thể tác động đến thứ hạng các quốc gia. Sự cạnh tranh toàn cầu giữa những điểm đến du học vẫn ở mức cao và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là một trong những động lực quan trọng”, ông Emmett cho hay.

“Chân dung” du học sinh Việt

Hồi tháng 9, IDP cũng công bố báo cáo về “chân dung” sinh viên quốc tế của một số thị trường nguồn (source market) phát triển, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, người Việt được cho là không xem khoảng cách hay vị trí địa lý là rào cản khi lựa chọn điểm đến du học, đồng thời mong muốn tiếp cận nền giáo dục tốt nhất, với 72% cho biết nhân tố “chất lượng giáo dục cao” là lý do khiến họ “chốt” điểm đến du học đầu tiên.

Mặt khác, vấn đề an ninh cũng là mối quan tâm lớn đối với du học sinh Việt, thể hiện qua việc 55% người học ưu tiên quốc gia có môi trường an toàn với sinh viên quốc tế. Chưa kể, các yếu tố như có chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế và chào đón người nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 50% và 49%. Điều này khác hoàn toàn so với Trung Quốc hay Philippines vốn cân nhắc nhiều hơn đến cơ hội việc làm.

Lý do Úc và Canada là những điểm đến được du học sinh yêu thích - Ảnh 3.

Phụ huynh, học sinh Việt Nam nghe tư vấn từ đại diện của một trường ĐH top đầu Úc

Về tình hình tài chính, 42% du học sinh Việt cho biết học bổng sẽ tài trợ việc học của họ, trong khi 32% còn lại phải tự túc một phần chi phí học tập. Nguồn tài chính từ phụ huynh cũng đóng vai trò đáng kể. Song, ngân sách cao, gồm học phí và sinh hoạt phí, vẫn là thách thức lớn nhất đối với du học sinh Việt, theo bà Trương Thị Mai Phương, đại diện IDP Việt Nam.

“Vì thế, người Việt chủ yếu tìm học bổng để giải quyết những thách thức này, nhất là giảm học phí”, bà Phương cho hay.

Theo IDP, để thu hút du học sinh Việt, các tổ chức giáo dục có thể cần cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ tài chính cũng như bổ sung nhiều loại học bổng hơn trong chiến lược tuyển sinh của mình. Bởi lẽ, nhiều người học Việt Nam chia sẻ rằng sẽ chọn tổ chức giáo dục nào trao học bổng hoặc trợ cấp có giá trị tốt nhất.



Source link

Cùng chủ đề

Một trường đại học Úc tạm ngưng nhận hồ sơ xin học từ du học sinh, vì sao?

Trong bối cảnh chính phủ Úc dự kiến áp trần tuyển sinh từ đầu năm 2025, một ĐH nước này đang tạm ngưng nhận hồ sơ xin học từ sinh viên quốc tế. ...

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ các điều kiện và chuẩn bị lộ trình du học sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là...

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Ấm áp và thanh lịch cho mùa lạnh với chân váy dài

Chân váy dài mùa lạnh được thiết kế để tối ưu hóa khả năng giữ nhiệt, nhưng không...

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong năm nay, ông Trump (78 tuổi), bắt đầu cố gắng thu hút cử tri trẻ tuổi bằng cách giao lưu với những YouTuber và người dẫn chương trình podcast "anh em", nhiều người trong số họ còn trẻ, rất được lòng thế hệ Z...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Nhà giáo cần được quản lý bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, mô hình quản lý Nhà nước đối với nhà giáo hiện nay khiến bài toán về đội ngũ chưa có lời giải; đồng thời đề xuất, cần thay thế bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực. ...

Mới nhất

Đau mắt đỏ lây như thế nào? Hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm

Đau mắt đỏ không quá nguy hiểm. Nếu chăm sóc mắt đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ lây lan và dễ...

Hanoi Metro vẫn chưa đủ nhân lực vận hành

Sở GTVT Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) khẩn trương tuyển dụng các nhân sự còn thiếu và bảo đảm năng lực của đội ngũ nhân sự trực tiếp tham gia vận hành. ...

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng trên đoạn cao tốc qua xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, chiều từ Hải Phòng đi Hà Nội. Ngày 10/11, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, vào khoảng 7h30 cùng ngày, tại Km68+100 cao tốc Hà Nội-Hải Phòng chạy qua địa bàn...

Giá vé máy bay Tết tăng cao; iPhone 11 giảm 13 triệu

Hiện giá vé máy bay đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Trong khi đó, iPhone 11 được giảm giá khá mạnh, rẻ hơn 13 triệu đồng so với mức niêm yết khi mới ra mắt. Giá vé máy bay Tết tăng cao Dù gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng giá vé máy bay đã tăng...

Mới nhất