Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLý do nhiều cha mẹ "cậy nhờ" ứng dụng hẹn hò

Lý do nhiều cha mẹ “cậy nhờ” ứng dụng hẹn hò

Khi tỷ lệ kết hôn ngày càng giảm, ngành công nghiệp ứng dụng hẹn hò của Trung Quốc đánh vào sự lo lắng ngày càng tăng của các bậc cha mẹ.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Các cặp đôi đến thăm Triển lãm cưới Thâm Quyến vào tháng 3 năm 2023

Các bậc cha mẹ Trung Quốc đang chuyển sang một loạt các dịch vụ mai mối trực tuyến mới, nơi họ có thể tạo hồ sơ hẹn hò và thiết lập những cuộc hẹn hò đầu tiên cho những đứa con chưa lập gia đình của họ.

Hơn 1,5 năm qua, bà Wang Xiangmei, một công nhân đã nghỉ hưu ở Chiết Giang, Trung Quốc, đã sử dụng ba ứng dụng hẹn hò khác nhau để tìm kiếm một người chồng hoàn hảo – không phải cho bản thân mà cho cô con gái 28 tuổi của mình. Trên các ứng dụng, bà Wang, 52 tuổi, đặt ra những tiêu chí cho chàng rể tương lai như: có bằng cử nhân, cao ít nhất 1m73, dưới 33 tuổi, gia đình khá giả, nhân thân tốt, gia đình có truyền thống thương yêu đùm bọc nhau…

Bà Wang tin rằng con gái mình cần gấp một người bạn trai trước khi tất cả những người đàn ông tốt đều bị phụ nữ khác chộp lấy. Cũng theo bà Wang, cô con gái cũng phải sinh con khi bà đủ khỏe để giúp nuôi nấng những đứa trẻ. Tuy nhiên, đến nay, cô con gái FA của bà chưa có động tĩnh gì khiến bà quyết định tự mình giải quyết vấn đề.

Các bậc cha mẹ tuyệt vọng ở Trung Quốc như Wang đang chuyển sang một loạt các nền tảng mai mối trực tuyến mới như Vợ chồng rể hoàn hảo, Mai mối xây dựng gia đình và Mai mối cho cha mẹ, qua đó, các phụ huỳnh tạo hồ sơ để quảng cáo con cái của họ với những người cầu hôn tiềm năng — đôi khi không có sự đồng ý của con cái họ. Sau khi đã mai mối, bố mẹ sẽ làm quen với nhau trước.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Trên các ứng dụng mai mối, các bậc cha mẹ quảng cáo những đứa con chưa lập gia đình của mình cho các bậc cha mẹ khác bằng cách liệt kê tuổi, chiều cao và thu nhập của những đứa trẻ.

Mặc dù các cuộc hôn nhân sắp đặt đã trở nên hiếm hơn ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ ở quốc gia này vẫn sắp đặt cho con cái họ những người bạn đời tiềm năng — thường thông qua những người mai mối chuyên nghiệp hoặc tại các chợ hôn nhân. Những năm gần đây, khi tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm, các bậc cha mẹ lo lắng ngày càng gây áp lực cho con cái của họ – thường là con một do chính sách một con trước đây của Trung Quốc – kết hôn, sinh con và nối dõi tông đường.

Ngành công nghiệp ứng dụng hẹn hò của Trung Quốc đã đánh vào sự lo lắng ngày càng tăng của các bậc cha mẹ bằng cách cung cấp dịch vụ mai mối trực tuyến. Nhiều phụ huynh đã tìm ra các ứng dụng mai mối thông qua quảng cáo trên ứng dụng Douyin – một sản phẩm anh em với TikTok. Người dùng phải trả phí đăng ký để xem hồ sơ và mở khóa thông tin liên hệ. Ví dụ, một gói đăng ký cơ bản trên ứng dụng Perfect In-Laws có mức giá trọn đời 1.299 nhân dân tệ Trung Quốc (181 USD).

Theo thống kê, không rõ có bao nhiêu phụ huynh đang sử dụng các ứng dụng mai mối. Ứng dụng mai mối của công ty trò chơi Perfect World tuyên bố có hơn 2 triệu người dùng và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 53.000 cuộc hôn nhân kể từ khi ra mắt vào năm 2020. Còn ứng dụng của gã khổng lồ hẹn hò trực tuyến Zhenai.com cũng tự hào có hàng triệu người dùng.

So với các ứng dụng hẹn hò nhắm đến giới trẻ, như Tinder hay Momo, nền tảng hẹn hò lớn nhất Trung Quốc, các ứng dụng mai mối dành cho phụ huynh mới chú trọng nhiều hơn đến vấn đề tài chính của người dùng. Thông tin như mức lương, quyền sở hữu xe hơi và tài sản, và nơi làm việc (khu vực nhà nước hoặc tư nhân) được hiển thị nổi bật trên hồ sơ người dùng.

Trung Quốc: Lý do nhiều cha mẹ 'cậy nhờ' ứng dụng hẹn hò
Nền tảng Mai mối cho phụ huynh cũng tổ chức các buổi phát trực tiếp hàng ngày, nơi các bậc cha mẹ gọi điện để thảo luận về hồ sơ của con cái họ với một người mai mối chuyên nghiệp.

Sybil Wu không chia sẻ sự nhiệt tình của mẹ cô đối với quá trình mai mối. Mẹ cô, tuổi 50 và đến từ tỉnh Chiết Giang, đã trả 299 nhân dân tệ (42 USD) cho gói đăng ký một năm trên Parent Matchmaking. Lúc đầu, bà ấy chỉ chơi ứng dụng cho vui, nhưng sớm nhận ra thực sự có thể tìm được ai đó cho cô con gái đang học cao học ở Bắc Kinh. Tiêu chuẩn của mẹ Sybill Wu rất khắt khe: phải đẹp trai, cao ít nhất 175 cm, sinh trước năm 1999, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ và sở hữu một căn hộ.

Sau khi tìm được đối tác tương lai, mẹ của Wu và nhà bạn trai kia đang thảo luận về kế hoạch nghề nghiệp của các con và trao đổi ảnh của chúng trên ứng dụng nhắn tin WeChat. Một số phụ huynh đã hỏi mẹ cô liệu Wu có từng học tại các trường trung học hàng đầu hay không. Những người khác nói họ chỉ muốn những cô gái còn trinh – một yêu cầu mà mẹ cô không chấp nhận.

Wu cho biết đã nhắn tin trò chuyện với người đàn ông mà mẹ cô ấy tìm thấy thông qua ứng dụng, nhưng mối quan hệ không thành. Theo Wu, “Không đời nào thành công. Đó hoàn toàn là việc cha mẹ lựa chọn bố mẹ chồng yêu thích của họ.”

Mâu thuẫn về các ứng dụng mai mối này cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa cách nhìn của những người trẻ tuổi và cha mẹ của họ về hôn nhân. Kailing Xie, trợ lý giáo sư tại Đại học Birmingham, người nghiên cứu về hôn nhân và giới tính ở Trung Quốc, cho biết vì giới trẻ Trung Quốc thường dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ để mua tài sản và nuôi dạy con cái nên cha mẹ muốn đảm bảo con cái họ kết hôn để phục vụ lợi ích tốt nhất của gia đình. Với chính sách một con trước đây của Trung Quốc, nhiều cha mẹ ngày càng thêm lo lắng. “Việc của con cái cũng là việc của cha mẹ vì chúng thường được coi là niềm hy vọng duy nhất của gia đình,” Xie nói.

Nhưng cha mẹ và con cái đôi khi có những kỳ vọng khác nhau về những điều mà hôn nhân nên mang lại. “Các bậc cha mẹ đang cố gắng kiểm soát quá trình lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn vật chất,” Xie nói, “trong khi thế hệ trẻ có thể quan tâm nhiều hơn đến sự thân mật với người khác.”

Trái ngược với thế hệ cha mẹ của họ, những người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ sinh vào những năm 1990 và 2000, ngày càng chọn kết hôn muộn hơn. Năm nay, tỷ lệ kết hôn giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có trong hơn ba thập kỷ. Theo một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2021, khoảng 44% phụ nữ trẻ thành thị ở Trung Quốc được hỏi cho biết không có kế hoạch kết hôn, trong đó nhiều người lo lắng về chi phí tài chính để nuôi nấng gia đình.

Elaine Yang, con gái của Wang Xiangmei, hiện là giáo viên ở thành phố Hàng Châu, cho biết đôi khi cô tranh cãi với mẹ qua điện thoại vì bà không ngừng gây áp lực buộc cô phải kết hôn sớm. Yang nói rằng mặc dù cô đồng cảm với áp lực xã hội mà mẹ cô phải chịu đựng khi có một cô con gái chưa chồng, nhưng hiện tại, cô hạnh phúc với cuộc sống độc thân.

Bất chấp sự phản đối của Yang, mẹ cô đang lên kế hoạch đăng ký các ứng dụng mai mối và sắp xếp cho những người mai mối trực tuyến sắp xếp ngày cho cô. “Tôi không biết những người trẻ tuổi ngày nay có vấn đề gì,” Wang nói. “Tôi đã có con khi tôi 25 tuổi.”





Nguồn

Cùng chủ đề

Người dân tỉnh nào kết hôn sớm nhất?

Tuổi kết hôn lần đầu trung bình của người Việt Nam tính đến năm 2023 là 27,22, nhưng giữa các tỉnh thành con số này có nhiều khác biệt. ...

Tôi là mẹ đơn thân, “trúng số độc đắc” trong tình yêu nhờ ứng dụng hẹn hò

(Dân trí) - Buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi diễn ra ngắn ngủi và ngọt ngào. Đến buổi thứ hai, tôi biết anh chính là người đàn ông của đời mình. Tôi là mẹ đơn thân 30 tuổi. Cuộc sống của tôi xoay quanh cậu con trai một tuổi, cố gắng trở thành người mẹ tốt nhất có thể.Sau một năm độc thân, tôi cảm thấy sẵn sàng để thể hiện bản thân một lần nữa. Tôi đã...

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ Nội vụ nước này. ...

Ngỡ tìm được bạn đời, ai ngờ rước về “ông chủ” chỉ giỏi sai bảo

Trước khi kết hôn, đối phương hứa hẹn rất nhiều, chẳng ngờ đó mới chỉ là một nửa của sự thật. ...

Lướt app hẹn hò để ‘phông bạt’, chẳng mong tìm được tình yêu đích thực

Trong khi ứng dụng hẹn hò chật vật thu phí yêu đương, nhiều người vẫn duy trì việc sử dụng các app này dù không kỳ vọng quá cao về việc tìm kiếm một mối quan hệ nghiêm túc. Và không ít người lên app chỉ để 'phông bạt'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Mới nhất